Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Tiết 25 - Trường Tiểu học Trung Hải - Trần Cẩm Phong

- Gv yêu cầu Hs nêu tiểu sử của Nguyễn Thụ.

- Gv tổng hợp bổ sung: Hoạ sĩ Nguyễn Thụ quê ở xã đắc sở huyện hoài đức tỉnh Hà tây. Ông là hiệu trưởng trường đại học Mĩ thuật Hà nội từ 1985- 1992. Ông được phong phó giáo sư năm 1984 và danh hiệu nhà giáo nhân dân năm 1988.

+ Hoạ sĩ Nguyễn Thụ trưởng thành trong kháng chiến ông vẽ tranh bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng thành công nhất là tranh lụa.

+ Đề tài yêu thích nhất là phong cảnh và sinh hoạt của nhân dân ở miền núi phía Bắc. Những nhân vật trong tranh là các cụ già, thiếu nữ, em bé được thể hiện rất sinh động

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Tiết 25 - Trường Tiểu học Trung Hải - Trần Cẩm Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/02/2012 Tiết 25: Bài 25: Thường thức mĩ thuật. XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC I ) Mục tiêu: - Hs tiếp xúc làm quen với tác phẩm Bác Hồ đi công tác và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ. - Hs nhận xét được sơ lược về mầu sắc và hình ảnh trong tranh. - Hs cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh. II ) Chuẩn bị: 1) Đồ dùng dạy học: *) Giáo viên: - Sưu tầm tranh Bác Hồ đi công tác, một số tác phẩm khác của các hoạ sĩ. - Sưu tầm một số tranh ảnh về Bác. *) Học sinh: - Vở tập vẽ và sách giáo khoa. - Sưu tầm tranh Bác Hồ đi công tác. 2) Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp luyện tập. III ) Hoạt động dạy học: Ổn định lớp học: (1’) Cho lớp hát một bài hát. Kiểm tra bài củ: (2’) Kiểm tra dụng cụ học vẽ. 3) Giới thiệu bài: (1’) TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS (10’) Hoạt động 1 Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ: - Gv yêu cầu Hs nêu tiểu sử của Nguyễn Thụ. - Gv tổng hợp bổ sung: Hoạ sĩ Nguyễn Thụ quê ở xã đắc sở huyện hoài đức tỉnh Hà tây. Ông là hiệu trưởng trường đại học Mĩ thuật Hà nội từ 1985- 1992. Ông được phong phó giáo sư năm 1984 và danh hiệu nhà giáo nhân dân năm 1988. + Hoạ sĩ Nguyễn Thụ trưởng thành trong kháng chiến ông vẽ tranh bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng thành công nhất là tranh lụa. + Đề tài yêu thích nhất là phong cảnh và sinh hoạt của nhân dân ở miền núi phía Bắc. Những nhân vật trong tranh là các cụ già, thiếu nữ, em béđược thể hiện rất sinh động bằng bố cục phóng khoáng và và màu sắc giản dị. + Ông có nhiều tranh được giải thưởng trong nước và quốc tế: Dân quân, Đấu vật, Làng ven núi, Bác Hồ đi công tác, mùa đông. + Với đóng góp to lớn cho nền mĩ thuật năm 2001 ông được tặng thưởng giải thưởng nhà nước về văn học – nghệ thuật. - Gv giới thiệu một số tranh của Họa sĩ Nguyễn Thụ. - Hs nêu tiểu sử dựa vào Sgk. + Họa sỹ Nguyễn Thụ sinh năm 1930, quê ở Đắc Sở, huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây. + Ông là hiệu trưởng trường ĐH MT Hà Nội từ năm 1985 đến 1992. + Ông được phong Phó Giáo sư năm 1984 và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1988 + Ông là họa sĩ chuyên vẽ lụa, có nhiều tác phẩm được giải thưởng Quốc gia và Quốc tế như: Dân quân, Đấu vật, Làng ven núi, Bác Hồ đi công tác, Mùa đông + Về đề tài Bác Hồ và phong cảnh miền núi phía Bắc luôn là niềm đam mê của ông + Tranh Bác Hồ đi công tác đạt giải A trong triễn lãm Mĩ thuật toàn quốc năm 2001, ông được tặng giải thưởng nhà nước về Văn học – Nghệ thuật. - Hs chú ý lắng nghe. - Hs chú ý quan sát. (16’) Hoạt động 2 Xem tranh Bác Hồ đi công tác: - Gv đặt câu hỏi: + Hình ảnh chính của bức tranh là gì? + Dáng vẻ trong từng nhân vật trong tranh như thế nào? + Hình dáng của hai con ngựa như thế nào? + Màu sắc của tranh trầm ấm hay rực rỡ? - Gv kết luận: Hình ảnh chính của tranh là Bác Hồ và anh cảnh vệ cưỡi ngựa qua suối trên đường đi công tác. Bác ngồi ung dung thư thái trên lưng ngựa với chiếc túi khoác trên vai cho thấy phong cách giản dị của người Hs lắng nghe và trả lời câu hỏi. - Hình ảnh Bác Hồ và anh cảnh vệ. - Bác Hồ dáng ung dung thư thái trên lưng ngựa tay cầm dây cương.anh cảnh vệ người ngả về trước. - Mỗi con một dáng đang bước đi. - Trầm ấm. - Hs chú ý lắng nghe. (4’) Hoạt động 3 Nhận xét đánh giá. - Gv nhận xét chung tiết học, khen ngợi các nhóm và cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau: Bài 26: Vẽ trang trí. Tập kẻ chử in hoa nét thanh nét đậm. - Hs chú ý lắng nghe.

File đính kèm:

  • docMT 5 Bai 25.doc
Giáo án liên quan