Giáo án môn Đạo đức 4 - Bài 4: Tiết kiệm tiền của

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Giúp HS hiểu :

· Mọi người ai ai cũng phải tiết kiệm tiền của vì tiền của do sức lao động vất vả của con người mới có được.

· Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động của con người. Phải biết tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh. Nếu không chính là sự lãng phí sức lao động.

· Tiết kiệm tiền của là biết sử dụng đúng lúc đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích tiền của, không lãng phí, thừa thãi.

2. Thái độ :

· Biết trân trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra.

3. Hành vi :

· Biết thực hành tiết kiệm tiền của.

· Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện, phê phán những hành động lãng phí, không tiết kiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

doc4 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức 4 - Bài 4: Tiết kiệm tiền của, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. Hành vi : Biết thực hành tiết kiệm tiền của. Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện, phê phán những hành động lãng phí, không tiết kiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ ghi các thông tin (HĐ1 – tiết 1) Bìa xanh – đỏ – vàng cho các đội (HĐ2 – tiết 1) Phiếu quan sát (hoạt động thực hành) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học TIẾT 1 Hoạt động 1 TÌM HIỂU THÔNG TIN - GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi. + Yêu cầu HS đọc các thông tin sau : Ở nhiều cơ quan, công sở hiện nay ở nước ta, có rất nhiều bảng thông báo : Ra khỏi phòng, nhớ tắt điện. Ở Đức, người ta bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn. Ơû Nhật, mọi người có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Xem bức tranh vẽ trong sách BT. + Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và cho biết : Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó. - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp. + Yêu cầu HS trả lời. - HS thảo luận cặp đôi. HS lần lượt đọc cho nhau nghe các thông tin avf xem tranh, cùng bàn bạc trả lời câu hỏi. Khi đọc thông tin em thấy người Nhật và người Đức rất tiết kiệm, còn ở Việt Nam chúng ta đang thực hiện, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. - HS trả lời câu hỏi. + Hỏi : Theo em, có phải do nghèo nên các dân tộc cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm không ? + Hỏi : Họ tiết kiệm để làm gì ? + Tiền của do đâu mà có ? + Tiểu kết : Chúng ta luôn luôn phải tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh. Tiền của do sức lao động của co người làm ra cho nên tiết kiệm tiền của chính là tiết kiệm sức lao động. Nhân dân ta đã đúc kết nên thành câu ca dao : “Ở đây một hạt cơm rơi Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng” + Trả lời : Không phải do nghèo. - Tiết kiệm là thói quen của họ. Có tiết kiệm mới có thể có nhiều vốn để giàu có. + Tiền của là do sức lao động của con người mới có. - Lắng nghe và nhắc lại. Hoạt đôïng 2 THẾ NÀO LÀ TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ? - GV tổ chức HS làm việc theo nhóm trước lớp. + Yêu cầu HS chia thành các nhóm – phát bìa vàng – đỏ – xanh . + Cứ gọi 2 nhóm lên bảng/1 lần. GV lần lượt đọc 1 câu nhận định – các nhóm nghe – thảo luận – đưa ý kiến. Gọi 3 lần (6 nhóm) lên chơi – mỗi lần GV đọc 3 câu bất kì trong số các câu sau : Các ý kiến : 1. Keo kiệt, bủn xỉn là tiết kiệm. 2. Tiết kiệm thì phải ăn tiêu dè xẻn. 3. Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm. 4. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của đúng mục đích. 5. Sử dụng tiền của vừa đủ, hợp lí, hiệu quả cũng là tiết kiệm. 6. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước lợi nhà. 7. Ăn uống thừa thãi là chưa tiết kiệm. 8. Tiết kiệm là quốc sách. 9. Chỉ những nhà nghèo mới cần tiết kiệm. 10. Cất giữ tiền của, không chi tiêu là tiết kiệm. - HS chia nhóm. - HS nhận các miếng bìa màu. + Lắng nghe câu hỏi của GV – thảo luận – đưa ý kiến : nếu tán thành : gắn biển xanh lên bảng; không tán thành : gắn biển đỏ; phân vân : gắn biển vàng vào bảng liệt kê lên bảng : Bảng gắn biển : Câu Đội 1 Đội 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 + GV yêu cầu HS nhận xét các kết quả của cả 6 đội đã hoàn thành. + Hỏi : Thế nào là tiết kiệm tiền của ? - HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho đúng kết quả. Câu 3, 4, 5, 6, 7, 8, : tán thành Câu 1, 2, 9, 10 : không tán thành. - Tiết kiệm là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích, không sử dụng thừa thãi. Tiết kiệm tiền của không phải kà bủn xỉn, dè xẻn. Hoạt động 3 EM CÓ BIẾT TIẾT KIỆM ? - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân. + Yêu cầu mỗi HS viết ra giấy 3 việc làm theo em là tiết kiệm tiền của và 3 việc làm em cho là chưa tiết kiệm tiền của. + Yêu cầu HS trình bày ý kiến, GV lần lượt ghi lại lên bảng. + Kết thúc GV có 1 bảng các ý kiến chia làm 2 cột. - HS làm việc cá nhân, viết ra giấy các ý kiến. - Mỗi HS lần lượt nêu 1 ý kiến của mình (không nêu những ý kiến trùng lặp). Việc làm tiết kiệm Việc làm chưa tiết kiệm - Tiêu tiền một cách lợp lý - Không mua sắm lung tung - Mua quà ăn vặt. - Thích dùng đồ mới, bỏ đồ cũ + Chốt lại : Nhìn vào bảng trên các em hãy tổng kết lại : Trong ăn uống, cần phải tiết kiệm như thế nào ? Trong mua sắm, cần phải tiết kiệm thế nào ? Có nhiều tiền thì chi tiêu thế nào cho tiết kiệm ? Sử dụng đồ đạc thế nào là tiết kiệm ? Sử điện nước thế nào là tiết kiệm ? Vậy : Những việc tiết kiệm là việc nên làm, còn những việc gây lãng phí, không tiết kiệm, chúng ta không nên làm. + HS trả lời Aên uống vừa đủ, không thừa thãi. Chỉ mua thứ cần dùng. Chỉ giữ đủ dùng, phần còn lại thì cất đi, hoặc gửi tiết kiệm. Giữ gìn đồ đạc, đồ dùng cũ cho hỏng mới dùng đồ mới. Lấy nước đủ dùng. Khi không cần dùng điện, nước thì tắt. TIẾT 2 Hoạt động 1 GIA ĐÌNH EM CÓ TIẾT KIỆM TIỀN CỦA KHÔNG? -GV yêu cầu HS đưa ra các phiếu quan sát đã làm. + Yêu cầu HS đếm xem số việc gia đình mình đã tiết kiệm là bao nhiêu. Nêu số việc chưa tiết kiệm nhiều hơn việc tiết kiệm tức là gia đình em đó chưa tiết kiệm tiền của. + Yêu cầu một số HS nêu lên một số việc gia đình mình đã tiết kiệm và một số việc gia đình mình chưa tiết kiệm. -GV kết luận: Việc tiết kiệm tiền của không phải của riêng ai, muốn trong gia đình tiết kiệm em phải biết tiết kiệm và nhắc nhở mọi người. Các gia đình thực hiện tiết kiệm sẽ rất có ích cho đất nước. -HS làm việc với phiếu quan sát. + HS xem lại các mục đã liệt kê và tính theo cách GV đã hướng dẫn để xem gia đình mình đãtiết kiệm hay chưa. + 1 – 2 HS nêu, kể tên. HS lắng nghe. Hoạt động 2 EM ĐÃ TIẾT KIỆM CHƯA? - GV tổ chức cho HS làm bài tập số 4 trong SGK ( hoặc làm thành phiếu bài tập). - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp: + Hỏi HS : Trong các việc trên, việc nào thể hiện sự tiết kiệm ? + Hỏi : Trong các việc làm đó những việc làm nào thể hiện sự không tiết kiệm ? + Yêu cầu HS đánh dấu (x) vào trước những việc mình đã từng làm trong số các việc làm ở bài tập 4. + Yêu cầu HS trao đổi chéo vở/phiếu cho bạn và quan sát kết quả của bạn mình, đánh giá xem bạn mình đã tiết kiệm hay chưa ? - HS làm bài tập : đánh dấu (x) vào □ trước những việc em đã làm. + HS trả lời : câu a, b, g, h, k. - HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. + Kết : Những bạn biết tiết kiệm là người thực hiện được cả 4 hành vi tiết kiệm. Còn lại các em phải cố gắng tiết kiệm hơn. Hoạt động 3 EM XỬ LÍ THẾ NÀO ? - GV tổ chức HS làm việc theo nhóm. + Yêu cầu HS chia nhóm, thảo luận nêu ra xử lí tình huống : Tình huống 1 : Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào ? Tình huống 2: Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới khi chưa chơi hết những đồ đã có. Tâm sẽ nói gì với em ? Tình huống 3 : Cường thấy Hà dùng vở mới trong khi vở đang dùng còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà ? - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp : + Yêu cầu các nhóm trả lời. + Yêu cầu các nhóm khác quan sát nhận xét xem cách xử lí nào thể hiện dược sự tiết kiệm. + Hỏi : Cần phải tiết kiệm như thế nào ? + Hỏi : Cần phải tiết kiệm như thế nào ? + Hỏi : Tiết kiệm tiền của có lợi gì ? - HS chia nhóm : Chọn 1 tình huóng và bàn bạc cách xử lí và luyện tập đóng vai thể hiện. - HS đóng vai thể hiện cách cách xử lí, chẳng hạn : Tình huống 1 : Tuấn không xé vở và khuyên Bằng chơi trò khác. Tình huống 2 : Tâm dỗ em choiư các đồ chơi đã có. Như thế mới đúng là bé ngoan. Tình huống 3 : Hỏi Hà xem có thể tận dụng không và Hà có thể viết tiếp vào đó sẽ tiết kiệm hơn. + Các nhóm nhận xét bổ sung. + Trả lời : Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí, không lãng phí và biết giữ gìn các đồ vật. + Trả lời : Giúp ta tiết kiệm công sức, để dùng tiền của vào việc khác có ích hơn. Hoạt động 4 DỰ ĐỊNH TƯƠNG LAI - GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi. + Yêu cầu HS ghi ra giấy dự định sẽ sử dụng sách vở, đồ dùng học tập, và vật dùng trong gia đình như thế nào cho tiết kiệm. - HS làm việc cặp đôi : + HS ghi dự định ra giấy. + Lần lượt HS này nói cho HS kia nghe. Hai bạn phải bàn bạc xem dự định làm việc đó đã tiết kiệm hay chưa. + Yêu cầu HS trao đổi dự định sẽ thực hiện tiết kiệm sách vở, đồ dùng học tập, gia đình như thế bào ? - Tổ chức HS làm việc cả lớp : + Yêu cầu 1 vài nhóm nêu ý kiến của mình trước lớp. +Yêu cầu HS đánh giá cách làm bài của bạn mình đã tiết kiệm hay chưa ? Nếu chưa thì làm thế nào ? Ví dụ : Sẽ giữ gìn sách vở, đồ dùng (đã tiết kiệm). Sẽ dùng hộp bút cũ nốt năm nay cho đến khi hỏng (đã tiết kiệm). Mua bộ sách mới để dùng, không muốn dùng đồ cũ (chưa tiết kiệm). Sẽ tận dụng mặc lại quần áo của anh (chị) mình (đã tiết kiệm). + 2 – 3 HS lên trước lớp nêu dự định của mình. + HS đánh giá lẫn nhau và góp ý cho nhau. Kết thúc buổi học nếu còn thời gian, GV đọc cho cả lớp nghe câu chuyện Một que diêm kể về gương tiết kiệm của Bác Hồ. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.

File đính kèm:

  • docDD B4.doc