Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tiết 1 đến tiết 15

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ ĐỒNG NGHĨA

I. Mục tiêu:

1.Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.

2. Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa.

II. Chuẩn bị:

-Vở bài tập Tiếng Việt 5.

-Bảng viết sẵn các từ in đậm ở bt 1avà 1b ( phần nhận xét ): xây dựng – kiến thiết; vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm.

Một số giấy khổ A4 để một vài HS làm BT 2 ,3 ( phần luyện tập).

III. Các hoạt động dạy học:

1. Giới thiệu bài: Từ đồng nghĩa.

Bài 1: So ánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi VD sau: sgk/ 7

– Học sinh đọc bài tập 1 làm cá nhân

– GV : hỏi đáp và rút ra từ:xây dựng – kiến thiết; ( ý nghĩa giống nhau).

 Vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm.( ý nghĩa giống nhau).

Bài tập 2:Thay những từ in đậm trong mỗi VD trên cho nhau rồi rút ra nhận xét. Những từ nào thay thế được cho nhau, những từ nào không thay thế được cho nhau? Vì sao?

- HS thực hiện nhóm đôi – trình bày trước lớp.

-GV: Nhận xét chốt ý rút ra ghi nhớ: SGK. Hai em đọc lại.

 

doc31 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tiết 1 đến tiết 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên: quan sát hướng dẫn học sinh làm bài tập- nhận xét .PP:hỏi đáp , gợi mở . Bài 2 : (10’) Làm việc theo nhóm đôi. Yêu cầu: chuyển mỗi cặp câu trong đoạn a hoặc đoạn b dưới đây thành một câu sử dụng các cặp quan hệ từ: Vìnên , hoặc chẳng những. Mà . VBT/ 93 Học sinh: Vài nhóm trình bày trước lớp – nhận xét bài bạn . Giáo viên: quan sát hướng dẫn học sinh học nhóm - nhận xét .PP:hỏi đáp , gợi mở . Bài 3 : Làm cá nhân vào vở bài tập. Yêu cầu: Gạch chân những chỗ khác nhau giữa hai đoạn văn sau: Học sinh: Làm VBT vài em trình bày trước lớp – nhận xét bài bạn . Giáo viên: quan sát hướng dẫn học sinh làm bài tập- nhận xét .PP:hỏi đáp , gợi mở 3.Củng cố dặn dò: Tuyên dương những em làm bài tốt, nhắc nhở những em có bài làm chưa tốt - Dặn làm bài tập về nhà : Các bài tập SGK/ 131,132. Chuẩn bị bài sau Nhận xét tiết học Tuần 14 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP VỀ CÁC LOẠI TỪ I/ Yêu cầu : _ Hệ thống hoá kiến thức đã học về các từ loại danh từ , đại từ , quy tắc viết hoa danh từ riêng . - Nâng cao một bước kỹ năng sử dụng danh từ . Đại từ II/ Chuẩn bị : - 3 tờ phiếu ( 1 tờ viết định nghĩa danh từ , 1 tờ viết quy tắc viết hoa danh từ riêng , 1 tờ viết khái niệm đại từ xưng hô). III/ Nội dung bài dạy : 1/ Bài cũ: (5’) ôn tập về loại từ - 2 HS làm bài 1,2 . 2/ Bài mới : a/ Giới thiệu bài : Hệ thống hoá kiến thức đã học về các từ loại danh từ, đại từ, quy tắc viết hoa danh từ riêng. b/Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài 1 : làm nhóm 2 Yêu cầu: Tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung trong đoạn văn / 97/ vbt Học sinh: Học nhóm đôi-– trình bày trước lớp - nhận xét Giáo viên: Quan sát hướng dẫn học nhóm - nhận xét - PP: Hỏi đáp Bài 2 : làm việc cá nhân Yêu cầu: Ghi lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học Học sinh: Làm vào VBT- đọc trước lớp các em khác nhận xét PP: Hỏi đáp . Giáo viên : Quan sát hướng dẫn học sinh làm bài tập - nhận xét- PP: hỏi đáp . Bài 3 : làm việc cá nhân Yêu cầu: Viết các đại từ xưng hôcó trong đoạn văn ở bài tập 1. Học sinh: Làm vào VBT- đọc trước lớp các em khác nhận xét PP: Hỏi đáp . Giáo viên : Quan sát hướng dẫn học sinh làm bài tập - nhận xét- PP: hỏi đáp 3/ Củng cố dặn dò: Nhắc lại nội dung chính Dặn làm bài tập về nhà :sgk Chuẩn bị bài sau Nhận xét tiết học LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI I/ Yêu cầu : - Hệ thống hoá những kiến thức đã học về động từ tính từ quan hệ từ . - Biết sử dụng những kiến thức đã học để viết 1 đoạn văn ngắn . II/ Chuẩn bị : 1 tờ giấy phiếu khổ to 1 vài tờ giấy phiếu khổ nhỏ III/ Nội dung bài dạy : 1/ Bài cũ: (5’) – 3HS làm 3 bài tập sgk / 137 2/ Bài mới : a/ Giới thiệu bài : b/ Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài 1 : làm cá nhân phiếu bài tập Yêu cầu: Ghi các từ in đậm trong đoạn văn vào chỗ trống thích hợp vào trong bảng phân loại dưới đây . Động từ Tính từ Quan hệ từ M : trả lời , M: vời vợi, M: qua Học sinh: làm phiếu bài bài tập , đọc trước lớp – nhận xét bài bạn Giáo viên: quan sát hướng dẫn học sinh làm bài tập- nhân xét . PP: hỏi đáp . Bài 2 : Làm VBT – 2 hs làm giấy lớn . Yêu cầu: Viết 1 đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa ( dựa theo khổ thơ 2 bài Hạt gạo làng ta ) chỉ ra 1 tính từ 1 động từ và 1 quan hệ từ . Học sinh: Vài em trình bày trước lớp – nhận xét bài bạn Giáo viên : Quan sát hướng dẫn học sinh làm bài tập- Nhận xét . PP: hỏi đáp thuyết trình . 3/ Củng cố dặn dò: Tuyên dương các em có bài làm tốt Nhắc các em bài làm chưa tốt Dặn làm các bài tập SGK ở nhà. Chuẩn bị bài sau Nhận xét tiết học. Tuần 15 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ : HẠNH PHÚC I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc . 2. Biết trao đổi, tranh luận cùng các bạn để có nhận thức đúng về hạnh phúc. II/ CHUẨN BỊ : -Vài tờ giấy khổ lớn để HS làm BT2, 3 theo nhóm -Từ điển tiếng Việt. Sổ tay tử ngữ TV tiểu học. III/ NỘI DUNG DẠY HỌC : 1 - Bài cũ: (5 phút) Gọi 2 HS đọc đoạn văn tả mẹ cấy lúa BT3 tuần trước. HS nhận xét, GV nhận xét ghi điểm. 2- Bài mới:(30 phút) a/ Giới thiệu bài:(2 phút) GV nêu mục đích Y/C tiết học b/ Hướng dẫn HS làm bài tập: (27 phút) Bài tập 1: (5 phút) - Gọi HS đọc Y/C bài tập.GV giúp HS nắm vững Y/C bài tập: trong 3 ý đã cho, có thể có ít nhất 2 ý thích hợp; các em phải chọn 1 ý thích hợp nhất. - Lớp làm bài cá nhân. - Gọi 1số HS đọc ý mà mình chọn. GV chốt lại ý đúng là ý (b) Bài tập 2:(7 phút) - Gọi HS đọc Y/C - GV chia nhóm, HS làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận Bài tập 3:(8 phút) - Gọi HS đọc Y/C bài. GV phát phiếu HS làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - GV nêu thêm 1số từ mà HS chưa biếtvà giải nghĩa các từ đó. Bài tập 4:(5phút) - Gọi HS đọc Y/C bài tập. - HS thảo luận theo cặp để tìm ra yếu tố quan trọng nhất để tạo nên 1 gia đình hạnh phúc. Sau đó tham gia tranh luận trước lớp. - GV tôn trọng ý của từng em và HD cả lớp cùng đi đến kết luận tất cả các ý trên đều đúng nhưng mọi người sống hoà thuận là yếu tố quan trọng nhất. Củng cố-dặn dò:(3phút) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ những từ đồng nghĩa trái nghĩa với từ hạnh phúc. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỔNG KẾT VỐN TỪ I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: HS liệt kê được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp các dân tộc anh em trên đất nước; từ ngữ miêu tả hình dáng của người; các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè. Từ những từ ngữ miêu tả hình dáng của người, viết được đoạn văn miêu tả hình dáng của một người cụ thể. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ viết kết quả bài tập 1 - Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to để các nhóm làm BT2, 3 III/ NỘI DUNG DẠY HỌC: 1/ Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với từ có chứa tiếng phúc và trả lời câu hỏi: +Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ “hạnh phúc”? Nhận xét ghi điểm. 2/ Bài mới: a. Giới thiệu bài: Tổng kết vốn từ b. HD HS làm bài tập: Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và bài mẫu -Y/C học sinh hoạt đọâng theo nhóm 4 viết vào giấy khổ to, mỗi nhóm làm một phần của bài. -Gọi 1 nhóm dán lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung> -GV kết luận ý đúng. Bài 2: Gọi HS đọc Y/C và đọc mẫu bài -HS nối tiếp nhau phát biểu. Mỗi em nêu 1 câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ của mình tìm được. -Y/C học sinh ghi vào vở các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ vừa tìm được theo đúng thể loại. -Gọi 1 số HS đọc bài làm. GV nhận xét Bài 3: Gọi HS đọc Y/c bài và mẫu bài tập. -Y/C học sinh hoạt động theo nhóm 4. Mỗi nhóm tìm 1 dạng từ miêu tả. Gv kết luận Bài 4: Gọi HS đọc Y/C của bài tập. -1 HS viết vào giấy khổ to còn cả lớp làm vào vở bài tập. -Cả lớp nhận xét bài của bạn trên giấy khổ lớn. -Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình.GV nhận xét cho điểm bài đạt yêu cầu 3.Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học -Dặn HS về nhà ghi nhớ, các từ các thành ngữ, tục ngữ, ca dao vừa tìm được, hoàn thành đoạn văn. Thứ ba LUYỆN TỪ VÀ CÂU : TỔNG KẾT VỐN TỪ I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1.Thống kê được nhiều từ đồng nghĩa nà từ trái nghĩa nói về các tính cách nhân hậu, trung thực, cần cù, dũng cảm. 2.Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giấy khổ to, bút dạ, giấy khổ to kẻ sẵn (4 tờ) III.NỘI DUNG DẠY HỌC : 1.Bài cũ: Gọi 4 HS lên bảng viết 4 từ ngữ miêu tả hình dáng của con người. Gọi 1 số HS dưới lớp đọc đoạn văn miêu tả hình dáng người thân hoặc 1 người em quen biết. Lớp nhận xét, GV nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích Y/C b.Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài 1: Gọi HS đọc Y/C bài tập. -Chia lớp thành 4 nhóm -Y/C mỗi nhóm tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với một trong các từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. -Nhóm gắn lên bảng và trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV ghi nhanh vào cột tương ứng -Nhận xét, kết luận từng ý đúng. Bài 2 : Gọi HS đọc Y/C bài +Bài tập có những Y/C gì ? -GV gợi ý : Các em cần nêu đúng tính cách của cô Chấm, em phải tìm những từ ngữ nói về tính cách, để chứng minh cho những nét tính cách của cô Chấm. +Cô Chấm có tính cách gì ? (HS đọc thầm trả lời) -Tổ chức cho HS tìm những chi tiết và những từ ngữ minh hoạ cho một tính cách theo nhóm. -Gọi HS dán giấy lên bảng, đọc phiếu. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung ý. Trung thực, thẳng thắn :- Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng. - Nghĩ thế nào Chấm dám nói thế ấy -Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, Chấm nói ngay, nói thẳng băng băng. Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Chấm thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa. 3.Củng cố, dặn dò : GV nhận xét tiết học. Y/C HS về nhà xem bài tập 2.

File đính kèm:

  • docLTVC5.doc