Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Bài 21: Trnag trí hình tròn - Huỳnh Minh Hậu

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

 - HS biết cách trang trí hình tròn.

 - HS biết chọn các họa tiết trang trí.

 - HS biết ứng dụng trang trí hình tròn và cuộc sống.

 2.Kĩ năng:

 -HS vẽ và trang trí hình tròn theo ý thích: sắp xếp mảng, họa tiết, màu sắc hài hòa, có trọng tâm.

 3.Thái độ:

 -HS cảm nhận được vẻ đẹp trong trang trí.

 -Tích cực hoàn thành bài.

 

II. Chuẩn bị

 1.Tài liệu tham khảo:

 -Sách mỹ thuật 4.

 -Sách gv mỹ thuật 4.

 2. Chuẩn bị của giáo viên:

 -Một số đồ vật hình tròn có trang trí

 -Mẫu họa tiết rời

 -Một số bài vẽ của HS năm trước

 3. Chuẩn bị của học sinh:

 -Giấy A4 hoặc vở tập vẽ

 -Màu vẽ, bút chì, gôm,.

 

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Bài 21: Trnag trí hình tròn - Huỳnh Minh Hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN : MỸ THUẬT LỚP: 4 PHÂN MÔN: VẼ TRANG TRÍ BÀI 21: TRANG TRÍ HÌNH TRÒN NGƯỜI DẠY: HUỲNH MINH HẬU I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - HS biết cách trang trí hình tròn. - HS biết chọn các họa tiết trang trí. - HS biết ứng dụng trang trí hình tròn và cuộc sống. 2.Kĩ năng: -HS vẽ và trang trí hình tròn theo ý thích: sắp xếp mảng, họa tiết, màu sắc hài hòa, có trọng tâm. 3.Thái độ: -HS cảm nhận được vẻ đẹp trong trang trí. -Tích cực hoàn thành bài. II. Chuẩn bị 1.Tài liệu tham khảo: -Sách mỹ thuật 4. -Sách gv mỹ thuật 4. 2. Chuẩn bị của giáo viên: -Một số đồ vật hình tròn có trang trí -Mẫu họa tiết rời -Một số bài vẽ của HS năm trước 3. Chuẩn bị của học sinh: -Giấy A4 hoặc vở tập vẽ -Màu vẽ, bút chì, gôm,... III.Phương pháp dạy học : PP minh họa. PP trực quan. PP giảng giải. PP thực hành luyện tập. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 1. Ổn định lớp: (1') - Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (1') - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. 3. Giới thiệu - dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CẦN ĐẠT 1.Giới thiệu bài (3') - GV cho HS xem một cái dĩa có trang trí và một cái dĩa không trang trí và đặt câu hỏi gợi ý: + Hai cái dĩa này có dạng hình gì? + Em có nhận xét gì về hai cái dĩa này? + Vì sao cái dĩa thứ nhất đẹp hơn cái dĩa thứ hai? - GV nhận xét và dẫn bài . - GV mời HS đọc lại tựa bài và GV ghi tựa bài lên bảng. 2.Hoạt động 1 (5') * Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét: - GV cho HS xem một số bài vẽ trang trí hình tròn và đặt câu hỏi gợi ý: + Những hình tròn này được trang trí bằng những họa tiết gì? + Vậy những họa tiết đó được sắp xếp như thế nào trong hình tròn? + Những họa tiết trang trí có hình gì? + Các mảng hình họa tiết chính có giống nhau không? + Các họa tiết đối xứng với nhau qua các đường gì? - GV nhận xét và nhấn mạnh một số ý. + Các em thấy những hình tròn này có đẹp không? + Nó đẹp là còn nhờ vào màu sắc nữa đó. Vậy theo em màu ở đâu được tô nổi bậc nhất? + Những họa tiết giống nhau thì được tô màu như thế nào? - GV nhận xét nhấn mạnh một số ý + Màu của họa tiết chọn màu đậm thì màu nền phải tô như thế nào? - GV nhấn mạnh lại nội dung. 3.Hoạt động 2 (6') * Hướng dẫn HS cách vẽ: B1: Vẽ hình định trang trí và kẻ trục đối xứng - GV vẽ ba hình tròn lên bảng và đặt câu hỏi: + Ta cần kẻ tiếp các đường gì? - GV nhận xét và kẻ các đường trục vào một hình tròn cho HS xem và mời 2 HS lên bảng kẻ các đường trục vào 2 hình tròn còn lại. B2:Vẽ các mảng chính, phụ cho cân đối. + Kẻ các đường trục rồi, ta sẽ phân gì? - GV nhận xét và phác các mảng hình khác nhau vào ba hình tròn. B3:Chọn và vẽ họa tiết ( chú ý phần đối xứng) - GV mời 3 HS lên bảng lựa chọn họa tiết có sẵn trên bảng phù hợp với các mảng hình trang trí cho 3 hình tròn. - Khi HS hoàn thành, GV đặt câu hỏi: + Cách trang trí của 3 hình tròn này có giống nhau không? - GV nhận xét và nhấn mạnh: + Cùng một họa tiết mà chúng ta biết cách sắp xếp các mảng hình khác nhau thì chúng ta sẽ có hình tròn với cách trang trí khác nhau. B4: Vẽ màu. ( có đậm nhạt rõ trọng tâm) + Từ những hình tròn trang trí này chúng ta sẽ tạo nên sản phẩm nào? - GV nhận xét và cho HS xem một số bài vẽ sản phẩm làm từ trang trí hình tròn . - GV cho HS xem một số bài trang trí vẽ sai và mời HS chọn ra bài vẽ sai và nêu lí do vì sao sai? - GV nhận xét và nhấn mạnh lại cách trang trí hình vuông 4.Hoạt động 3 (15') * Hướng dẫn HS thực hành: - GV yêu cầu HS vẽ bài vào trong vở tập vẽ hoặc với giấy A4 thì vẽ với kích thước bán kín hình tròn là 7cm. - GV nhắc nhở HS thực hành theo hướng dẫn . - Khi HS thực hành, GV quan sát lớp nhắc nhở HS làm bài . - GV động viên, đến từng HS gợi ý thêm dựa trên bài vẽ của HS . - GV giúp đỡ một số HS vẽ còn lúng túng. 5.Hoạt động 4 (4') * Nhận xét, đánh giá: - GV chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp để treo lên bảng. - GV hướng dẫn HS nhận xét đánh giá về: + Bố cục + Họa tiết chính, họa tiết phụ + Màu sắc - GV mời HS chọn bài mình thích và nêu lí do vì sao thích? - GV nhận xét – bổ sung và tóm lại bài. - GV nhận xét chung tiết học. - HS quan sát và trả lời: + Hình tròn. + Cái dĩa thứ nhất đẹp hơn cái dĩa thứ hai. + Vì cái dĩa thứ nhất có trang trí họa tiết. - HS lắng nghe. - HS đọc lại tựa bài và quan sát. - HS chú ý quan sát và lắng nghe – trả lời: + Họa tiết chính và họa tiết phụ. + Họa tiết chính được vẽ ở giữa hình tròn, còn họa tiết phụ được vẽ ở xung quanh hình họa tiết chính. + Có hình hoa, lá, con vật,... + Các mảng học tiết chính không giống nhau. + Các họa tiết đối xứng với nhau qua các đường trục. - HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ: +Có + Họa tiết chính được tô màu nổi bậc nhất. + Những họa tiết giống nhau thì được tô màu giống nhau. - HS lắng nghe và ghi nhớ + Màu nền phải tô màu nhạt - HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ. - HS quan sát và trả lời: + Kẻ các đường trục. - HS lắng nghe – quan sát và 2 HS lên bảng kẻ các đường trục + Phân các mảng hình chính, phụ. - HS lắng nghe và ghi nhớ - quan sát. - HS lên bảng lựa chọn họa tiết sắp vào các mảng hình của 3 hình tròn trên bảng. - HS quan sát – trả lời + Cách trang trí của 3 hình tròn này khác nhau. - HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ. +HS trả lời theo suy nghĩ. - HS lắng nghe và quan sát tham khảo. - HS chú ý quan sát và chọn ra bài vẽ sai – nêu lí do theo suy nghĩ ( bố cục không có trọng tâm, màu chưa hợp lý, họa tiết vặt nhiều.) - HS tập trung lắng nghe và ghi nhớ - HS chuẩn bị dụng cụ học tập thực hành. - HS lắng nghe và tập trung thực hành. - HS tập trung thực hành. - HS tập trung quan sát . - HS nhận xét theo hướng dẫn của GV. - HS chọn bài mình thích và trả lời theo cảm nhận. - HS quan sát – lắng nghe và rút kinh nghiệm cho bản thân. - HS lắng nghe. 4. Củng cố: (4') - GV chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử 2 đại diện lên bảng thi nhau chọn họa tiết để trang trí cho 2 cái dĩa có dạng hình tròn trên bảng với thời gian là 3 phút. - HS tham gia trò chơi - HS còn lại cổ vũ. - Khi hết thời gian GV mời HS nhận xét và chọn ra bài đẹp nhất. 5. Dặn dò: (1') - Về nhà hoàn chỉnh bài vẽ nếu em nào trang trí chưa xong. - Chuẩn bị bài sau: + Xem và tìm hiểu bài 22: Vẽ cái ca và quả. + Tập quan sát hình dáng, đặc điểm của cái ca và một số quả. + Vở tập vẽ hoặc giấy A4, bút chì, gôm,màu vẽ,....

File đính kèm:

  • doctrang tri hinh tron bai 21 lop 4.doc
Giáo án liên quan