Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Bài 9: Kính trọng, biết ơn người lao động

I.Mục tiêu:

1.Về kiến thức: Giúp học sinh:

 -Hiểu được mọi của cải trong xã hội có được là nhờ những người lao động

 -Hiểu sự cần thiết phải kính trọng, biết ơn người lao động, dù đó là những người lao động bình thường nhất.

2.Về kỹ năng:

 -Có những hành vi văn hóa, đúng đắn với những người lao động.

3.Về tình cảm, thái độ:

 -Kính trọng người lao động

 -Đồng tình, noi gương những bạn có thái độ đúng đắn với người lao động. Không đồng tình với những bạn chưa có thái độ đúng với người lao động.

 

doc10 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 24915 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Bài 9: Kính trọng, biết ơn người lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 và 20: BÀI 9 KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG I.Mục tiêu: 1.Về kiến thức: Giúp học sinh: -Hiểu được mọi của cải trong xã hội có được là nhờ những người lao động -Hiểu sự cần thiết phải kính trọng, biết ơn người lao động, dù đó là những người lao động bình thường nhất. 2.Về kỹ năng: -Có những hành vi văn hóa, đúng đắn với những người lao động. 3.Về tình cảm, thái độ: -Kính trọng người lao động -Đồng tình, noi gương những bạn có thái độ đúng đắn với người lao động. Không đồng tình với những bạn chưa có thái độ đúng với người lao động. II.Tài liệu và phương tiện: Sách giáo khoa Đạo đức, VBT Đ Đ 4 Mỗi HS 3 tấm bìa màu: Xanh, đỏ, vàng. Tranh vẽ minh họa Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về người lao động. Bảng phụ, giấy, bút Tiết 19: Ngày dạy: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 1) HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Bài cũ: Yêu lao động Em mơ ước khi lớn lên sẽ làm nghề gì? Vì sao em lại yêu thích nghề đó? Tại sao mọi người dều phải lao động? Bài mới:KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG Hoạt động 1: Giới thiệu nghề nghiệp bố mẹ em GV yêu cầu mỗi HS tự đứng lên giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình cho cả lớp cùng nghe. -Nhận xét, giới thiệu bài: Bố mẹ của mỗi bạn trong lớp chúng ta đều là những người lao động, làm các công việc ở những lĩnh vực khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bố mẹ của các bạn HS lớp 4 A làm những công việc gì qua câu chuyện “Buổi học đầu tiên” Hoạt động 2: Phân tích truyện “Buổi học đầu tiên” -Kể câu chuyện “Buổi học đầu tiên” (Từ đầu cho đến “rơm rớm nước mắt”). -Chia lớp thánh 6 nhóm. -Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi sau: 1. Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình? 2.Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao? -Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm. -Kể phần còn lại của câu chuyện. Kết luận: Tất cả người lao động, kể cả những người lao động bình thường nhất, cũng cần được tôn trọng. Hoạt động 3: Kể tên nghề nghiệp (BT 1 SGK/ 29) Kể tên nghề nghiệp: Yêu cầu lớp chia thành 2 dãy. Trong 2 phút, mỗi dãy phải kể được những nghề nghiệp của người lao động (không được trùng lặp) mà cac sdãy biết. (GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng) *Trò chơi: “Tôi làm nghề gì ?” + Chia lớp làm 2 dãy + Mỗi lượt chơi, 1 HS của dãy 1 sẽ lên trước lớp, diễn tả bằng hành động của một người đang làm việc gì đó. Dãy 2 phải căn cứ vào đó, nói xem bạn của dãy 1 diễn tả nghề nghiệp hay công việc gì. + Trong một thời gian, dãy nào đoán được đúng nhiều nghề nghiệp (công việc hơn), dãy đó sẽ thắng. Nhận xét Kết luận: Trong xã hội, chúng ta bắt gặp hình ảnh người lao động ở khắp mọi nơi, ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều ngành nghề khác nhau. Dù ngành nghề nào chúng ta cũng phải kính trọng và biết ơn người lao động. Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ ( BT 2 SGK/ 29) GV chia nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tranh. Trả lời các câu hỏi: 1.Người (những người) lao động trong tranh làm nghề gì? 2.công việc đó có ích cho xã hội như thế nào? Đại diện các nhóm trình bày, GV ghi lại trên bảng lớp theo 3 cột, cả lớp theo dõi trao đổi, nhận xét. TT Người lao động Ích lợi mang lại cho xã hội -Nhận xét các câu trả lời của HS -Kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được đều là nhờ những người lao động. Mọi ngừoi lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Hoạt động 5: Bày tỏ ý kiến ( BT 3 SGK / 30) Học cá nhân GV nêu yêu cầu bài tập. GV kết luận: Các việc làm a, c, d, đ, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động. Các việc b, h là thiếu kính trọng người lao động. GV mời 1 -2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài tập 5, 6 SGK Kiểm tra 2 HS Lớp lắng nghe nhận xét Lần lượt từng HS đứng lên giới thiệu: Bố tớ là luật sư còn mẹ tớ là giáo viên; Bố mẹ tớ đều là bác sĩ; . HS lắng nghe. HS lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính của câu chuyện. Tiến hành thảo luận nhóm Câu trả lời đúng: 1.Vì các bạn đó nghĩ rằng: bố mẹ bạn Hà làm nghề quét rác, không đáng được kính trọng như những nghề mà bố mẹ các bạn ấy làm. 2.Nếu là bạn cùng lớp với Hà, trước hết em sẽ không cười Hà vì bố mẹ bạn ấy cũng là những người lao động chân chính, cần được tôn trọng. Sau đó, em sẽ đứng lên, nói điều đó trước lớp để một số bạn đã cười Hà sẽ nhận ra lỗi sai của mình và xin lỗi bạn Hà. Các nhóm HS nhận xét, bổ sung. 1 HS nhắc lại. -Tiến hành làm 2 dãy Tiến hành kể ( Trong 2 phút lần lượt theo từng dãy) +Giáo viên +Kỹ sư +Nông dân +. HS dưới lớp nhận xét, loại bỏ những ngành nghề không phải công việc của người lao đông (VD: kẻ buôn bán ma túy, người ăn xin) Chia lớp thành 2 dãy. -Tiến hành chơi lần lượt theo các lượt chơi. VD: Dãy 1: 1 HS lên diễn tả một người tay cầm sách, một tay đang giả vờ cầm phấn viết lên bảng. Dãy 2: Phải đoán được đó là nghề giáo viên. HS cả lớp nhận xét nội dung chơi và hình thức thể hiện của cả đại diện 2 dãy. -Tiến hành thảo luận 1 nhóm / 1 tranh Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả. Câu trả lời đúng: +Tranh 1: Đó là bác sĩ. Nhờ có bác sĩ, xã hội mới chữ được nhiều bệnh tật, mới có những con người khỏe mạnh để làm việc. + Tranh 2: Đó là thợ xây. Nhờ có thợ xây, xã hội thành phố mới có những nhà cao tầng, nhà máy xí nghiệp để sản xuất, công viên để vui chơi giải trí, trường học để các em học tập +Tranh 3: Đây là thợ điện. Nhờ có thợ điện, xã hội mới có điện để thắp sắng thành phố, để sản xuất các mặt hàng khác như thực phẩm +Tranh 4: Đay là ngư dân. Nhờ có bác ngư dân mà chúng ta mới có các sản phẩm, thức ăn từ biển như: các loại cá, tôm, mực +Tranh 5: Đây là kiến trúc sư. Nhờ có chú thành phố mới được kiến trúc đẹp đẽ. +Tranh 6: Đây là bác nông dân. Nhờ có bác nông dân chúng ta mới có lúa, có gạo, có cơm ăn hàng ngày. Lớp theo dõi nhận xét bổ sung HS học cá nhân HS làm BT vào vở HS trình bày ý kiến, cả lớp trao đổi, bổ sung Tiết 20: Ngày dạy: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 2) HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Bài cũ: Kính trọng, biết ơn người lao động (Tiết 2) Vì sao phải kính trọng, biết ơn người lao động? Chúng ta phải đối xử với người lao động như thế nào? GV nhận xét, đánh giá Bài mới: Kính trọng, biết ơn người lao động (T 2) Hoạt động1: Bày tỏ ý kiến - GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi, nhận xét và giải thích về các ý kiến, nhận định sau: a-Với người lao động, chúng ta đều phải chào hỏi lễ phép. b-Giữ gìn sách vở, đồ dùng và đồ chơi. c-Những người lao động chân tay không cần phải tôn trọng như những người lao động khác. d-Giúp đỡ người lao động mọi lúc mọi nơi. đ-Dùng hai tay khi đưa và nhận vật gì với người lao động. Hoạt động 2: “Trò chơi ô chữ kỳ diệu” -Gv phổ biến luật chơi + GV sẽ đưa ra 3 ô chữ, nội dung có liên quan đến một số câu ca dao, tục ngữ hoặc những câu thơ, bài thơ nào đó. + HS chia làm 3 dãy, ở mỗi lượt chơi, mỗi dãy sẽ tham gia đoán ô chữ. + Dãy nào sau 3 lượt chơi, giải được nhiều ô chữ hơn sẽ là dãy thắng cuộc. -GV tổ chức cho HS chơi thử -GV tổ chức cho HS chơi. -GV nhận xét HS. -GV kết luận: Người lao động là những người làm ra của cải cho xã hội và đều được mọi người kính trọng. Sự kính trọng, biết ơn đó đã được thể hiện qua nhiều câu ca dao, tục ngữ và bài thơ nổi tiếng. Gợi ý của GV Đây là bài ca dao ca ngợi những người lao động này: “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần” (7 chữ cái) Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm phải trồng người Đây là câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ Tịch về người lao động nào? (8 chữ cái) Đây là người lao động luôn phải đối mặt với hiểm nguy, những kẻ tội phạm. (6 chữ cái) (GV khi gợi ý: Nêu nội dung và số chữ cái của từng ô chữ) Hoạt động 3: Kể, viết, vẽ về người lao động GV yêu cầu trong 5 phút, trình bày dưới dạng kể, hoặc vẽ một người lao động mà em kính phục nhất. GV yêu cầu lớp nhận xét theo 2 tiêu chí: Bạn vẽ có đúng nghề nghiệp (Công việc) không? Bạn vẽ có đẹp không? -Nhận xét câu trả lời của HS - GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ: Cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được là nhờ những người lao động. Em phải kính trọng và biết ơn người lao động Hoạt động nối tiếp: Thực hiện kính trọng, biết ơn người lao động. KT 2 HS Lớp lắng nghe, nhận xét HS thảo luận cặp đôi Đại diện các cặp đôi trình bày kết quả. Câu trả lời đúng: a-Đúng. Vì dù là người lao động bình thường nhất, họ cũng đáng được tôn trọng. b-Đúng. Vì các sản phẩm đó đều do bàn tay của những người lao động làm ra, cũng cần phải được trân trọng. c-Sai.Bất cứ ai bỏ sức lao động ra để làm ra cơm ăn, áo mặc, của cải cho xã hội thì cũng đều cần phải được trân trọng. d-Sai. Vì có những công việc không phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của mình. e-Đúng. Vì như vậy thể hiện sự lễ phép, tôn trọng người lao động. Từng dãy bàn tham gia chơi N Ô N G D Â N G I A O V I E N C Ô N G A N HS làm việc cá nhân Thời gian 5 phút Đại diện 3 – 4 HS trình bày kết quả VD: + Kể ( vẽ) về chú thợ mỏ. + Kể (vẽ) về bác sĩ HS lớp nhận xét theo yêu cầu GV nêu. 1-2 HS đọc

File đính kèm:

  • docDAO DUC 4 BAI 9.doc
Giáo án liên quan