Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Chủ điểm tháng 4: Hòa bình và hữu nghị

A/- MỤC TIU : Giúp học sinh:

- Hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc, biết một số di sản văn hóa và di tích lịch sử của quê hương đất nước.

- Biết vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các kĩ năng chung sống ở mọi nơi, mọi lúc trên tinh thần thân thiện, hợp tác và hòa bình.

- Biết tỏ thái độ đồng tình với những cách ứng xử có văn hóa trong đời sống hàng ngày, và phê phán những thái độ, cách ứng xử thiếu văn hóa, không thân thiện.

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Chủ điểm tháng 4: Hòa bình và hữu nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần bảo vệ các di sản, di tích lịch sử đó. 2.Hình thức hoạt động : - Thi trình bày kết quả sưu tầm các tài liệu viết về di sản, di tích lịch sử. - Vui văn nghệ. III/- Chuẩn bị hoạt động: 1.Về phương tiện hoạt động: - Các tư liệu tranh ảnh, bài viết, bài thơ ca dao tục ngữ về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước. - Một số câu hỏi phục vụ cho cuộc thi. 2.Về tổ chức: - GVCN nêu yêu cầu, nội dung hoạt động và định hướng cách tổ chức. - Hướng dẫn HS cách sắp xếp và sưu tầm các tư liệu thu thập được. - GVCN sưu tầm một số câu hỏi thi tìm hiểu theo chủ đề hoạt động này. - Cùng với HS xây dựng cuộc thi. - Cử người ĐK chương trình. - Cử ban giám khảo cuộc thi. - Chuẩn bị một vài bài hát truyện kể. IV/- Tiến hành hoạt động: Người thực hiện Nội dung thực hiện Hoạt động 1: TUYÊN BỐ LÝ DO Người điều khiển Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình, BGK, các đội dự thi. Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁC DI SẢN VĂN HÓA Người điều khiển Các đội BGK -Từng tổ trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình trong 3 phút. Khi trình bày nên nói theo thứ tự: Tên di sản, di tích lịch sử, địa điểm, ý nghĩa của di sản đó. -Thi tìm hiểu: -Cử hai đội, mỗi đội 5 đến 10 HS và phân công một bạn làm đội trưởng. -Sau lệnh của người ĐK, đội trưởng mỗi đội lên bốc thăm câu hỏi. Từng đội chuẩn bị trả lời. Đọc to câu hỏi và trả lời rõ ràng. -Nếu đội nào trả lời chưa đúng hoặc chưa đủ, BGK có thể mời HS ở dưới trình bày ý kiến của mình. Sau đó BGK công bố điểm của hai đội. Hoạt động 3: CÔNG BỐ KẾT QUẢ – KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG Ban giám khảo GVCN -BGK công bố kết quả của từng đội và phát thưởng (nếu có) -Nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia của HS. -Rút kinh nghiệm về khâu chuẩn bị về cách điều khiển của cán bộ lớp và cách tham gia của HS. Hoạt động 2: TÌNH ĐỒN KẾT HỮU NGHỊ I/- Yêu cầu: Giúp học sinh: - Hiểu được tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo nên sức mạnh, sẽ duy trì và phát triển được nền hoà bình trên hành tinh từ đó nhận thức được trách nhiệm của môĩ người phải vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị - Tôn trọng tình đoàn kết hữu nghị, có tình cảm và có ý thức sẵn sàng hợp tác với nhau trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ thân thiện trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau II/- Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: - Đoàn kết hữu nghị là gì ? - Tình đoàn kết hữu nghị sẽ duy trì và phát triển nền hoà bình như thế nào ? - Vì sao phải có tình đoàn kết hữu nghị - Làm thế nào để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị ? 2.Hình thức hoạt động : - Tọa đàm - Biểu diễn hát múa. - Kể chuyện, đọc hoặc ngâm thơ. III/- Chuẩn bị hoạt động: 1.Về phương diện hoạt động: - Tranh ảnh, bài hát, bài thơ, câu chuyện ....ca ngợi tình đoàn két hữu nghị . Một số câu hỏi dành cho thảo luận 2. Về tổ chức: - GVCN soạn một số câu hỏi chuẩn bị cho hoạt động - Cử BGK, người dẫn chương trình. - Phân công trang trí lớp. IV/- Tiến hành hoạt động: Người thực hiện Nội dung thực hiện Hoạt động 1: TUYÊN BỐ LÝ DO Người điều khiển Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình, Hoạt động 2: TỌA ĐÀM Người điều khiển Các tổ -Nêu câu hỏi thảo luận: + Em hiểu thế nào là tình doàn kết hữu nghị ? + Nếu mỗi người chúng ta đều có ý thức đoàn kết hữu nghị và hợp tác thì sẽ có tác dụng như thế nào cho gia đình, cho cộng đồng, cho dân tộc ? + Cần phải làm gì để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị ? + Thử phác thảo một kế hoạch của tổ trong việc xây dựng tình đoàn kết hữu nghị ? Hoạt động 3: VĂN NGHỆ Người điều khiển Các tổ -Các đội chuẩn bị các tiết mục văn nghệ của tổ mình. -Lần lượt các tổ biểu diễn tiết mục của tổ mình. Hoạt động 4: KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG GVCN Người điều khiển - Tổng kết đưa ra các thông tin cơ bản cần thiết nhất của hoạt động -Nhận xét thái độ tham gia. -Công bố kết thúc, cảm ơn đại biểu. C/- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG: GVCN : Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. CHỦ ĐIỂM THÁNG 5 : BÁC HỒ KÍNH YÊU A/- MỤC TIÊU : Giúp học sinh: - Hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc, biết một số di sản văn hóa và di tích lịch sử của quê hương đất nước. - Biết vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các kĩ năng chung sống ở mọi nơi, mọi lúc trên tinh thần thân thiện, hợp tác và hòa bình. - Biết tỏ thái độ đồng tình với những cách ứng xử có văn hóa trong đời sống hàng ngày, và phê phán những thái độ, cách ứng xử thiếu văn hóa, không thân thiện. B/- CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: Hoạt động 1: TÌM HIỂU NHỮNG LỜI DẠY CỦA BÁC VỚI THIẾU NHI I/- Yêu cầu: Giúp học sinh: - Hiểu được những lời dạy, những mong muốn và tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi. - Tự hào, trân trọng và ghi nhớ lời Bác Hồ dạy. - Xác định trách nhiệm của HS trong việc góp phần thực hiện di chúc của Bác Hồ. II/- Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: - Những lời dạy ân cần của Bác - Các tư liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện về Bác Hồ kính yêu. - Các bài hát về Bác kính yêu. 2.Hình thức hoạt động : - Thảo luận phát biểu cảm tưởng - Báo cáo kết quả tìm hiểu III/- Chuẩn bị hoạt động: 1.Về phương tiện hoạt động: - Báo cáo kết quả sưu tầm những lời Bác Hồ dạy, truyện ngắn nói lên tình cảm và sự quan tâm của Bác đối với thiếu nhi - Bài phát biểu cảm tưởng - Một số bài hát 2.Về tổ chức: - GVCN xây dựng nội dung chương trình thảo luận . - Hướng dẫn HS cách sắp xếp và sưu tầm các tư liệu thu thập được. - Tập hợp các báo cáo sưu tầm , lựa chọn một số bài viết hay... - Phân công người điều khiển chương trình - Cử nhóm trang trí lớp IV/- Tiến hành hoạt động: Người thực hiện Nội dung thực hiện Hoạt động 1: TUYÊN BỐ LÝ DO Người điều khiển Cả lớp Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình, giới thiệu BGK Hát 1 bài hát tập thể về Bác Hoạt động 2: TRÌNH BÀY KẾT QUẢ Người điều khiển Các tổ BGK Cho các tổ trình bày kết quả sưu tầm. -Từng tổ trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình : tư liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện, lời dạy ân cần của Bác. - Nhận xét , đánh giá kết quả sưu tầm của các đội Hoạt động 3: THẢO LUẬN Người điều khiển Nêu các câu hỏi để các bạn cùng tham gia thảo luận + Bạn hãy nêu ý kiến của bạn về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi như thế nào? + Bạn có suy nghĩ gì về Bác? + Trong thư nói về công tác Trần Quốc Toản, Bác Hồ có gợi ý thiếu nhi cách lập các tổ chức nhỏ tuổi? Tại sao Bác lại có gợi ý đó? + Bạn hãy cho biết tình cảm và sự quan tâm của Bác đối với thiếu nhi ra sao? + Để thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và thực hiện tốt nhiệm vụ học tập em phải làm gì? Hoạt động 4: KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG Người điều khiển GVCN -Tổng kết hoạt động -Nhận xét thái độ tham gia. -Công bố kết thúc, cảm ơn đại biểu. Hoạt động 2: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY 19 - 5 I/- Yêu cầu: Giúp học sinh: - Biết thêm nhiều bài hát, bài thơ về Bác Hồ để bổ xung cho vốn hiểu biết của mình - Rèn luyện kĩ năng tham gia hoạt động văn nghệ - Tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho những ngày cuối năm học. II/- Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: - Những bài hát ca ngợi công lao của Bác Hồ, ca ngợi tình cảm thân thiết của Bác Hồ đối với dân tộc, với thanh niên : lòng biết ơn và tự hào của người dân đối với Bác Hồ kính yêu 2.Hình thức hoạt động : - Thi hát theo tổ - Biểu diễn cá nhân III/- Chuẩn bị hoạt động: 1.Về phương diện hoạt động: - Bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ - Phần thưởng 2. Về tổ chức: - Cán bộ lớp phổ biến yêu cầu, nội dung cần chuẩn bị và phân công nhiệm vụ cho từng tổ - Tổ có nhiệm vụ chọn lựa các bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ - Phân công người điều khiển chương trình, nhóm chuẩn bị hoa có ghi tên các bài hát bài thơ. - Cử ban giám khảo IV/- Tiến hành hoạt động: Người thực hiện Nội dung thực hiện Hoạt động 1: TUYÊN BỐ LÝ DO Người điều khiển Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình, Ban giám khảo, các đội dự thi. Hoạt động 2: THI VĂN NGHỆ Người điều khiển Các tổ Các tổ Ban giám khảo Cả lớp -Giới thiệu chương trình bắt đầu. -Các đội chuẩn bị các tiết mục văn nghệ của tổ mình. -Lần lượt các tổ biểu diễn tiết mục của tổ mình. -BGK đánh giá cho điểm từng tiết mục của từng tổ. -Kết thúc chương trình biểu diễn hát tập thể bài : “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Hoạt động 3: CÔNG BỐ KẾT QUẢ – KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG Ban Giám khảo Người điều khiển GVCN Người điều khiển -Công bố kết quả của từng đội thi. -Nhận xét chung, đánh giá, phát thưởng. -Nhận xét thái độ tham gia. -Công bố kết thúc, cảm ơn đại biểu. C/- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG: GVCN : Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.

File đính kèm:

  • docTHANG4-5 HDNG LOP 7.doc