Giáo án Lớp 5 Tuần 9 - Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước

Toán

 LUYỆN TẬP

Các hoạt động Hoạt động cụ thể

1 bài cũ : 5’ Kiểm tra vở bài tập của HS

Nhận xét ghi điểm

2 Bài mới:32’

Hoạt động 1:8’

Mục tiêu: Giúp học sinh

Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản

Phương pháp:

Luyện tập thực hành

 ¬-Giới thiệu nội dung ôn tập

-Bài 1:HS tự làm bài rồi chữa bài

GV theo dõi giúp đở HS yếu

Kết quả

35m 23dm = 35,23m

51dm 3cm = 51,3 dm

14m 7cm = 14.07 m

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 9 - Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: luyện tập chung Lịch sử CÁCH MẠNG MÙA THU Các hoạt động chủ yếu Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ:5’ -Trong những năm 1930-1931 , ở nhiều vùng nông thôn Nghệ Tĩnh diễn ra điều gì mới? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới:27’ Hoạt động 1:7’ Mục tiêu: Giúp HS Biết khi thời cơ đến , Đảng ta nhanh chóng nắm thời cơ phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Phương pháp: Làm việc cả lớp Đồ dùng: Giới thiệu bài, nêu nội dung bài học Thời cơ cách mạng - Theo em, vì sao Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một cho cách mạng Việt Nam? - Tình hình kẻ thù của ta lúc này như thế nào? - HS trình bày; Lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Từ năm 1940, Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta, tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta. Tháng 8 năm 1945 quân Nhật ở châu Á thua trận và đầu hàng quân đồng minh, thế lực của chúng đang suy giảm đi rất nhiều, nên ta phải chớp thời cơ này làm cách mạng. Để động viên quyết tâm của toàn dân tộc, Bác Hồ đã nói “ Dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng cương quyết dành cho được độc lập” Hoạt động 2: 10’ Mục tiêu: Giúp HS Thuật lại được cuộc khởi nghĩa ngày 19-8-1945 Phương pháp : Thảo luận nhóm 4. Khởi nghĩa giành chính quyền ỏ Hà Nội ngày 19-8-1945 - GV chia nhóm và yêu cầu các thành viên trong nhóm thuật lại cho nhau nghe về cuộc khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945. - Đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt. Hoạt động 3: 10’ Mục tiêu: Giúp HS Biết nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng Tám Phương pháp : Làm việc theo lớp . Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng Tám - Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng 8? - Thắng lợi của Cách mạng tháng tám có ý nghĩa gì? - HS trình bày. - GV nhận xét, kết luận: Thắng lợi của Cách mạgn tháng tám cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta đã dành được độc lập dân tộc, dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ, ách thống trị của thực dân phong kiến. 3. Củng cố - dặn dò:3’ Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau: ôn tập Thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2008 Dạy bài thứ năm Toán LUYỆN TẬP CHUNG L Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1- Bài cũ : 5’ Kiểm tra vở bài tập của học sinh Nhận xét ghi điểm 2 Bài mới:32’ Hoạt động 1:8’ Mục tiêu: Giúp học sinh Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân Phương pháp: Luyện tập thực hành Giới thiệu nội dung ôn tập Bài 1 HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo HS tự làm bài rồi chữa bài 42m 34cm = 42,34m 56m29cm = 562,9dm 6m 2cm = 6,02 m 4352m = 4,352 km Hoạt động 2:8’ Mục tiêu: Giúp học sinh Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng dưới dạng số thập phân Phương pháp: Luyện tập thực hành Bài 2 : HS nhắc lại bảng đơn vị đo khối lượng , mối quan hệ giữa các đơn vị đo HS tự làm bài rồi chữa bài 500g = 0,5 kg 347 g = 0, 347 kg 1,5 tấn = 1500 kg Hoạt động 3:8’ Mục tiêu: Giúp học sinh Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích dưới dạng số thập phân Phương pháp: Luyện tập thực hành Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài 7 km2 = 7000000 m2 4ha = 40000 m2 8,5 ha = 85000 m2 30 m2 = 0,3 m2 Hoạt động 4:8’ Mục tiêu: Giúp học sinh Giải bài toán có liên quan đến số đo diện tích Phương pháp: Luyện tập thực hành Bài 4: HS đọc đề bài Phân tích ,tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng HS tự làm bài rồi chữa bài Tổng số phần bằng nhau là 2 + 3 = 5 (phần) Chiều rộng sân trường 150 : 5 x 2 = 60 (m) Chiều dài sân trường 150 – 60 = 90 (m) Điện tích sân trường 90 x 60 = 5400 (m2 ) = 0,54 ha 3. Củng cố - dặn dò:3’ - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: luyện tập chung Kĩ thuật LUỘC RAU Các hoạt động chủ yếu Hoạt động cụ thể 1.Bài cũ : 5’ - Nêu các cách nấu ăn trong gia đình mà em biết. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới:27’ Hoạt động 1: 7’ Mục tiêu: Giúp học sinh Biết các công việc chuẩn bị trước khi luộc rau. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan. Đồ dùng: Rau khoai, rau muống Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau. - HS quan sát các hình trong SGK và nêu các công việc cần chuẩn bị trước khi luộc rau ở gia đình em thường làm. (nguyên liệu và dụng cụ) và cách sơ chế rau trước khi luộc. .- GV nhận xét. - Gọi vài HS lên bảng thao tác sơ chế rau. - HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận, tuyên dương. Lưu ý: Đối với một số loại rau như: cải , bắp cải, su hào, đậu cô ve nên ngắt, cắt thành từng đoạn ngăn hoặc thái nhỏ sau khi đã rửa sạch để giữ được chất dinh dưỡng của rau. Hoạt động 2:15’ Mục tiêu: Giúp học sinh Biết cách luộc rau ở gia đình Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thảo luận Tìm hiểu cách luộc rau Các cặp đọc, quan sát hình 3 trong SGK và nhớ lại cách luộc rau ở gia đình mình để nêu lại cách luộc rau cho lớp nghe. - Đại diện cặp lên trình bày. Các cặp khác bổ sung. - GV nhận xét kết luận: + Nên cho nhiều nước khi luộc rau để rau chín đều và xanh. + Nên cho một ít muối hoặc bột canh vào nước luộc để rau đậm và xanh. + Cần đun sôi nước mới cho rau vào. + Đun to và đều lửa. + Tuỳ vào khẩu vị của từng người mà luộc rau chín tới hoặc chín mềm. Hoạt động 3: 5’ Mục tiêu: Giúp học sinh Tự đánh giá kết quả họctập của mình và của bạn Phương pháp: Làm việc cá nhân Đánh giá kết quả học tập - So sánh cách lụôc rau ở gia đình em và cách luộc rau nêu trong bài học. - Khi luộc rau ta phải đun lửa to và đều có tác dụng gì? - Khi cho rau vào nồi ta có nên đậy vung nồi không? - GV nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò:3’ - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau:Bày dọn bữa ăn Thứ ba ngày 4 tháng 11 năm 2008 Dạy bài thứ sáu Toán LUYỆN TẬP CHUNG Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1- Bài cũ : 5’ Kiểm tra vở bài tập của học sinh Nhận xét ghi điểm 2 Bài mới:32’ Hoạt động 1:8’ Mục tiêu: Giúp học sinh Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân Phương pháp: Luyện tập thực hành Giới thiệu nội dung ôn tập Bài 1 HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo HS tự làm bài rồi chữa bài 3m 6 dm = 3,6m 4dm = 0,4 m 34m 5cm = 34,05 m 345cm = 3,45m Hoạt động 2:8’ Mục tiêu: Giúp học sinh Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng dưới dạng số thập phân Phương pháp: Luyện tập thực hành Bài 2 : HS nhắc lại bảng đơn vị đo khối lượng , mối quan hệ giữa các đơn vị đo HS tự làm bài rồi chữa bài Đơn vị đo là tấn Đơn vị đo là kg 3,2 3200 0,502 502 2,5 2500 0,021 21 Hoạt động 3:8’ Mục tiêu: Giúp học sinh Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân Phương pháp: Luyện tập thực hành Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài 42dm 4gm = 42,4 dm 56cm 9mm = 56’9 cm 26m 2 cm = 26 02 m Hoạt động 4:8’ Mục tiêu: Giúp học sinh Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng dưới dạng số thập phân Phương pháp: Luyện tập thực hành Bài 4: HS tự làm bài rồi thống nhất kết quả 3 kg 5 g = 3,005 kg 30g = 0,03 kg 1103g = 1,103kg Bài 5: Khối lượng túi cam bằng khối lượng tất cả các quả cân cộng lại Túi cam cân nặng 1,8kg 1800g 3. Củng cố - dặn dò:3’ - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: luyện tập chung Khoa học PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI Các hoạt động chủ yếu Hoạt động cụ thể 1.Bài cũ : 5’ - Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV và gia đình họ? - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới:25’ Hoạt động 1: 10’ Mục tiêu: Giúp học sinh Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xam hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại. Phương pháp: trực quan, thảo luận nhóm 2. Đồ dùng: Giới thiệu nội dung bài học Quan sát và thảo luận. - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3/trang 38. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp trao đổi về nội dung của từng hình và trả lời câu hỏi sau: + Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại. + Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại? - Đại diện cặp lên trình bày. Cả lớp bổ sung. - GV kết luận: một số tình huống có thể bị xâm hại: đi một mình nơi tối tăm, ở trong phòng kín một mình với người lạ, đi nhờ xe người lạ; nhận quà có giá trị đặc biệt hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lí do.... Hoạt động 2: 10’ Mục tiêu: Giúp học sinh Rèn luyện kỹ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân. Phương pháp: Thảo luận nhóm 4, đóng vai. Đóng vai “Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”. - GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, mỗi nhóm một tình huống để các em ứng xử. Nhóm 1,2: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình? Nhóm 3,4: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà? Nhóm 5,6: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân.? - Đại diện nhóm lên trình bày. Cả lớp nhận xét. - GV kết luận, tuyên dương Hoạt động 3:5’ Mục tiêu: Giúp học sinh Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại Phương pháp: làm việc cá nhân Vẽ bàn tay tin cậy. - Mỗi em vẽ bàn tay của mình lên tờ giấy A4. - HS làm việc theo nhóm đôi để trao đổi về “bàn tay tin cậy” của mình với bạn bên cạnh. - Gọi 1 vài nhóm nói về “bàn tay tin cậy” cho cả lớp nghe. - GV và HS nhận xét. - HS đọc mục bạn cần biết trong SGK 3. Củng cố - dặn dò:3’ - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau:phòng tránh tai nạn giao thông Sinh hoạt LỚP Các hoạt động Hoạt động cụ thể Nhận xét hoạt động tuần 9 Kế hoạch tuần 10 -Ổn định được nền nếp lớp -vệ sinh trường lớp sạch sẽ Về học tập Có đầy đủ dụng cụ học tập Đến lớp đúng giờ . Chuẩn bị bài ,học bài cũ có tiến bộ rỏ rệt Thực hiện tốt nội qui, qui định của nhà trường như: đồng phục, ghế ngồi chào cờ Một số bạn có tiến bộ rỏ rệt như : Kim Thảo, Thu Thảo, Thuý Vi Nhắc nhở: Khắc Hà, Trâm Hạnh Duy trì ổn định nền nếp lớp Hoàn thiện không gian lớp học kiểm tra vở rèn chữ, Bổ sung các bạn còn thiếu các loại vở bài tập

File đính kèm:

  • docTUN9~1.doc
Giáo án liên quan