Giáo án Lớp 5 Tuần 7 Thứ hai

I. YÊU CẦU : HS nhận thức rõ :

· Tình bạn cần được xây dựng và vun đắp ngay từ tuổi thiếu niên và bắt đầu từ những thái độ chân thành quan tâm tới nhau, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

· Chân dung Trần Phú.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 7 Thứ hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày 21 tháng 10 năm 2003 Đạo đức Biết chia sẻ buồn vui cùng bạn I. YÊU CẦU : HS nhận thức rõ : Tình bạn cần được xây dựng và vun đắp ngay từ tuổi thiếu niên và bắt đầu từ những thái độ chân thành quan tâm tới nhau, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Chân dung Trần Phú. III. LÊN LỚP : T.gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ĐDDH 1ph 5ph 30ph 4ph 1. Oån định : Hát 2. Kiểm tra bài cũ : Kính mến và biết ơn thầy giáo, cô giáo cũ. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG 1 : Mục tiêu : Tìm hiểu truyện kể Tổ chức : Đàm thoại - GV kể chuyện : "Tình bạn của Trần Phú" - Tìm hiểu truyện kể : + Buổi học hôm ấy, cả lớp đang làm gì ? + Thầy giáo đang làm gì ? + Bỗng có chuyện gì xảy ra ? + Trần Phú đã tỏ rõ niềm thông cảm của mình đối với bạn ra sao ? + Em có nhận xét gì về thái độ của thầy giáo đối với Trần Phú và bạn của Trần Phú ? + Em có biết Trần Phú là ai không ? HOẠT ĐỘNG 2 : Mục tiêu : Rút ra bài học Tổ chức : Thảo luận nhóm Giáo viên chốt ý : Có bạn chia sẻ niềm vui nỗi buồn, chúng ta sẽ phấn khởi, tự tin hơn để vươn lên giành lấy những thành tích tốt đẹp trong học tập, lao động. 4. Củng cố : - Đọc bài học. - Hãy giải thích câu : "Bạn bè là nghĩa tương thân" – "Bạn bè là nghĩa trước sau" ? - Hãy giơ phiếu đỏ trước những ý em cho là đúng, phiếu xanh trước những ý sai : 5. Dặn dò : - Chuẩn bị bài : Thực hành - Vì sao học sinh phải kính mến và biết ơn thầy cô giáo cũ ? - Để tỏ lòng kính mến và biết ơn thầy cô giáo cũ, em phải làm những công việc gì ? - Trong cuộc sống của mỗi người chúng ta, ngoài gia đình thân thích, hàng ngày ta thường có những ai gần gũi với chúng ta nhất ? - Có bạn cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn sẽ có lợi gì cho chúng ta ? - Tình bạn cần được gây dựng và vun đắp từ tuổi nào ? Vì sao ? - Tình bạn cần đượcbắt đầu từ những tình cảm như thế nào đối với nhau ? Biết chia sẻ buồn vui cùng bạn là : ÿ Vui chơi hết mình cùng bạn, không quan tâm tới hậu quả trò chơi. ÿ Chưa xong việc nhưng nể bạn vẫn đi chơi. ÿ Bạn có khuyết điểm nhưng không dám nói cho cha mẹ bạn biết. ÿ Biết học những điều tốt của bạn. ÿ Biết giúp bạn khi bạn gặp khó khăn. ÿ Bạn mắc khuyết điểm, không khuyên bạn lại mách cô giáo. * Các ghi nhận , nhận xét, lưu ý : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ hai ngày 20 tháng 10 năm 2003 Tập đọc Tôi xin chữa bệnh cho ngài I. YÊU CẦU : 1. Luyện đọc : Đọc đúng : Ô-guyn, Gia – đích. Đọc diễn cảm : Đọc rõ ràng rành mạch theo giọng kể chuyện. Nhấn mạnh câu cuối cùng “ Nếu người ta ăn uống………… khỏe mạnh mãi mãi.” 2 . Hiểu và cảm thụ: Từ ngữ : hiệu nghiệm, khỏe khoắn, điều độ, luyện tập thân thể. Nội dung: Ô-guyn ăn nhiều và ít hoạt động nên mắc bệnh béo phì. Gia-đích chữa khỏi bệnh cho Ô-guyn bằng việc ăn uống điều độ và luyện tập thân thể. II. LÊN LỚP : T.gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ĐDDH 1ph 4ph 30ph 4ph 1. Oån định : Hát 2. Kiểm tra bài cũ : Gửi các vì sao 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài : Sức khỏe rất quan trọng. Có khỏe mạnh, học tập mới thông minh, tính tình mới vui vẻ. Nhưng làm thế nào để luôn khỏe mạnh ? Bài tập đọc hôm nay giúp các em hiểu thêm điều đó . b) GV đọc mẫu – 1 HS và cả lớp đọc thầm. c) Tìm hiểu bài : - Ô-guyn béo nhưng không khỏe. Hãy gạch dưới những từ ngữ cho biết điều đó ? - Tại sao Ô-guyn không khỏe ? - Ýù đầu tiên cần ghi nhớ là gì ? - Gia – đích đã chữa bệnh cho Ô-guyn bằng cách nào ? - Vì sao cách chữa ấy lại hiệu nghiệm ? - Aên uống, sinh hoạt như thế nào là điều độ ? ( Vừa phải, có giờ giấc ) - Ý thứ hai cần ghi nhớ là gì ? d) Luyện đọc : - Luyện phát âm. - Luyện đọc câu. - Luyện đọc đoạn. đ) Đại ý : Gia-đích đã dùng mẹo để Ô-guyn ăn uống điều độ và luôn hoạt động cho thân thể được khỏe mạnh. 4. Củng cố : 5. Dặn dò : - Chuẩn bị bài : Đêm trăng đẹp. - Đọc thuộc lòng. - Tìm những từ ngữ chỉ ánh sáng đẹp của các vì sao ? - Tìm những câu thơ chỉ những ước mơ và hi vọng lớn của Các Mác ? ( Aên nhiều, ít hoạt động sẽ không khỏe. ) ( Luôn rèn luyện thân thể, người sẽ khỏe mạnh, vui tươi ) Hãy giơ phiếu đỏ trước ý đúng : Ô-guyn được chữa bệnh bằng cách : ÿ Uống thuốc chữa béo phì. ÿ Ăn con rắn thần. ÿ Rèn luyện thân thể, ăn uống điều độ. Các ghi nhận ,nhận xét, lưu ý : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ hai ngày 20 tháng 10 năm 2003 Toán Luyện tập I. YÊU CẦU : Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép nhân và biết cách thực hiện phép nhân một tổng hai phân số với một phân số . Giảm tải bài tập 3 câu b,d ( SGK / 48-49.) II. LÊN LỚP : T.gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ĐDDH 1ph 5ph 30ph 4ph 1. Oån định : Hát 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG 1 : Mục tiêu : Tìm hiểu tính phân phối của phép nhân đối với phép cộng phân số. Tổ chức : HOẠT ĐỘNG 2 : Mục tiêu : Kiểm tra. Tổ chức : 4. Củng cố : - Cho HS nhắc lại quy tắc nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba (SGK) . 5. Dặn dò : - Bài nhà : 3c, 4b / SGK 48-49. - Chuẩn bị bài : Phép chia hai phân số. - HS sửa bài nhà : 2a ; 3/ SGK 47. HS làm vở nháp : Bài 1,2 / SGK48. Lưu ý : - Trường hợp có dấu ngoặc : HS làm tính trong ngoặc trước, rồi nhân sau. - Trường hợp không có dấu ngoặc : HS nhân trước, cộng sau. - Sau đó so sánh hai biểu thức . - Cho HS nêu chú ý như ở SGK. HS làm vở lớp : - Bài 3a / SGK 48. - Bài 4a / SGK 49. Các ghi nhận , nhận xét, lưu ý : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docThu hai T7.doc
Giáo án liên quan