Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo

I.Mục tiêu:

1.Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Phải biết ơn thầy giáo cô giáo vì thầy cô là người dạy dỗ chúng ta nên người.

2.Về kỹ năng:

- Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo.

3.Về tình cảm, thái độ:

 - Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo cô giáo.

II.Tài liệu và phương tiện:

- Sách giáo khoa Đạo đức, VBT Đ Đ 4

- Mỗi HS 3 tấm bìa màu: Xanh, đỏ, vàng.

- Tranh vẽ minh họa

- Bảng phụ

 

doc8 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 11535 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 và 15: BÀI 7 BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO I.Mục tiêu: 1.Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Phải biết ơn thầy giáo cô giáo vì thầy cô là người dạy dỗ chúng ta nên người. 2.Về kỹ năng: - Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo. 3.Về tình cảm, thái độ: - Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo cô giáo. II.Tài liệu và phương tiện: Sách giáo khoa Đạo đức, VBT Đ Đ 4 Mỗi HS 3 tấm bìa màu: Xanh, đỏ, vàng. Tranh vẽ minh họa Bảng phụ Tiết 14: Ngày dạy: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 1) HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Bài cũ: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ Kể những việc em đã làm để giúp đỡ giúp đỡ ông bà, cha mẹ. Vì sao chúng ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? GV đánh giá nhận xét Bài mới: Biết ơn thầy giáo, cô giáo. (SGK / 20) Hoạt động 1: Xử lý tình huống HS làm việc theo nhóm -Yêu cầu các nhóm đọc tình huống trong sách và thảo luận để trả lời câu hỏi: 1-Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì? 2-Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì? 3- Hãy đóng vai thể hiện cách xử lý của nhóm em. * Yêu cầu học sinh làm việc cả lớp. + Yêu cầu 2 nhóm đóng vai trước lớp, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. + GV cho các nhóm phỏng vấn về cách giải quyết đó Gợi ý: -Tại sao nhóm bạn lại chọn cách giải quyết đó? (Việc làm của nhóm bạn thể hiện điều gì?) -Đối với thầy cô giáo, chúng ta phải có thái độ như thế nào? -Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo? + Kết luận: Các thầy giáo,cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. “Thầy cô như thể mẹ cha Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan” Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô? HĐ nhóm đôi Bài tập 1/ SGK/ 22 -GV yêu cầu từng nhóm HS quan sát tranh và thảo luận -GV nhận xét và đưa ra phương án đúng của bài tập. + Kết luận: Tranh 1,2,4: thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô không dạy lớp mình là biểu hiện sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo. Hỏi: Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo. Hỏi: Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn HS đó? Hoạt động 3: Hành động nào đúng? Thảo luận nhóm (BT2/SGK/22) GV chia lớp làm 7 nhóm. Mỗi nhóm nhận một bảng viết tên một việc làm trong bài tập 2 và yêu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo và tìm thêm các việc làm biểu hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo. GV Chia bảng lớp làm 2 cột Biết ơn Không biết ơn + GV kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. Các việc làm a, b, d, đ, e, g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo. -GV yêu cầu 1-2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK Hoạt động nối tiếp: Yêu cầu HS: + Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học (BT 4/ SGK) + Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ ca ngợi công lao các thầy giáo, cô giáo (BT 5/ SGK) KT 2 HS Lớp lắng nghe, nhận xét HS làm việc theo nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi: -Các bạn sẽ đến thăm cô giáo. -Tìm cách giải quyết của của nhóm và đóng vai thể hiện cách giải quyết đó. * Hai nhóm đóng vai – các nhóm khác theo dõi nhận xét cách giải quyết. -TL:vì phải biết nhớ ơn thầy giáo cô giáo. -Phải tôn trọng, biết ơn. -Vì thầy cô đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chỉ bảo các em nên người. Vì vậy, các em cần phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. + 2-3 HS nhắc lại Từng nhóm HS thảo luận Đại diện nhóm trình bày Các nhóm khác nhận xét bổ sung. HS lắng nghe + Biết chào hỏi lễ phép, giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp, chúc mừng, cảm ơn các thầy cô khi cần thiết. + Em sẽ khuyên các bạn, giải thích cho các bạn: cần phải lễ phép với tất cả các thầy cô giáo mặc dù thầy cô không dạy mình. Từng nhóm thảo luận và ghi những việc làm vào giấy. Từng nhóm lên dán bảng đã nhận theo 2 cột “Biết ơn” hay “Không biết ơn” trên bảng và các tờ giấy nhỏ ghi các việc nên làm của nhóm mình đã thảo luận. Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung. HS lắng nghe -1-2 HS đọc cả lớp lắng nghe. Tiết 15: Ngày dạy: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 2) HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Bài cũ: Biết ơn thầy giáo, cô giáo. -Đối với thầy cô giáo, chúng ta phải có thái độ như thế nào? -Vì sao chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy giáo cô giáo? GV đánh giá nhận xét Bài mới: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.(T2 - SGK / 20) Hoạt động 1: Báo cáo kết quả sưu tầm BT4- 5, SGK -Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: + Phát cho mỗi nhóm 3 tờ giấy và bút + Yêu cầu các nhóm viết lại các câu thơ, ca dao tục ngữ đã sưu tầm được vào 1 tờ giấy; tên các chuyện kể sưu tầm được vào 1 tờ giấy khác và ghi tên kỷ niệm khó quên của mỗi thành viên vào tờ giấy còn lại. -Tổ chức làm việc cả lớp + Yêu cầu các nhóm dán lên bảng các kết quả theo 3 nhóm: Ca dao tục ngữ nói lên sự biết Tên chuyện kể về thầy ơn các thầy cô giáo giáo cô giáo VD: -Không thầy đố mày làm nên -Muốn sang thì bắt cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy. -Nhất tự vi sư, bán tự vi sư -Dốt kia thì phải cậy thầy Vụng kia cậy thợ thì mày mới khôn Yêu cầu đại diện 1 nhóm đọc các ca dao tục ngữ + Có thể giải thích một số câu khó hiểu + Kết luận: Các câu ca dao tục ngữ khuyên ta điều gì? Hoạt động 2: Thi kể chuyện -Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 6: + Lần lượt mỗi HS kể cho bạn nghe câu chuyện mà mình sưu tầm được hoặc kỷ niệm của mình. + Yêu cầu các nhóm chọn 1 câu chuyện hay để thi kể chuyện -Tổ chức làm việc cả lớp + Yêu cầu lần lượt từng nhóm lên kể chuyện. Cử 5 HS làm ban giám khảo, mỗi thành viên BGK có 3 thẻ màu: Đỏ, vàng, xanh để đánh giá + Hỏi HS: Em thích nhất câu chuyện nào? Vì sao? + Kết luận: Các câu chuyện mà các em được nghe đề thể hiện bài học gì? *Dù chúng ta đã học lớp khác có nhiều bạn vẫn nhớ thầy cô giáo cũ. Đối với thầy cô giáo cũ hay thầy cô giáo mới, các em phải ghi nhớ: Chúng ta luôn phải biết yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy cô. Hoạt động 3: Trò chơi: Khéo tay Làm bưu thiếp chúc mừng thầy giáo cô giáo cũ GV nêu yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 GV nhắc nhở HS nhớ gửi tặng các thầy giáo cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm. Kết luận chung: Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn Hoạt động nối tiếp: Thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” trong SGK KT 2 HS HS rả lời Lớp lắng nghe – Nhận xét HS làm việc theo nhóm. * Lần lượt từng HS trong nhóm ghi vào giấy các nội dung theo yêu cầu của GV (Không ghi trùng lặp) *Cử đại diện nhóm đọc các câu ca dao, tục ngữ. Đại diện nhóm lên bảng dán kết quả. Kỷ niệm khó quên -HS đọc toàn bộ các câu ca dao tục ngữ TL: Các câu ca dao tục ngữ khuyên ta phải biết kính trọng, yêu quý thầy cô vì thầy cô dạy chúng ta điều hay lẽ phải, giúp ta nên người. HS làm việc theo nhóm Lần lượt kể cho nhau nghe câu chuyện mình đã chuẩn bị +Chọn 1 câu chuyện hay, tập kể trong nhóm để chuẩn bị dự thi +HS mỗi nhóm lần lượt lên kể chuyện BGK đánh giá: Đỏ: Rất hay; Vàng: Hay: Xanh: Bình thường. + HS trả lời + HS lắng nghe HS vẽ nối tiếp cho xong tấm bưu thiếp T/c trưng bày các bưu thiếp đẹp có ý nghĩa và chọn các bưu thiếp dành tặng thầy cô giáo cũ. HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docDAO DUC 4 BAI 7.doc
Giáo án liên quan