Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2013-2014 - Đinh Văn Bình

/ Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

- Thế nào là quyền tự do kinh doanh.

- Thuế là gì, ý nghĩa, vai trò của thuế trong nền kinh tế quốc gia.

 - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh và thực hiện pháp luật về thuế.

2. Kỹ năng:

 - Phân biệt hành vi kinh doanh, thuế đúng và trái pháp luật.

 - Vận động gia đình thực hiện tốt kinh doanh và thuế.

3. Tư tưởng:

 - Ủng hộ chủ trương của nhà nước về kinh doanh và thuế, phê phán những hành vi trái pháp luật về kinh doanh và thuế.

II/ Phương pháp:

 - Thảo luận, đàm thoại.

III/ Tài liệu:

 - Luật thuế, tài liệu báo chí.

IV/ Hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kinh doanh là gì? Thế nào là quyền tự do kinh doanh?

3. Bài mới: Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu Kinh doanh là gì? Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Hôm nay chúng ta tìm hiểu phần còn lại của bài 13 để biết: “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.”

 

- HS đọc thông tin thứ 2.

? Em có nhận xét gì về mức thuế của các mặt hàng?

-> Chênh lệch nhau.

- Mức thuế chênh lệch có liên quan đến sự cần thiết của các mặt hàng với đời sống của nhân dân không? Vì sao?

Mức thuế cao là để hạn chế ngành hàng xa xỉ, không cần thiết đối với đời sống nhân dân. Mức thuế thấp khuyến khích sản xuất, kinh doanh mặt hàng cần thiết đến đời sống nhân dân.

-> Để hạn chế ngành hàng xa xỉ, không cần thiết.

-> Khuyến khích sản xuất, kinh doanh những mặt hàng cần thiết.

? Em hiểu thuế là gì? Nêu một số ví dụ về các loại thuế mà em biết?

? Thuế có tác dụng gì?

? Những hành vi nào vi phạm về thuế?

-> GV liên hệ thực tế về các loại thuế VAT, thu nhập.

? Thuế là gì?

 

 

 

 

Vì sao nhà nước ta quy định các mức thuế suất chênh lệch nhau đối với các mặt hàng?( vì lý do nhà nước ta khuyến khích phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích phát triển đối với những ngành, những mặt hàng cần thiết đối với đời sống nhân dân thì miễn thuế hoặc mức thuế thấp, hạn chế một số mặt hàng xa xỉ không cần thiết đối với đời sống nhân dân thì đánh thuế rất cao)

? Tác dụng của thuế?

- Ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội

 

? Trách nhiệm của công dân?

- Phải tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ về kinh doanh và thuế. Phải đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và thuế.

 I/ Đặt vấn đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II/ Nội dung bài học:

3. Thuế: Là một phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những việc chung.

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Tác dụng của thuế:

-Ổn định thị trường

- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

- Đầu tư phát triển kinh tế, văn hoá.

5. Trách nhiệm của công dân.

- Sử dụng đúng quyền tự do kinh doanh

- Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.

- Đấu tranh chống tiêu cực trong kinh doanh và thuế.

4. Đánh giá:

- Làm bài tập 3 SGK / 47 (Câu đúng: c, đ, e.)

5. Hướng dẫn học tập:

- Học nội dung bài học, làm bài tập vào vở

Trách nhiệm của công dân

Xem bài 14 quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2013-2014 - Đinh Văn Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoẻ, luyện tập quân sự. - Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú. - Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tổ chức vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. 1) Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Là suy nghĩ hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó. Cho các ví dụ, hành vi biểu hiện là người có đạo đức, hành vi thể hiện tuân theo pháp luật. 2) Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ với nhau: Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và tình cảm của mỗi người, trong đó có hành vi pháp luật. Người có đạo đức thì biết tự nguyện thực hiện những qui định của pháp luật. 3) Trách nhiệm của bản thân: Học tập, lao động tốt. Rèn luyện đạo đức, tư cách. Quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và xã hội. Nghiêm túc thực hiện pháp luật, trong đó đặc biệt Luật giao thông đường bộ Tuần 35: Soạn ngày: 06/05/2014. Tiết 34: Dạy ngày: /05/2014. KIỂM TRA HỌC KỲ 2 TRƯỜNG THCS EAPHÊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II. Đề: 2 MÔN: GDCD . KHỐI:9 Hoï vaø teân........................................... Thöù.....ngaøy.... thaùng.....naêm 2014. Lớp: 9A. ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY GIÁO, CÔ GIÁO: Đề ra: Câu 1: (2 điểm) Lao động là gì? Ý nghĩa của lao động? Câu 2: (1.5 điểm) Thế nào là sống có đạo đức? tuân thủ pháp luật? Câu 3: (3.5 điểm) Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách nào? Vì sao nhà nước qui định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội? Câu 4: Bài tập: (3 điểm) “ Bình- 14 tuổi- học sinh lớp 9, ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố để đi học. Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Bình không dừng lại, phóng vượt qua mà chẳng may va vào bà Hoa- người đi đúng phần đường của mình, làm cả hai cùng ngã và bà Hoa bị thương năng” Hãy nhận xét hành vi của Bình. Nêu các vi phạm pháp luật mà Bình đã mắc và trách nhiệm của Bình trong các sự việc trên ./. BÀI LÀM: . ĐÁP ÁN KIỂM TRA GDCD 9 HỌC KÌ II (Đề 2) Câu 1 (2 đ) (1đ) – Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội (1đ) – Ý nghĩa: Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đát nước và nhân loại. Câu 2 (1.5đ) (1 đ) – Sống có đạo đức có suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội, biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung, biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ, lấy lợi ích của xã hội của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó. (0.5đ) – Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật Câu 3 (3.5đ) Công dân có quyeenft ham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách: (1 đ) – Trực tiếp tham gia vào các công việc của nhà nước bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước (1 đ) – Gián tiếp tham gia thông qua đại biểu nhân dân (Ví dụ: đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp) để họ kiến nghị lên các cơ quan thẩm quyền giải quyết (1.5đ) – Nhà nước qui định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội vì: Nhà nước đảm bảo và không ngừng tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình. Công dân có quyền và trách nhiệm tham gia vào các công việc của nhà nước, của xã hội để đem lại lợi ích cho xã hội và cho bản thân. Câu 4 (3đ) (0.5đ) – Hành vi của Bình là sai trái đối với qui định của pháp luật (1đ) – Các hành vi mà Bình mắc phải: đi xe máy khi chưa đủ tuổi theo qui định, vượt đèn đỏ gây hậu quả làm bà Hoa bị thương nặng. (1.5đ) – Trách nhiệm của Bình trong việc nầy: Bình và gia đình Bình xin lỗi bà Hoa và có trách nhiệm bồi thường, chăm sóc cho bà Hoa. Bình bị xử phạt hành chính theo qui định của pháp luật MA TRÂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: GDCD Lớp 9 (Đề 2) Năm học 2013- 2014 NỘI DUNG Kiến thức cần đạt Các cấp độ tư duy Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Biết được quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Câu 1 2. điểm 2.điểm Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân Hiểu được quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân Câu 3 3.5 điểm 3.5điểm Sống có đạo đức tuân thủ theo pháp luật Biết sống có đạo đức tuân thủ theo pháp luật Câu 2 1.5 điểm 1.5điểm Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân Chấp hành được pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân Câu 4 3 điểm 3.điểm Tổng số câu hỏi 2 1 1 4 Tổng số điểm 3.5đ 3.5đ 3đ 10đ Tỉ lệ 35% 35% 30% 100% TRƯỜNG THCS EAPHÊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II. Đề: 1 MÔN: GDCD . KHỐI:9 Hoï vaø teân........................................... Thöù.....ngaøy.... thaùng.....naêm 2014. Lớp: 9A. ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY GIÁO, CÔ GIÁO: I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất . Câu 1: Độ tuổi được kết hôn theo quy định của pháp luật là: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Nam từ 22 tuổi trở lên, nữ từ 20 tuổi trở lên. Nam, nữ từ 18 tuổi trở lên. Nam nữ từ 20 tuổi trở lên. Câu 2: Hành vi nào sau đây là vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh? Kê khai đúng số vốn. Kinh doanh đúng những mặt hàng ghi trong giấy phép. Nộp thuế đúng quy định. Buôn bán hàng giả, hàng nhập nhập lậu. Câu 3: Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội của mình: Người từ đủ 14 tuổi trở lên. C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên. Người từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Không phân biệt độ tuổi. Câu 4: Quyền nào sau đây là quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội? Quyền tự do tín ngưỡng. B.Quyền tự do kinh doanh. C. Quyền lao động. D.Quyền bầu cử đại biểu Quốc hộiHội đồng nhân dân các cấp. Câu 5: Hãy xác định hành vi vi phạm Luật lao động của người sử dụng lao động: Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho người lao động. Trả lương không đúng theo hợp đồng. Đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Mua bảo hiểm y tế cho người lao động. Câu 6: Đối với mỗi công dân thì nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc phải được thực hiện khi nào? A. Tổ quốc thực sự lâm nguy B. Tổ quốc bị xâm lăng C. Khi nổ ra chiến tranh D. Cả trong thời bình và thời chiến II. TỰ LUẬN: (7 điểm). Câu 1: (2 điểm) Thuế là gì? Tại sao Nhà nước ta quy định các mức thuế suất khác nhau đối với các mặt hàng? Câu 2: (3 điểm) Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngày từ bây giờ em cần phải làm gì ? Câu 3: (2 điểm) Ban quản lí thị trường kiểm tra thấy trong cửa hàng của bà T có bán tới 10 loại hàng, trong khi giấy phép kinh doanh của bà T có chỉ có 7 loại hàng: - Bà T có vi phạm quy định về kinh doanh không? Nếu có thì đó là vi phạm gì? BÀI LÀM: . . . ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 I. TRẮC NGHIỆM (4điểm). Mỗi câu đúng 0.5 điểm CÂU 1 2 3 4 5 6 ĐÁP ÁN A D A D B D I. TỰ LUẬN: (7 điểm). Câu 1: (2 điểm) a. Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung như: an ninh, quốc phòng, trả lương cho cán bộ công chức, xây dựng trường học, bệnh viện, làm đường sá, cầu cống b. Nhà nước ta quy định các mức thuế suất khác nhau đối với các mặt hàng vì: - Khuyến khích phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu hàng hóa. - Khuyến khích sản xuất những ngành, mặt hàng cần thiết đối với đời sống nhân dân; hạn chế một số ngành, mặt hàng xa xỉ, không cần thiết. Câu 2: (3 điểm) a. Lao động là quyền vì: - Mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. b. Lao động là nghĩa vụ vì: - Mọi công dân có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. c. Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngày từ bây giờ em cần: - Cố gắng tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, học tập thật tốt. - Tham gia các hoạt động lao động tại trường, lớp. - Giúp đỡ cha mẹ làm những việc nhẹ phù hợp lứa tuổi tại gia đình. - Định hướng nghề nghiệp cho bản thân Câu 3: ( 2 điểm) a. Bà T có vi phạm những quy định về kinh doanh. b. Bà T vi phạm: Kinh doanh không đúng những ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép đăng kí kinh doanh. II. THIẾT LẬP MA TRẬN : Møc ®é Chñ ®Ò Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL TN TL 1. Quyền tự do kinh doanh.và nghĩa vụ đóng thuế. Câu 2 Hành vi vi phạm về kinhdoanh Câu1Khái niệm, nhà nước quy định những mức thuế Câu 3Xử lí tình huống Số câu: Số điểm:Tỉ lệ:% Số câu 1 Sốđiểm0.5 :TL5% Số câu :1 Sốđiểm2:20% Số câu : 1 Sốđiểm:1:10% 3 câu 4.5đ:40,5% 2.Quyền và nghĩa vụ của công dân tronghôn nhân Câu 1Quyđịnh của pháp luật về hôn nhân Số câu: Số điểm:Tỉ lệ:% Số câu 1 Sốđiểm0.5: 5% 1câu 0.5đ 5% 3.Quyền tham gia quản lí NN và Xh của công dân Câu 4 Nhận biết về quyền tham gia quản lí nhà nước Số câu: Số điểm:Tỉ lệ:% Sốcâu:1 Sốđiểm0.5: 5% 1 câu 0.5đ 5% 4.Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân C3,7 Hiểu về các hành vi vi phạm pháp luật Số câu: Số điểm:Tỉ lệ:% Số câu :2 Sốđ 1,5:15% 2câu ,15đ. 15% 5.Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Câu5 biết về biểu hiện của quyền và nghĩa vụ lao động Câu 2Hiểu,liên hệ bản thân Số câu: Số điểm:Tỉ lệ:% Sốcâu:1 Sốđiểm:0.55% Số câu :1 Sốđiểm:3: 30% 3câu 3.5đ 35% 6.Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc Câu 6 Hiểu nghĩa vụ của công dân Số câu: Số điểm:Tỉ lệ:% Sốcâu:1 Sốđiểm0.5:5% 1 câu 0.5đ 5% Tổng số câu Số câu: Số điểm:Tỉ lệ: 4câu 2đ :20% 3câu 2đ:20% 1 câu 2 đ:20 % 2 câu 4 đ:40% 10 câu 10 đ:100%

File đính kèm:

  • docGDCD 9 HKIIHOAN CHINH.doc
Giáo án liên quan