Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Tuần 16 Trường Tiểu học Trung Hải

I ) Mục tiêu:

- Hs hiểu biết hơn về tranh dân gian Việt Nam và vẻ đẹp của nó.

- Vẽ màu theo ý thích có độ đậm nhạt.

- Hs yêu thích nghệ thuật dân tộc.

II ) Chuẩn bị:

 1) Đồ dùng dạy học:

 *) Giáo viên:

- Sưu tầm tranh dân gian có đề tài khác nhau (của các dòng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng trống, Kim hoàng )

- Một vài bài của Hs vẽ.

 *) Học sinh:

 - Giấy vẽ hoặc vỡ tập vẽ.

 - Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.

 2) Phương pháp giảng dạy:

 - Phương pháp trực quan.

 - Phương pháp vấn đáp.

 - Phương pháp luyện tập.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Tuần 16 Trường Tiểu học Trung Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/12/2011 Tiết 16 Bài 16: Vẽ theo mẫu: VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN (Đấu vật - phỏng tranh dân gian Đông Hồ) I ) Mục tiêu: - Hs hiểu biết hơn về tranh dân gian Việt Nam và vẻ đẹp của nó. - Vẽ màu theo ý thích có độ đậm nhạt. - Hs yêu thích nghệ thuật dân tộc. II ) Chuẩn bị: 1) Đồ dùng dạy học: *) Giáo viên: - Sưu tầm tranh dân gian có đề tài khác nhau (của các dòng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng trống, Kim hoàng…) - Một vài bài của Hs vẽ. *) Học sinh: - Giấy vẽ hoặc vỡ tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại. 2) Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp luyện tập. III ) Hoạt động dạy học: Ổn định lớp học:(1’) Kiểm tra bài củ: (2’) 3) Giới thiệu bài: (1’) TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS (5’) Hoạt động 1 Quan sát nhận xét: + Ở lớp 2 chúng ta đã học và biết dòng tranh nào nổi tiếng ở nước ta ? - Gv cho Hs xem một số tranh dân gian. - Gv giới thiệu vài nét về tranh dân gian: Tranh dân gian Đông Hồ là dòng tranh cổ truyền của Việt Nam, có tính nghệ thuật độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, thường được in và bán vào dịp Tết nên còn gọi là tranh Tết. - Tranh Đông Hồ này do ai sáng tác? - Tranh dân gian có nhiều đề tài: tranh sinh hoạt xã hội, lao động sản xuất, tranh thờ, tranh trang trí…Trong đó tranh đấu vật cũng là tranh dân gian. - Em biết những tranh dân gian nào? - Gv treo tranh đã phóng to trong vở tập vẽ 3 t 21. + Em thích tranh nào? Vì sao ? - Gv yêu cầu Hs quan sát tranh đấu vật. + Tranh vẽ gì ? + Hình dáng của mỗi người như thế nào? - Tranh dân gian Đông Hồ. - Hs chú ý quan sát. - Tranh dân gian do nhiều nghệ nhân dân gian sáng tác và sản xuất mang tính truyền nghề từ đời này qua đời khác. - Tranh gà mái, tranh phú quý, tranh lợn ăn cây ráy… - Tranh 2 đẹp hơn. Vì đã có màu hoàn chỉnh. - Hs chú ý quan sát. - Tranh vẽ những người đang đấu vật, người mặc khố, đeo thắt lưng, tràng pháo... - Mỗi người với hình dáng khác nhau : người ngồi, các thế vật khác nhau... (6’) Hoạt động 2 Cách vẽ - Gv nêu cách vẽ màu: vẽ màu theo ý thích, có thể vẽ màu nền trước, sau đó vẽ màu ở các hình người hoặc ngược lại. + Da người có thể vẽ màu gì? + Cái khố, đai thắt lưng có thể chọn những màu gì? + Tràng pháo? - Gv bổ sung. - Gv cho Hs xem một số bài Hs vẽ. - Hs chú ý lắng nghe. - Hs trả lời: (15’) Hoạt động 3 Thực hành. - Gv quan sát, gợi ý Hs vẽ màu cho phù hợp. - Gv nhắc nhở Hs vẽ màu đều, không tràn ra ngoài hình vẽ. - Hs tiến hành vẽ bài. (5’) Hoạt động 4 Nhận xét đánh giá - Gv chọn một số bài cho Hs cùng xem: + Em có nhận xét gì về các bài vẽ ? + Em thích bài nào nhất? Vì sao? - Gv nhận xét và tuyên dương. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau: Bài 17: Vẽ tranh đề tài chú bộ đội. + Mang đầy đủ đồ dùng học vẽ. - Hs nhận xét về: + Cách vẽ màu + Màu sắc + Chọn bài mình thích

File đính kèm:

  • docMT 3 Bai 16.doc
Giáo án liên quan