Giáo án môn Đạo Đức 5 - Em yêu quê hương

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh hiểu:

 - Trẻ em có quyền có một quê hương, có quyền giữ gìn các tục lệ của quê hương mình.

 - Trẻ em có quyền tham gia ý kiến, có việc làm phù hợp với khả năng của mình, để góp phần tham gia xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

2. Kĩ năng: - Học sinh có những hành vị, việc làm thích hợp để tham gia xây dựng quê hương.

3. Thái độ: - Yêu mến, tự hào về quê hương mình.

 - Đồng tình, ủng hộ những người tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương. Không đồng tình, phê phán những hành vi, việc làm làm tổn hại đến quê hương.

 

doc4 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo Đức 5 - Em yêu quê hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAN 19 ĐẠO ĐỨC: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (t1). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu: - Trẻ em có quyền có một quê hương, có quyền giữ gìn các tục lệ của quê hương mình. - Trẻ em có quyền tham gia ý kiến, có việc làm phù hợp với khả năng của mình, để góp phần tham gia xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. 2. Kĩ năng: - Học sinh có những hành vị, việc làm thích hợp để tham gia xây dựng quê hương. 3. Thái độ: - Yêu mến, tự hào về quê hương mình. - Đồng tình, ủng hộ những người tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương. Không đồng tình, phê phán những hành vi, việc làm làm tổn hại đến quê hương. II. Chuẩn bị: GV: Điều 13, 12, 17 – Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Một số tranh minh hoạ cho truyện “Cây đa làng em”. HS: III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 30’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Nêu những hiểu biết của em về lịch sử, văn hoá, sự phát triển kinh tế của Tổ quốc ta. Nhận xét, ghi điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Tham gia xây dựng quê hương (tiết 1). 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Thảo luận truyện “Cây đa làng em”. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, kể chuyện. Giới thiệu: Mỗi người, ai cũng có quê hương. Quê hương có thể là nơi gắn liền với tuổi thơ, nơi chúng ta hay ông bà, cha mẹ sinh ra. Câu chuyện mà cô (thầy) sắp kể nói về tình cảm của một bạn đối với quê hương mình. Vừa kể chuyện vừa sử dụng tranh minh hoạ.   Cây đa mang lại lợi ích gì gho dân làng?   Tại sao bạn Hà quyết định góp tiền để cứu cây đa?   Trẻ em có quyền tham gia vào những công việc xây dựng quê hương không?   Nói theo bạn Hà chúng ta cần làm gì cho quê hương? Þ Kết luận: · Cây đa mang lại bóng mát, vẻ đẹp cho làng, đã gắn bó với dân làng qua nhiều thế hệ. Cây đa là một trong những di sản của làng. Dân làng rất quí trọng cây đa cổ thụ nên gọi là “ông đa”. · Cây đa vị mối, mục nên cần được cứu chữa. Hà cũng yêu quí cây đa, nên góp tiền để cưu cây đa quê hương. · Chúng ta cần yêu quê hương mình và cần có những việc làm thiết thực để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. · Tham gia xây dựng quê hương còn là quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân mỗi trẻ em. v Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 3/ SGK. Phương pháp: Động não. Giao cho mỗi nhóm thảo luận một việc làm trong bài tập 3. ® Kết luận:   Các việc b, d là những việc làm có ích cho quê hương.   Các việc a, c là chưa có ý thức xây dựng quê hương. v Hoạt động 3: Làm bài tập 1/ SGK. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. Nêu yêu cầu. Theo dõi. Nhận xét, bổ sung. Kết luận: Mỗi người chúng ta đều có một quê hương. Quê hương theo nghĩa rộng nhất là đất nước. Tổ quốc Việt Nam ta. Chúng ta tự hào là người Việt Nam, được mang quốc tịch Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần phâỉ tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước của mình bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng. v Hoạt động 4: Củng cố Phương pháp: Đàm thoại. Học sinh làm bài tập 2/ SGK. Lần lượt đọc từng ý kiến và hỏi. * Ai tán thành? * Ai không tán thành? * Ai lưỡng lự? Kết luận:   Các ý kiến a, b là đúng.   Các ý kiến c, d chưa đúng. Đọc ghi nhớ SGK. 5. Tổng kết - dặn dò: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, các tư liệu về quê hương. Vẽ tranh về quê hương em. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh nêu. Bổ sung. Hoạt động nhóm bốn, lớp. Học sinh lắng nghe. 1 học sinh kể lại truyện. Thảo luận nhóm 4 Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Hoạt động nhóm 4. Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày. Lớp bổ sung. Hoạt động cá nhân, lớp. Học sinh làm việc cá nhân. Trao đổi bài làm với bạn bên cạnh. Một số học sinh trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Hoạt động cá nhân, lớp. Làm bài tập cá nhân. Học sinh giơ tay và giải thích lí do: Vì sao tán thành? Vì sao không tán thành? Vì sao lưỡng lự? Lớp trao đổi. 2 học sinh đọc.

File đính kèm:

  • docDD T19.doc