Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa năm 2014

I/ Mục tiêu :

1/ Kiến thức :

-Nêu được thế nào là di sản văn hóa.

-Kể được một số di sản văn hóa ở nước ta.

 -Hiểu được ý nghĩa của di sản văn hóa.

-Kể được những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.

2/Kĩ năng:

 -Nhận biết các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa ; biết đấu tranh, nhăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm xử lí .

 -Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hóa phù hợp với lứa tuổi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2135 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25,26 NS :24/1/2014 Tiết : 24,25 ND: 11/2/2014 Bài 15 BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA I/ Mục tiêu : 1/ Kiến thức : -Nêu được thế nào là di sản văn hóa. -Kể được một số di sản văn hóa ở nước ta. -Hiểu được ý nghĩa của di sản văn hóa. -Kể được những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa. 2/Kĩ năng: -Nhận biết các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa ; biết đấu tranh, nhăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm xử lí . -Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hóa phù hợp với lứa tuổi. Các KNS cơ bản được giáo dục Phương pháp -Kĩ năng phân tích, so sánh về sự giống nhau và khác nhau giữa di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể. -Kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến di sản văn hóa. -Kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất biện pháp giữ gìn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, -Kĩ năng hợp tác, đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia bảo vệ di sản văn hóa. -Đàm thoại . - Nêu vấn đề. -Thảo luận nhóm. -Trò chơi. 3/Thái độ : Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hóa của quê hương đất nước. II/ Chuẩn bị của GV và HS: 1/ Chuẩn bị của GV: -Chuẩn kiến thức GDCD. Tranh ảnh về di sản văn hóa. Liên hệ DTLS ở địa phương. 2/ Chuẩn bị của GV và HS: +Trả lời gợi ý SGK. + Tìm hiểu phần nội dung bài học . + Hãy kể 1 vài di sản văn hóa mà em biết . + Hãy kể các việc làm bảo vệ di sản văn hóa. + Hãy sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hóa. III/ Các hoạt động dạy- học : 1/ Ổn định : (1 phút). 2/ Kiểm tra bài cũ :( 15’) Kiểm tra 15 phút. 3/ Bài mới : Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung TIẾT 1: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (4’) -Nêu câu hỏi : Vào các dịp tết, lễ, hè các em thường được gia đình đưa đi đâu để tham quan ? Ao bà Om là thắng cảnh miền tây, đền thờ Bác,là những di sản văn hóa của Việt Nam . Để hiểu thêm về vấn đề này, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm di sản văn hóa: (15’) a.Phương pháp: Quan sát, nêu vấn đề, phân tích, đàm thoại. b.Cách tiến hành: -Yêu cầu Hs quan sát tranh SGK trang 47-48. -Nêu câu hỏi: Em hãy nhận xét về các bức tranh trên? Mĩ Sơn, Bến nhà rồng là, Vịnh Hạ Long tồn tại dưới dạng gì ? Em hãy nêu các di sản văn hóa khác của việt Nam tồn tại không phải là một vật thể phục vụ đời sống tinh thần. Các sản văn hóa có điểm chung là gì? Nhận xét, chốt ý : Di sản văn hóa là gì ? kết luận:Những di sản văn hóa vật thể lưu truyền, lưu giữ bằng cách tôn tạo, sử dụng hợp lí không làm nó biến dạng. Di sản văn hóa phi vật thể lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết lưu truyền bằng truyền miệng . Chúng đều có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ này qua thế hệ khác. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS biết một số di sản văn hóa nước ta: (10’) a.Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích, đàm thoại. b.Cách tiến hành: -Nêu câu hỏi: Hãy kể một số di sản văn hóa vật thể ở nước ta. Hãy kể một số di sản văn hóa phi vật thể ở nươc ta. Việt Nam có những di sản văn hóa vật thể nào được công nhận là di sản văn hóa thế giới? Việt Nam có những di sản văn hóa phi vật thể nào được công nhận là di sản văn hóa thế giới? -Nhận xét, kết luận: Một số di sản văn hóa ở Việt Nam : Trống đồng Đông Sơn, Ao bà om, đền thờ Bác,Áo dài, lễ hội đền Hùng, múa rối nước, .. -Yêu cầu Hs trình bày tranh về di sản văn hóa đã sưu tầm được. - Trình bày tranh về di sản văn hóa TIẾT 2: Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của di sản văn hóa; (15’ ) a.Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích, đàm thoại. b.Cách tiến hành: -Nêu câu hỏi : Bến nhà rồng, đền Hùng, đền thờ Bác,..có ý nghĩa như thề nào? Nghề trồng lúa nước, bí quyết nghề thủ công truyền thống co ý nghĩa như thế nào? Các lễ hội có ý nghĩa như thế nào? Di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển nền văn hóa Việt Nam? Di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới? Tích hợp bảo vệ môi trường: Bảo vệ di sản văn hóa có liên quan gì đến bảo vệ môi trường ? Kết luận: Di sản văn hóa là tài sản quí giá của dân tộc, đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Một số di sản văn hóa Việt Nam được công nhận là di sản thế giới để được tôn vinh giữ gìn như những tài sản quí giá của nhân loại. Vì vậy chúng ta cần biết giữ gìn. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa. (25 phút ) a.Phương pháp: Phân tích, đàm thoại, nêu vấn đề. b.Cách tiến hành: -Nêu câu hỏi : Theo qui định của pháp luật chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm gì ? -Nêu tình huống : Em sẽ làm gì khi thấy có người đang vứt rác bừa bãi ở khu di tích lịch sử ? Nhận xét, chốt ý : bảo vệ di sản văn hóa là trách nhiệm của mọi công dân . Cần đấu tranh ngăn chặn hành vi xâm hại di sản văn hóa. Tham gia các hoạt động tôn tạo, giữ gìn di sản văn hóa phù hợp với lứa tuổi. Tôn trọng, tự hào về các di sản văn hóa của quê hương, đất nước . -Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập a, b SGK . -Nhận xét, đưa ra đáp án đúng. Bảo vệ di sản văn hóa phát hiện kịp thời sự xuống cấp, hư hỏng của di tích và báo cho cơ quan chức năng biết; giúp những người có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn hành vi xâm hại di sản văn hóa; tôn trọng tự hào về di sản văn hóa của quê hương ; tìm hiểu di sản văn hóa, phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật, giới thiệu di sản văn hóa của đất nước cho nhiều người cùng biết, phê phán hành vi chê bai, coi thường di sản văn hóa của dân tộc. -Suy nghĩ, phát biểu. → Ao bà Om, đền thờ Bác, - Quan sát tranh SGK trang 47-48. -Suy nghĩ, phát biểu. → Mĩ Sơn, Bến nhà rồng, Vịnh Hạ Long là các di sản văn hóa của Việt Nam. →Chúng tồn tại dưới dạng là một vật thể gọi là di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất. →Múa rối nước, hát quan họ, lễ hội,..gọi là di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần. →Các di sản văn hóa có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ này qua thế hệ khác. HS trả lời cá nhân -Suy nghĩ, phát biểu. →Trống đồng Đông Sơn, Ao bà om, đền thờ Bác, →Áo dài, lễ hội đền Hùng, múa rối nước, .. →Hội An, Cố đô Huế, Mỹ Sơn, Phong nha kẻ bang, hoàng thành thăng long , Vịnh hạ long. →Nhã nhạc cung đình huế, cồng chiêng tây nguyên, quan họ, ca trù, Đàn ca tài tủ -Lắng nghe. -Suy nghĩ, phát biểu . →Thể hiện công đức tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. →Thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trong các lĩnh vực. →Thể hiện truyền thống của dân tộc. → Thể hiện truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trong các lĩnh vực. → HS suy nghĩ trả lời -Suy nghĩ, phát biểu : Nhắc nhở, khuyên nhủ hoặc báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí về những người có hành vi xâm phạm di sản văn hóa, làm vệ sinh khu vực di tích, danh lam thắng cảnh Bài tập a: *Hành vi bảo vệ di sản văn hóa: 3,7,8,9,11,12 *Hành vi phá hoại di sản văn hóa: 1,2,4,5,6,10,13 Bài tập b: Em không đồng tình với quan niệm khắc tên lên vách đá ở Vịnh Hạ Long vì làm như thế sẽ làm sai lệch di sản văn hóa. 1/ Khái niệm: Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể; là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ này qua thế hệ khác. * Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, bí quyết nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống,.. * Di sản văn hóa vật thể bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 2/ Ý nghĩa của di sản văn hóa: +Đối với sự phát triển nền văn hóa Việt Nam : Di sản văn hóa là tài sản quí giá của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trong các lĩnh vực. +Đối với thế giới : Di sản văn hóa Việt Nam đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Một số di sản văn hóa Việt Nam được công nhận là di sản thế giới để được tôn vinh giữ gìn như những tài sản quí giá của nhân loại. 3/Qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa: -Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sỡ hữu di sản văn hóa . - Chủ sỡ hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa. -Nghiêm cấm hành vi : + Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa. +Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa. +Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ. +Xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử -văn hóa, danh lam thắng cảnh. +Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử -văn hóa, danh lam thắng cảnh. +Đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài. + Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa để thực hiện hành vi trái pháp luật . 4/ Củng cố: (3 phút) Yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi : - Di sản văn hóa là gì ? Hãy nêu tên 1 vài di sản văn hóa ở nước ta. - Hãy nêu 1 vài việc làm bảo vệ di sản văn hóa . 5/ Dặn dò : (2 phút) -Học bài , làm bài tập còn lại . - Chuẩn bị bài 12 đến 15 kiểm tra một tiết . Duyệt Cô Thành phận

File đính kèm:

  • docTuần 25,26 Bảo ve di san van hoa.doc
Giáo án liên quan