Giáo án Lớp 5 Tuần 6 - Trường TH Trần Quốc Toản

Tiết 2: H ĐNG:ATGT:

Bài 3: CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN VÀ

 PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG.

I.Mục tiêu:

-HS biết chọn đường đi an toàn và phòng tránh tai nạn giao thông.

-Phân biệt được đường đi an toàn và không an toàn.

-Có ý thức chấp hành đúng khi tham gia giao thông đường bộ.

II.Chuẩn bị:Tranh ảnh ở sgk trang 11-12-13.

III.Lên lớp:

1.Bài cũ:H nêu nội dung bài học của bài 2.

?Khi tham gia giao thông bằng xe đạp em cần lưu ý gì?

-T nhận xét ghi điểm.

2.Hoạt động 1:Những điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường phố

1. Đường phố có những điều kiện bảo đảm an toàn

T cho H quan sát tranh đã phóng to (H1) thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi sau:

 

doc12 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 6 - Trường TH Trần Quốc Toản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài mới: Bài 1sgk/30 :1 hs đọc yêu cầu bài tập - Hỏi : Phần a đổi theo trường hợp nào ? ( đổi xuôi) ( hỏi tương tự với phần b ; c) ( phần c viết dưới dạng hỗn số và phân số) - Nhóm đôi ( Giao bảng phụ cho 3 nhóm : mỗi nhóm ghi 1 phần a; b; c) Bài 3sgk/30 :1 hs đọc yêu cầu bài tập - Giúp hs hiểu : gỗ lát trên sàn căn phòng tức là lát trên diện tích căn phòng. Muốn tìm tiền mua gỗ cần tìm diện tích căn phòng. Sau đó dùng bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ để giải - Cá nhân làm nháp - 1 hs lên bảng Bài giải: Diện tích căn phòng là: 6 x 4 = 24 (m2) Số tiền mua gỗ để lát sàn cả căn phòng đó là: 280 000 x 24 = 6 720 000(đồng) ĐS:6 720 000đ Bài 4sgk/30 :1 hs đọc yêu cầu bài tập - Nhóm 4 tự trao đổi tìm cách làm trong 1 phút - Thi tiếp sức: Mỗi dãy cử 1 em lên kẻ khung cho bài giải . Em này kẻ xong gọi 1 bạn trong dãy lên ghi câu lời giải thứ nhất. Em này ghi xong sẽ gọi bạn khác trong dãy lên làm tính ứng với câu lời giải. Em này xong lại gọi bạn khác trong dãy lên làm tiếp đến khi hoàn chỉnh bài giải. Nhóm nào xong trước , giải đúng sẽ thắng cuộc 3/ Củng cố: Hỏi cách tính diện tích hình chữ nhật ? Ghi công thức 4/ Nhận xét, dặn dò: + Bài tập về nhà 2/ 30 + Xem lại các trường hợp đổi số đo diện tích và học cách tính diện tích hình chữ nhật ; hình vuông ........................................................ Tiết 2: Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục đích yêu cầu :Kể được một câu chuyện(được chứng kiến, tham gia hoặc đã nghe, đã đọc) về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước được biết qua truyền hình,phim ảnh. II. Đồ dùng dạy học:Tranh ảnh,sưu tầm truyện.Bảng phụ. III. Hoạt động dạy và học : 1/ Bài cũ:1 hs kể và nêu ý nghĩa câu chuyện đã nghe hoặc đọc ca ngợi hoà bình,chống chiến tranh. T nhận xét,ghi điểm. 2/ Bài mới: a) Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu của đề: - Một hs đọc đề - Đề bài 1 yêu cầu ta kể câu chuyệngì ?( chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước) GV gạch chân những từ ngữ đó - Đề bài 2 yêu cầu ta kể câu chuyệngì ?( nói về một nước mà em biết qua truyền hình, phim ảnh ) GV gạch chân những từ ngữ đó - 2 hs tiếp nối đọc các gợi ý cho đề 1; cho đề 2 - Hỏi một số em xem các em định kể về chuyện gì ? * Lưu ý hs: Em có thể viết nhanh ra giấy nháp dàn ý câu chuyện định kể. GV kiểm tra , khen ngợi những hs lập dàn ý tốt b) HS thực hành kể chuyện; trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Nhóm đôi kể cho nhau nghe và trao đổi suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện ( GV đến từng nhóm nghe hs kể chuyện để có thể uốn nắn khi cần thiết) - GV treo bảng phụ ghi nội dung nhận xét ,đánh giá câu chuyện kể của bạn: + Bạn có xây dựng được câu chuyện? Các tình tiết trong chuyện có hợp lí không ? + Nội dung câu chuyện có hay không? + Giọng kể, điệu bộ cử chỉ của bạn có tự nhiên , phù hợp nội dung chuyện không? - 6 nhóm quoẳn tù tì tìm đại diện thi kể chuyện và nêu ý nghĩa chuyện ( sau khi kể hs có thể tự nêu ý nghĩa ; cũng có thể các em đưa ra những câu hỏi cho lớp trả lời , từ đó dẫn vào nội dung câu chuyện người kể muốn nói trước lớp. VD: Bạn có biết câu chuyện mình vừa kể nói lên điều gì ? ( khi các em thi, GV ghi tên em đó và tên chuyện kể lên bảng để lát sau hs nhớ mà bình bầu ) - Lớp bình chọn bạn kể chuyện có nội dung hay nhất ? Bạn có giọng kể, điệu bộ hấp dẫn người nghe ? 3. Củng cố,dặn dò: Qua những câu chuyện các bạn kể, em thích nhất chuyện nào ? Vì sao? + Tập kể cả chuyện + Xem trước hình ảnh và yêu cầu ở bài tập 1; 2; 3 / 68 để kể tốt câu chuyện trong tuần sau. ......................................................... Tiết 3: Tập đọc TÁC PHẨM CỦA SI- LE VÀ TÊN PHÁT XÍT I.Mục đích yêu cầu: -Đọc đúng các tên nước ngoài trong bài,bước đầu đọc diễn cảmđược bài văn. -Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh,tình cảm gắn bó của cá heo với con người.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3) II.Đồ dùng dạy học: Tranh SGK/ 58 III. Hoạt động dạy - học: 1/ Bài cũ: 2 hs đọc bài " Sự sụp đổ của chế độ a- pác - thai" Hỏi câu 1 , 2 T nhận xét, ghi điểm. 2/ Bài mới : a)Luyện đọc - 2 Hs tiếp nối nhau đọc S/58 Hs quan sát tranh -Hs tiếp nối nhau đọc ( chia 3 đoạn: đầu .. chào ngài; tiếp điềm đạm trả lời; phần còn lại ) - Rút ra từ luyện đọc. Vin-hem Ten,Mét-xi -na, Ooc-lê-ăng,... Gọi học sinh đọc - HS đọc thầm phần chú giải và hỏi GV những từ chưa hiểu - Luyện đọc theo nhóm 3 ( Chia bài thành 3 đoạn : em này đọc đoạn 1, em kia đọc đoạn 2, em còn lại đọc đoạn 3. Sau đó đổi lại) - 3HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm cả bài b)Tìm hiểu bài( nhóm 2) chia bài thành 3 đoạn GV : Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Trong thời gian nào? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu? ( trên một chuyến tàu ở Pa- ri, thủ đô nước Pháp. Trong thời gian Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng . Tên phát xít nói: Hít - le muôn năm Nhóm đôi: đọc thầm đầu.điềm đạm trả lời C1 /59: vì ông cụ biết tiếng Đức thành thạo mà không đáp lời hắn bằng tiếng Đức C2 /59: ông cụ đánh giá Si le là một nhà văn quốc tế Nhóm đôi: đọc thầm phần còn lại C3 /59: ông cụ ngưỡng mộ nhà văn Đức nhưng căm ghét bọn phát xít Đức, ông cụ không ghét người Đức và tiếng Đức mà chỉ căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược C4 /59:Si-le xem những tên phát xít là những kẻ cướp c) Hướng dẫn đọc diễn cảm - 2 HS nối tiếp đọc cả bài GV : toàn bài này cần đọc với giọng thế nào ? - 1 hs đọc đọan 1 - Lớp nhận xét - 2 HS nối tiếp đọc đoạn ,3 - Lớp nhận xét- GV chỉnh sửa kỹ ở 2 đọan này - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp - 1 vài hs thi đọc diễn cảm ( có phân vai) - GV : Em nào nêu được ý nghĩa bài? d) Dặn dò : Rèn đọc. B/S “ Những người bạn tốt” ......................................................... Mỹ thuật Vẽ trang trí: VẼ HỌA TIẾT TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC I. Mục tiêu : - Nhận biết được các họa tiết trang trí đối xứng qua trục - Biết cách vẽ và vẽ được các họa tiết trang trí đối xứng qua trục - Cảm nhận được vẽ đẹp của họa tíêt trang trí II. Đồ dùng dạy học : - Ảnh trang trí đường diềm, hình chữ nhật , hình vuông III. Hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ : Kiểm tra dụng cụ vẽ của hs 2/ Bài mới : a) Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét - Cho hs xem những tranh mẫu về trang trí đối xứng qua trục - Cá nhân quan sát tiếp hình ở trang 18; 19 GV: Họa tiết có nhiều hay ít loại ? GV: Vẽ họa tiết trang trí có tác dụng gì ? - GV : giải thích thế nào là họa tiết trang trí đối xứng qua trục GV: Khi vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục , người ta thường dùng những loại trục nào ? ( trục dọc , ngang ) GV: Các nét ở họa tíêt khi đối xứng qua trục thì thế nào? ( chúng giống nhau và bằng nhau ) - GV : Ta cũng có thể dùng trục chéo khi trang trí hình chữ nhật, vuông , tròn, đường diềm ( vừa nói vừa kết hợp chỉ vào 1 vài hình trang trí minh họa ) b) Hoạt động 2: Cách vẽ họa tiết đối xứng qua trục - Cá nhân đọc thầm phần mục 2 và quan sát kỹ hình ở trang 19 Gv H: Nêu các bước vẽ họa tiết đối xứng qua trục ? c) Hoạt động 3: hs thực hành vẽ vào đường diềm ở vở tập vẽ / 12 d) Hoạt động 4: HS trưng bày sản phẩm theo dãy bàn - Mỗi dãy cử 3 bạn làm giám khảo đi chấm bài các bạn ( đổi chéo dãy ) ( BGK chỉ được chấm vào bài bạn bằng viết chì ) Các hs khác có thể rời chỗ ngồi đi xem bài bạn - BGK nêu nhận xét về bài làm của các bạn : có điểm nào đáng khen ; điểm nào cần khắc phục Trong khi các giám khảo làm việc, GV cũng đi và tự chọn chấm 1 số bài để xem BGK cho điểm và nhận xét có tốt chưa - GV nhận xét , kết luận chung 3/ Dặn dò: Vẽ tiếp 2 hình ở trang 13 vở tập vẽ ......................................................... Tiết 5: Âm nhạc: HỌC HÁT: CON CHIM HAY HÓT I.Mục tiêu: -Biết hát theo giai điệu và lời ca . -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. -Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. II. Chuẩn bị; - Băng, đĩa máy nghe nhạc, bảng phụ ghi lời bài hát có gach chân các từ gõ theo nhịp - Dụng cụ gõ, thanh phách III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Phần mở đầu: - Kiểm tra dụng cụ hs: sgk, thanh phách - Kiểm tra bài cũ: bài hát hãy giữ cho em bầu trời xanh + Chia lớp làm 2 nhóm: cùng hát theo nhạc nền 2/ Phần hoạt động: Nội dung: Học hát Con chim hay hót * Hoạt động 1: tập hát(kết hợp gõ theo nhịp) Giới thiệu bài mới: - Cho hs quan sát tranh sgk tìm hiểu nội dung tranh - Giới thiệu bài hát được phổ nhạc từ bài đồng dao - GV treo bảng phụ. - Hát mẫu - Cho nghe đĩa bài hát 1 lần - Hát mẫu lần 1 *Đọc lời ca - Cho 1 hs đọc trơn lời bài hát, lớp nhẩm theo - Chia bài hát làm 6 câu để tập, Hướng dẫn hs đọc từng câu theo tiết tấu , đọc liên kết các câu: Câu 1: Con chim hay hót nó đứng nó hót cành đa( nghỉ lấy hơi sau từ đa) Câu 2: Nó ra cành trúc nó rút nó rút cành tre (ngân dài từ tre, nghỉ lấy hơi sau từ tre) Câu 3: Nó hót le te, nó hót la ta (ngân dài từ hót, nghỉ lấy hơi sau từ te, từ ta) Câu 4: Nó hót le te la ta mà nó bay vô nhà ấy nó ra ruộng lúa (luyếni từ nó, nghỉ lấy hơi sau từ nhà, tứ lúa) Câu 5: Nó múa nó chơi ơi chim ơi (Luyến từ no,ù nghỉ lấy hơi sau từ ơi cưối) Câu 6 Chim ơi là ới chim ơi. Chim ơi là ới chim ơi, ơi chim ơi (nghỉ lấy hơi sau từ ơi thứ 2) Dạy hát từng câu, liên kết câu - Hướng dẫn hs hát từng câu, Vừa hát vừa gõ nhẹ vào các tiếng có gạch chân, Liên kết các câu, hát lại lời 1. Dạy hàt lời 2 hát tương tự lời 1 Dạy hát cả bài - Cho cả lớp hát theo nhạc nền: hát và gõ theo nhịp - Kiểm tra 1 – 2 hs hát lại bài hát * Trò chơi âm nhạc: thi đua tìm bài hát về loài vật mà em biết * Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm Dạy hát gõ theo phách - GV đánh dấu chéo các từ cần gõ, hs theo dõi đánh váo sgk - GV làm mẫu cả bài 1 lần, HS hát nhẩm gõ nhẹ theo - Cho hs thực hành theo nhạc nền, cả lớp hát và gõ bằng thanh phách - Kiẻm tra 1 – 2 em 3/ Phần kết thúc: - Lớp hát theo nhạc nền 1 nhóm háøt, 1 nhóm gõ, đổi chéo - Nêu cảm nhận của em khi hát bài Con chim hay hót - Tập hát thêm ở nhà - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: Ôn lại bài hát .............................................................

File đính kèm:

  • docGiao an 5Tuan 6 CKT.doc
Giáo án liên quan