Giáo án lớp 5B Tuần 28 Trường Tiểu học Yên Lâm

- GV đưa bảng phụ hướng dẫn HS : bài tập yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ

cho từng kiểu câu.

+ Câu đơn : 1VD

+ Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối 1VD; Câu ghép dùng QHT 1VD – câu ghép dùng cặp từ hô ứng 1 VD.

- HS làm bài cá nhân viết vào vở BT.

- HS nối tiếp nhau nêu ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu. Cả lớp và GV nhận xét nhanh.

- HS sửa chữa bài trong vở BT.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5B Tuần 28 Trường Tiểu học Yên Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thầm lại từng đoạn văn, suy nghĩ, làm bài vào vở BT. Một HS làm bài trên bảng lớp. - Tổ chức cho HS chữa bài; GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị tiết sau kiểm tra viết. Ngày dạy Thứ năm ngày 20 tháng 3 năm 2014 Tiếng Việt: ôn tập kiểm tra giữa kì II tiết 7 Kiểm tra I. Mục đích yêu cầu 1. Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu, kiểm tra về từ và câu. II. Chuẩn bị : III. Lên lớp A. Bài cũ : B.Bài mới 1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu mục đích yêu cầu tiết học. 2. HS đọc thầm bài đọc trong SGK trang 103, 104. a) Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng. 1. Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên ? Mùa thu ở làng quê. Cánh đồng quê hương. Âm thanh mùa thu. 2. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào ? Chỉ bằng cảm thị giác Chỉ bằng thị giác và thính giác Bằng thị giác, thính giác và khứu giác 3. Trong câu “Chúng không còn là hồ nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.” Từ đó chỉ sự vật gì ? Chỉ những cái giếng. chỉ những hồ nước. chỉ làng quê. 4. Vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất ? Vì bầu trời mùa thu rất cao nên tác giả có cảm giác nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất. Vì bầu trời mùa thu rất xanh nên tác giả có cảm tưởng đó là một bầu trời khác. Vì những hồ nước in bóng bầu trời là “những cái giếng không đáy” nên tác giả có cảm tưởng nhìn thấy ở đó bầu trời ở bên kia trái đất. 5. trong bài văn có những sự vật nào được nhân hoá ? Đàn chim nhạn, con đê và những cánh đồng lúa. Con đê, những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai. Những cánh đồng lúa, cây cối và đất đai. 6. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ xanh ? Một từ. Đó là từ : ………….. Hai từ. Đó là từ : ………….. Ba từ. Đó là từ : ………………… 7. Trong các cụ từ Chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những từ nào mang nghĩa chuyển ? Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển. Có hai từ dù và chân mang nghĩa chuyển. Cả ba từ dù, chân và tay mang nghĩa chuyển. 8. Từ chúng trong bài văn chỉ sự vật nào ? Các hồ nước. Các hồ nước, bọn trẻ. Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ. 9. Trong đoạn thứ nhất (4 dòng đầu) có mấy câu ghép ? Một câu. Đó là câu : ………………… Hai câu. Đó là câu : ……………….. Ba câu. Đó là câu : …………….. 10. hai câu “Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối đất đai.” Liên kết với nhau bằng cánh nào ? Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ ……… thay cho từ ………….. Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ : …………. Bằng cả hai cách thay thế từ và lặp từ ngữ. b) HS làm vào vở bài tập - HS trao đổi vở tự kiểm tra bài của nhau. - HS báo cáo kết quả; cả lớp nhận xét. GV kết luận. 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà sửa chữa bài làm của mình và chuẩn bị tiết sau viết bài văn. Toán : 139 ôn tập về số tự nhiên I. Mục tiêu : - Biết đọc, viết, so sánh số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho : 2, 3, 5, 9. (BT cần làm 1, 2, 3(cột 1), 5 – HS nào có khả năng làm thêm các bài còn lại.) II. Chuẩn bị III. các hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước. B.Bài mới 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu tiết ôn tập 2. Hướng dẫn HS làm bài tập BT1: HS đọc yêu cầu. - HS làm bài theo cặp. - HS báo cáo kết quả; GV gọi liên tiếp theo dãy bàn. - HS nhận xét, GV kết luận nhấn mạnh về cách đọc và giá trị chữ số trong mỗi hàng. BT2: HS đọc yêu cầu bài toán. - HS làm bài cá nhân; HS báo cáo kết quả. - GV nhận xét, nhấn mạnh kiến thức. BT3: HS làm bài. - Tổ chức cho HS chữa bài; nhấn mạnh cách so sánh các số tự nhiên trong trường hợp cùng số chữ số và số chữ số khác nhau. BT4: HS làm bài sau đó trao đổi vở với nhau tự đánh giá bài của bạn. - HS nêu kết quả; GV nhận xét, kết luận. BT5: HS đọc yêu cầu bài toán. - HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. - HS làm bài; GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu. - Tổ chức cho HS chữa bài; Yêu cầu HS nêu cách làm. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau. Ngày dạy Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2014 Tiếng Việt: ôn tập kiểm tra giữa kì II tiết 8 : kiểm tra(viết) I. Mục đích yêu cầu 2. Nghe – viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi). II. Chuẩn bị : 1. Đề bài : một đoạn văn để học sinh viết chính tả III. Lên lớp A. Bài cũ : B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. GV đọc cho HS viết, đảm bảo tốc độ quy định. 3. GV thu bài, chấm một số bài, nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn lại 2 thể kiểu bài văn tả người và tả cảnh. Toán : 140 ôn tập về phân số I. Mục tiêu : - Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số. (BT cần làm 1, 2, 3 cộta,b, 4 – HS nào có khả năng làm thêm các bài còn lại.) II. Chuẩn bị III. các hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước. B.Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập BT1 : HS làm bài cá nhân. - HS nối tiếp nhau đọc các phân số viết được. - GV nhận xét, nhấn mạnh kiến thức về ý nghĩa phân số. BT2: HS tự làm bài sau đó trao đổi bài với bạn bên cạnh. - GV bao quát lớp theo dõi và giúp đỡ HS yếu. - Tổ chức cho HS chữa bài; cần hướng HS rút gọn về phân số tối giản và số lần rút gọn ít nhất càng tốt. BT3: HS đọc yêu cầu bài. - HS làm bài cá nhân; trong khi đó GV gọi HS lên bảng làm. - Tổ chức cho HS nhận xét; GV đánh giá. - GV hướng HS cách quy đồng theo mẫu số chung bé nhất; và lưu ý HS cách trình bày. BT4: HS đọc yêu cầu bài. - HS làm bài cá nhân; tổ chức cho HS chữa bài. - GV nhận xét, nhấn mạnh hai trường hợp so sánh cùng mẫu số và khác mẫu số. BT5: HS làm bài rồi chữa bài. - Hướng dẫn HS có nhiều cách khác nhau để tìm ra phân số thích hợp. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau. BGH duyệt : .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 29 Ngày dạy Thứ hai ngày 24 tháng 3 năm 2014 Tập đọc : 57 Một vụ đắm tàu Theo A-xi-mi I. mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn. - Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ ( 3 phút) : 3. Bài mới ( 35 phút) a. Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài: Từ hôm nay các em sẽ học một chủ điểm mới - …. Những bài học trong chủ điểm này sẽ giúp các em hiểu thêm về sự bình đẳng nam nữ và vẻ đẹp riêng của mỗi giới. Trong bài học mở đầu chủ điểm hôm nay … các em sẽ làm quen với hai nhân vật tiêu biểu cho hai giới : Đó là câu bé ma-ri-ô mạnh mẽ, cao thượng và cô bé Giu-li-ét-ta tốt bụng, hiền dịu. - HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và bài học. b. Luyện đọc - Hai HS khá giỏi nối tiếp nhau đọc bài văn. - GV viết lên bảng các từ : Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta. GV đọc mẫu, cả lớp đọc đồng thanh. - HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1 , GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.( có thể chia bài thành 5 đoạn như sau: Đoạn 1: từ đầu đến về quê sống với họ hàng; Đoạn 2 tiếp đến băng cho bạn; Đoạn 3: tiếp đến Quang cảnh thật hỗn loạn; Đoạn 4: tiếp đến đôi mắt thẫn thờ, tuyệt vọng; Đoạn 5 còn lại). - HS đọc nối tiếp lần 2 ; GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ ở cuối bài cho HS hiểu. - HS đọc theo cặp. - GV đọc diễm cảm toàn bài. (cách đọc theo như hướng dẫn SGV) c. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta. GV nói thêm : Đây là hai bạn nhỏ ở I-ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước Anh về I-ta-li-a. - Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ? - Tai nạn bất ngờ sảy ra như thế nào ? - Ma-ri-ô phản ứng như thế nào khi những người trên xuồng muốn đưa đứa bé nhỏ hơn là cậu ? - Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu hộ của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu ? - Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện ? d. Luyện đọc diễn cảm 1. Luyện đọc: - Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta. “Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ … 2. Tìm hiểu bài: - Ma-ri-ô bố mất sớm, về quê sống với họ hàng; Giu-li-ét-ta : đang trên đường về nhà gặp bố mẹ. - Tai hoạ bất ngờ ập tới: sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, tàu chìm dần giữa biển khơi. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. - Một ý nghĩ vụt đến - Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn – cậu hét to …, nói rồi ôm ngang lưng bạn thả xuống nước. - Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh vì bạn. - Ma-ri-ô là bạn trai kín đáo, cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh vì bạn; Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng giàu tình cảm.

File đính kèm:

  • doctuan 28.doc
Giáo án liên quan