Giáo án Mĩ Thuật lớp 1 cả năm

BÀI 1: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI

I. Mục tiêu.

- Kiến thức: HS làm quen với tranh vẽ của thiếu nhi.

- Kỹ năng: Mô tả được các hình ảnh, màu sắc chính trong bức tranh.

- Thái độ: Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tranh thiếu nhi.

II. Chuẩn bị.

* GV: - 2 tranh in trong Vở tập vẽ. 6 tranh thiếu nhi vẽ cùng đề tài ( trong bộ tranh TTMT ).

* HS: - Vở tập vẽ.

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4125 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ Thuật lớp 1 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à. Tuần 29 Thứ hai, ngày 24 tháng 03 năm 2014 Bài 30 - thường thức mĩ thuât tập quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc trong trNH I. Mục tiêu. - Kiến thức: HS tiếp xúc, làm quen thêm với tranh thiếu nhi về đề tài sinh hoạt. - Kỹ năng: quan sát và mô tả được các hình ảnh, màu sắc của tranh; nêu được cảm nhận về tranh theo gợi ý. - Thái độ: Nhận ra vẻ đẹp của tranh thiếu nhi. II. Chuẩn bị. * GV: - 6 tranh thiếu nhi (trong bộ tranh TTMT); -hình vẽ một số hoạt động của thiếu nhi để các nhóm tô màu ( nhóm 4 người). * HS: - Vở tập vẽ. III. Các hoat đông day - hoc chủ yếu. Nội dung và thời lượng Giáo viên Học sinh - HĐ1: Xem tranh in trong Vở tập vẽ (6 phút) - Gợi ý HS nêu nhận xét về: tên bức tranh, tác giả, các hình ảnh, màu sắc; địa điểm, thời gian diễn ra cảnh sinh hoạt,... - Nêu được: Tranh "Bảo vệ môi trường" do bạn Nguyễn Thị Hoài ở Bắc Ninh vẽ; các bạn nhỏ đang chăm chỉ quét dọn vệ sinh và chăm sóc vườn rau, vật nuôi ở sân bãi rộng;... Màu sắc gợi lên không khí tươi mát, vui nhộn của một buổi lao động bổ ích của thiếu nhi. - HĐ2: Xem tranh trong bộ tranh TTMT (15 phút) - Chia nhóm thảo luận, nêu yêu cầu, quy định thơi gian: mỗi nhóm thảo luận và tập nhận xét về một tranh gắn trên bảng (theo thứ tự ). - Tổ chức các nhóm trình bày và các cá nhân khác nhận xét. - Các nhóm trưởng điều hành nhóm nêu ý kiến về: các hình ảnh, màu sắc, nội dung của tranh, cảm nhận về bức tranh. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhân khác trong nhóm bổ sung; các nhóm khác nhận xét. - HĐ3: Nhận xét, kết luận (5 phút) - Bổ sung nhận xét cho các nhúm và kết luận chung: tất cả các tranh vừa xem đều vễ về đề tài sinh hoạt của thiếu nhi, những công việc rất quen thuộc hằng ngày mà ai cũng biết. - Suy nghĩ, nhớ lại những hoạt động hằng ngày ở nhà, ở trường: giúp cha mẹ, giúp các em bé, vui chơi,... và kể cho cả lớp biết. - HĐ4: Vẽ màu vào tranh (8 phút) - Phát bài thực hành cho các nhóm và quy định thời gian thi vẽ màu, hiệu lệnh dừng bút, gắn bài lên bảng,... - Nhóm trưởng phân công, thảo luận và thể hiện. - Tham gia nhận xét và khen ngợi nhóm vẽ màu nhanh và đẹp. - Dặn dò (1 phút) - Sưu tầm thêm tranh và tập nhận xét. Tuần 31 Thứ hai, ngày 07 tháng 04 năm 2014 Bài 31 - vẽ tranh Vẽ cảnh thiên nhiên I. Mục tiêu. - Kiến thức: tập quan sát và biết cách vẽ cảnh thiên nhiên. - Kỹ năng: vẽ được một cảnh theo ý thích. - Thái độ: cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật; có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường. II. Chuẩn bị. * GV: - 3 tranh phong cảnh của thiếu nhi và 2 ảnh chụp về cảnh miền núi; * HS: Vở tập vẽ, màu. III. Các hoat đông day - hoc chủ yếu. Nội dung và thời lượng Giáo viên Học sinh - HĐ1: Giới thiệu cảnh thiên nhiên (5 phút) - Gợi ý HS nêu nhận xét ảnh và tranh in trong Vở tập vẽ (trang 36). - Gợi ý nhận xét các tranh, ảnh gắn trên bảng. - Nêu được: + ảnh chụp cảnh nông thôn, có con sông, cánh đồng, núi và các em nhỏ cưỡi trâu,... + tranh vẽ ngôi nhà một tầng và cây cối xung quanh, thiên nhiên thật đẹp,... - Các tranh, ảnh trên bảng : nêu được các hình ảnh nổi bật, màu sắc, cảm nhận,... - HĐ2: Cách vẽ thiên nhiên (4 phút) - Minh hoạ hình 2 cảnh đơn giản. - Theo dõi, nắm được trình tự vẽ: vẽ hình ảnh chính -> vẽ thêm hình ảnh khác -> vẽ màu. - HĐ3: Thực hành (20 phút) - Gợi ý thêm với những em còn lúng túng tìm hình ảnh và cách sắp xếp các hình ảnh. - Vẽ cá nhân, vẽ vào vở. - HD4: Nhận xét, đánh giá (5 phut) - Chọn bài đại diện để tổ chức nhận xét. - Đánh giá bài các bài gắn trên bảng và xếp loại bài cho cả lớp. - Khen ngợi, khích lệ HS vẽ thêm ở nhà. - Tham gia nhận xét, bình chọn bài đẹp nhất. - Tham gia đánh giá. - Biểu dương các cá nhân tích cực, bài vẽ đẹp. - Dặn dò (1 phút) - Quan sát và tập vẽ lại cảnh đẹp em thích nhất vào giấy A4. Tuần 32. Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2013 Bài 32 - vẽ trang trí Vẽ đường diềm trên váy, áo I. Mục tiêu. - Kiến thức: nhận biết một số trang phục có trang trí đường diềm; biết cách trang trí đường diềm trên hình váy, áo. - Kỹ năng: vẽ được đường diềm phù hợp với khả năng vào hình chiếc váy và vẽ màu theo ý thích. - Thái độ: cảm nhận được vẻ đẹp của trang phục được trang trí hợp lý. II. Chuẩn bị. * GV: - ảnh chụp váy Mèo, vải thổ cẩm; - đồ vật : khăn và túi thổ cẩm dân tộc Nùng. - minh hoạ. * HS: - Vở tập vẽ, chì, màu. III. Các hoat đông day - hoc chủ yếu. Nội dung và thời lượng Giáo viên Học sinh - HĐ1: Giới thiệu đường diềm (5 phút) - Gợi ý HS nhận xét cách trang trí đường diềm trên các đồ vật qua ảnh chụp và vật mẫu. - Liên hệ thực tế. - Nhận xét được: vị trí trên đồ vật được trang trí đường diềm ( gấu váy, cổ áo, mép khăn, trên thân túi thổ cẩm,...); kích thước, hình thức trình bày đường diềm,... - Lấy VD các đồ vật khác được trang trí đường diềm. - HĐ2: Cách vẽ đường diềm (5 phút) - Giảng và minh hoạ một cách trang trí đường diềm trên váy trẻ em: xác định vị trí phù hợp để trang trí -> vẽ 2 đường thẳng cách đều nhau -> chia các khoảng đều nhau -> chọn hình phù hợp để vẽ vào các ô sao cho đều nhau -> chọn và vẽ màu. - Theo dõi GV minh hoạ, nắm được cách vẽ. - HĐ3: Thực hành (19 phút) - Hướng dẫn HS chia các khoảng đều nhau trên hình 2, trang 37, Vở tập vẽ; Gợi ý thêm cho HS vẽ chậm. - Vẽ cá nhân. - HĐ4: Nhận xét, đánh giá (5 phút) - Chọn 10 bài đại diện để gợi ý HS nhận xét. - Bổ sung nhận xét và tổ chức đánh giá. Xếp loại bài đã vẽ xong cho cả lớp. - Khen ngợi những cá nhân có nhiều cố gắng, bài vẽ đẹp. Góp ý với những bài vẽ chưa đẹp để khắc phục khi vẽ tiếp ở nhà . - Nhận xét chung giờ học. - Dừng vẽ, tham gia nhận xét về: + hình vẽ có đều hay chưa? + màu sắc đều và kín hình hay chưa? + có trang trí gì thêm ngoài đường diềm ? Chọn bài vẽ đẹp. - Tham gia đánh giá. - Biểu dương bạn đạt kết quả tốt. - Dặn dò (1 phút) - Quan sát các đồ vật khác coa trang trí đường diềm đẹp. - Quan sát hình dáng, màu sắc các loại hoa. Tuần 33. Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2013 Bài 33 - vẽ tranh Vẽ tranh Bé và hoa tập vẽ tranh có bé và hoa I. Mục tiêu. - Kiến thức: HS nhận biết đề tài Bé và hoa; Biết cách vẽ tranh đúng đề tài. - Kỹ năng: Vẽ được tranh rõ nội dung đề tài Bé và hoa. - Thái độ: cảm nhận được vẻ đẹp của con người và thiên nhiên. II. Chuẩn bị. * GV: - 3 tranh vẽ cùng đề tài ; - 2 ảnh chụp bé trong vườn hoa và bé ngắm hoa; - minh hoạ. * HS: - Vở tập vẽ, màu. III. Các hoạt động day - hoc chủ yếu. Nội dung và thời lượng Giáo viên Học sinh - HĐ1: Giới thiệu đề tài (5 phút) - Gợi ý nhận xét các ảnh, tranh gắn trên bảng và tranh in trong Vở tập vẽ. - Gợi ý liên hệ thực tế. - Nhận ra: + các hình ảnh chính: Bé và hoa; + có thêm hình ảnh khác : mặt trời, mây, nhà, con đường,... + màu sắc làm nổi rõ hình Bé và hoa. - Nêu cảnh đẹp bồn hoa, vườn hoa em đã thấy. - HĐ2: Cách vẽ tranh (4 phút) - Giảng giải kết hợp minh hoạ. * Theo dõi, nắm được cách vẽ: + vẽ Bé, vẽ hoa; + vẽ thêm hình ảnh khác phù hợp + chọn và vẽ màu. - HĐ3: Thực hành (20 phút) - Theo dõi, gợi ý thêm cho HS gặp khó khăn, lúng túng. - Vẽ cá nhân, vẽ vào vở. HĐ4: Nhận xét, đánh giá (5 phút) - Chọn 10 bài đại diện để gợi ý HS nhận xét. - Bổ sung nhận xét và tổ chức đánh giá. Xếp loại bài đã vẽ xong cho cả lớp. - Khen ngợi những cá nhân có nhiều cố gắng, bài vẽ đẹp. - Nhận xét chung giờ học. - Dừng vẽ, tham gia nhận xét về: + hình ảnh chính; + các hình ảnh khác; + màu sắc. * Chọn bài vẽ đẹp. - Tham gia đánh giá. - Biểu dương bạn đạt kết quả tốt. - Dặn dò (1 phút) - Xem lại các bài vẽ trong năm học và chọn những tranh em vẽ tâm đắc nhất, tập vẽ lại ở nhà. Tuần 34. Thứ ba, ngày 01 tháng 5 năm 2012 Bài 34 - vẽ tranh Vẽ tự do I. Mục tiêu. - Kiến thức: Biết tự chọn đề tài mình thích nhất để vẽ tranh. - Kỹ năng: Vẽ được tranh theo ý thích và phù hợp với khả năng. - Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú của tranh vẽ các đề tài khác nhau; thêm yêu thích học vẽ. II. Chuẩn bị. * GV: - 6 tranh thiếu nhi về các đề tài : phong cảnh, sinh hoạt (học tập, vui chơi), con vật, tĩnh vật, chân dung. - giấy vẽ khổ 15cm x 21cm đủ cho HS vẽ cá nhân. III. Các hoat đông day - hoc chủ yếu Nội dung và thời lượng Giáo viên Học sinh - HĐ1: Giới thiệu các đề tài (5 phút) - Gợi ý HS nhận xét các tranh gắn trên bảng. - Gợi ý liên hệ, tìm ra đề tài, nội dung để vẽ tranh. - Nhận ra: có nhiều đề tài để vẽ tranh; - Biết chọn đề tài, nội dung phù hợp để thể hiện. - HĐ2: Thực hành (25 phút) - Theo dõi và gợi ý HS sáng tạo, phấn đấu hoàn thành bài tại lớp. - Vẽ cá nhân. - HĐ3: Nhận xét, đánh giá (4 phút) - Trưng bày bài vẽ theo tổ học tập. - Gợi ý nhận xét, đánh giá. - Khích lệ , khen ngợi HS. - Tham gia trưng bày bài vẽ (gắn lên bảng). - Tham gia nhận xét, chọn bài đẹp nhất và cùng xếp loại. - Biểu dương bạn học có nhiều nỗ lực, bài vẽ tốt. - Dặn dò (1 phút) - Chuẩn bị một bài vẽ em thích nhất trong năm học để trưng bày, triển lãm cuối năm. Tuần 35. Thứ ba, ngày 08 tháng 5 năm 2012 Bài 35 - tổng kết Trưng bày kết quả học tập I. Mục tiêu. - Kiến thức: HS tự đánh giá được sự tiến bộ của mình sau một năm học vẽ. - Kỹ năng: Trưng bày, diến đạt được nhận xét của mình về các sản phẩm tiêu biểu trong năm. - Thái độ: Nhận thấy sự tiến bộ của mình qua năm học, thêm tự tin, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị. * GV: - 6 tờ giấy A0 12 kẹp, hồ dán, móc treo, dây buộc. * HS: - cắt mỗi em 1 bài tốt nhất trong năm học để tham gia trưng bày. III. Các hoạt động chính trong giờ học. Nội dung và thời lượng Giáo viên Học sinh 1. Dán các bài vẽ lên giấy A0 ( 10 phút) - Hướng dẫn HS chọn bài theo phân môn để dán lên giấy nền, ghi tên bài vẽ, tên người vẽ. - Chia 4 nhóm/ 4 phân môn; chọn lọc, cắt xén cho gọn, dán, ghi nội dung yêu cầu phía dưới mỗi bài vẽ 2. Trưng bày ( 20 phút) - Treo các tờ giấy A0 đã dán bài vẽ lên tường. - Tổ chức HS quan sát và nhận xét - Quan sát, nhận xét, bình chọn những bài đẹp nhất trong năm của lớp. 3. Đánh giá (5 phút) - Nhận xét kết quả học tập . - Biểu dương các cá nhân có thành tích học tập tốt nhất.

File đính kèm:

  • docgiao an 1.doc
Giáo án liên quan