Giáo án Lớp 5 Tuần 3 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

 Dạy chiều

Tiết 1:Hoạt động ngoài giờ:

GIỚI THIỆU TRÒ CHƠI DÂN GIAN

 I.Mục tiêu:

- Giới thiệu cho HS biết được các trò chơi dân gian vui và bổ ích.

-Thực hành chơi trò chơi dân gian.

- Kích thích hs tìm hiểu văn hoá dân gian Việt Nam.

 II. Chuẩn bị: Dẻ lau, cuốc ,chổi, rổ (Phân theo tổ).

 III. Lên lớp:

1. Ổn định.

2. Nội dung bài:

* Giới thiệu các trò chơi dân gian:

- GV nêu: Hiện nay trong dân gian tồn tại rất nhiều trò chơi vui và bổ ích, đây là nét đẹp văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam.

 

doc24 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 3 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iỏi làm trên bảng. - Một số HS (dựa vào dàn ý đã viết) tiếp nối nhau trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, GV chấm điểm những dàn ý tốt. - HS nhận xét bài trên bảng lớp, cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, xem như là một mẫu để HS cả lớp tham khảo. - Sau khi nghe các bạn trình bày và đóng góp ý kiến cho dàn ý của các bạn, mỗi HS tự sửa lại dàn ý của mình. Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút ) - GV nhận xét tiết học - yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả cơn mưa, chọn trước một phần trong dàn ý để chuẩn bị chuyển thành một đoạn văn trong tiết học tới. *************************** Tiết 3: Khoa học TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ I- Mục tiêu Sau bài học, HS biết: - Nêu một số đặc điểm của trẻ em trongtừng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 – 6 tuổi, từ 6 –10 tuổi. - Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người. - Giáo dục hs biết tự chăm sóc bản thân. II- Đồ dùng dạy – học - Thông tin và hình trang 14, 15 SGK. - HS sưu tầm chụp ảnh bản thân lúc còn nhỏ hoặc ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. III- Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: thảo luận cả lớp - GV yêu cầu một số HS đem ảnh của mình hồi nhỏ hoặc ảnh của các trẻ em khác đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp theo yêu cầu: Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì? (Gợi ý: - Đây là ảnh em bé của tôi, em mới 2 tuổi, em đã biết nói và nhận ra những người thân,đã biết hát, múa, - Đây là ảnh em bé của tôi, em đã 4 tuổi. Nếu chúng mình không cất bút và vở cẩn thận là em lấy ra và vẽ lung tung vào đấy,) Hoạt động 2: trò chơi “ ai nhanh, ai đúng”. * Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm: - Một bảng con và phấn hoặc bút viết bảng. - Một cái chuông nhỏ (hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh) * Cách tiến hành: Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi - Mọi thành viên trong nhóm đều đọc các thông tin trong khung chữ và tìm xem mỗi thông tin ứng với lứa tuổi nào như đã nêu ở trang 14 SGK. Sau đó sẽ cử một bạn viết nhanh đáp án vào bảng. Cử một bạn khác lắc chuông để báo hiệu nhómđã làm xong. - Nhóm nào làm xong trước và đúng là thắng cuộc. Bước 2: Làm việc theo nhóm HS làm việc theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Làm việc cả lớp GV ghi rõ nhóm nào làm xong trước, nhóm nào làm xong sau. Đợi tất cả các nhómcùng xong. GV mới yêu cầu các em giơ đáp án. Dưới đây là đáp án: 1-b ; 2-a; 3-c. - Kết thúc hoạt động này, GV tuyên dương nhóm thắng cuộc. Hoạt động 3: Thực hành Bước 1: GV yêu cầu mỗi HS làm việc cá nhân: Đọc các thông tin trang 15SGK và trả lời câu hỏi: Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗI con người? Bước 2: GV gọi mọt số HS trả lời câu hỏi trên. Kết luận: Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con ngừơi, vì đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất. Cụ thể: - Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng - Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh. - Biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội. ************************* Tiết 4: Đạo đức CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH I - Mục tiêu: - Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. - Biết ra quyết định và bảo vệ ý kiến đúng của mình. II – Tài liệu và phương tiện - Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. - Bài tập 1 đợc viết sẵn trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng phụ - Thẻ màu để dùng cho hoạt động 3, tiết 1. III- Các hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Chuyện của bạn Đức - GV cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện. Sau đó yêu cầu 1-2 HS đọc to truyện cho cả lớp nghe. - HS thảo luận cả lớp theo ba câu hỏi trong SGK. - GV kết luận: Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất. .. Các em đã giúp Đức một số cách giải quyết vừa có lí, vừa có tình. Qua câu chuyện của Đức, chúng ta rút ra điều cần ghi nhớ (trong SGK) - GV mời 1-2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK. - GV chia HS thành những nhóm nhỏ. - GV nêu yêu cầu của bài tập 1, gọi 1 – 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài tập . - HS thảo luận nhóm - GV mời đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận. - GV kết luận: + (a), (b), (d), (g) là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; (c), (d), (e) không phải là biểu hiện của những người sống có trách nhiệm. + Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi; làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn, là những biểu hiện của người có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập. Hoạt động 3:Bày tỏ thái độ (bài tập 2 ,SGK) - GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 2. - HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu(theo quy ước). - GV yêu cầu một vài HS giải thích tại sao lại tránh hoặc phản đối ý kiến đó. - GV kết luận: Tán thành ý kiến (a), (đ); Không tán thành ý kiến (b), (d), (c) Hoạt động tiếp nối: Chuẩn bị cho trò chơi đóng vai theo bài tập 3, SGK. ************************** Dạy chiều: Tiết 1: Thể dục BÀI 6: ĐỌI HÌNH ĐỘI NGŨ.TRÒ CHƠI: ĐUA NGỰA I. Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ. Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu tập hợp nhanh, dóng hàng thẳng, đi đều vòng phải, trái đều, đẹp đúng khẩu lệnh. - Chơi trò chơi “ Đua ngựa” đúng luật, hào hứng và nhiệt tình trong khi chơi. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường. - 1 còi, 4 con ngựa làm bằng gậy tre, 4 lá cờ đuôi nheo và kẻ sân chơi trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Mở đầu (6-10 phút). - Giáo viên nhận lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện (1-2 phút). - Chơi trò chơi “ Làm theo tín hiệu ” (1-2 phút). - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông. * Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2, 1-2. * Kiểm tra: tập hợp hàng dọc, dóng hàng, nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, đằng sau. Hoạt động 2: Đội hình đội ngũ: 10-12 phút. Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, trái. - Giáo viên điều khiển cả lớp cùng tập theo đội hình 4 tổ, có nhận xét sửa chữa động tác sai cho học sinh. - Chia tổ luyện tập do tổ trởng điều khiển tập 3-4 lần. Giáo viên cùng học sinh quan sát, nhận xét, biểu dương các tổ tập tốt 2 lần. - Cả lớp cùng tập dưới sự chỉ huy của cán sự lớp 2 lần để củng cố. Hoạt động 3: Trò chơi vận động: 7-8 phút. Chơi trò chơi “ Bỏ khăn”. - Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hình hàng dọc. Giải thích cách chơi và qui định chơi. Cả lớp cùng chơi. Giáo viên quan sát nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc. Hoạt động 4: Kết thúc: 4-6 phút. - Cho học sinh các tổ nối nhau thành vòng tròn lớn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng, sau khép dần thành vòng tròn nhỏ rồi đứng lại quay mặt vào tâm vòng tròn: 2-3 phút. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học:1-2 phút. - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà. ***************************** Tiết 2:Luyện khoa học: CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ BÉ ĐỀU KHOẺ; TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ. I. Mục tiêu: - Ôn lại những việc nên làm và không nên làm đối với phụ nữ có thai. Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai. - Ôn lại một số đặc điểm chung của trẻ em từng giai đoạn:dưới 3 tuổi, từ3-6 tuổi, từ 6-10 tuổi.Tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với con người. II.Chuẩn bị: Vở bài tập. III. Lên lớp: 1.Ôn bài :Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ: * HD HS làm bài tập ở vởBT: Bài 1:Nêu những việc nên làm và không nên làm đối với phụ nữ có thai(QS hình 12 SGK để trả lời). Bài 2: a. NHững việc làm nào phụ nữ nên tránh?(Lao động nặng,tiếp xúc với chất độc hại). b.Phụ nữ có thai nên tránh những chất nào dới đây?(Chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma tuý...). Bài 4:Chăm sóc sức khoẻ của người mẹ trước và trong khi mang thai có lợi gì?Là trách nhiệm của ai trong gia đình?( GIúp thai nhi phát triển tốt,người mẹ khoẻ mạnh,...;mọi người trong gia đình). 2.Ôn bài:Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì:(tương tự): Bài 1:HS nêu đặc điểm của trẻ dưới 3 tuổi,từ 3-6 tuổi, từ 6-10 tuổi. Bài 2:Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?(Cả 3 lí do ). Bài 3:Tuổi dậy thì ở con gái, con trai thường bắt đầu vào tuổi nào?(13-17;15-19). 3.Củng cố,dặn dò: T liên hệ đến thực tế của HS về việc chăm sóc người mẹ có thai,về giai đoạn phát triển của bản thân mỗi em, về những việc cần làm của các em sau khi học bài :Chăm sóc mẹ tốt hơn,chuẩn bị cho bản thân bước vào tuổi dậy thì. Tiết 3:Luyện LTVC: MRVT:NHÂN DÂN I.Mục tiêu: - Tiếp tục hệ thống hoá vốn từ về ND,tích cực hoá vốn từ. - GD tình đoàn kết,yêu quý người LĐ II.Chuẩn bị:Bảng phụ, phiếu học tập. III.Lên lớp: 1.Bài cũ: Y/c HS làm BT1,2 SGK. T cùng cả lớp nhận xét,chữa bài. 2.Bài mới: HD HS luyện tập: Bài1:Tìm từ lạc trong dãy từ sauvà đặt tên cho nhóm từ còn lại: a.thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt,nhf nông, lão nông, nông dân. b. thợ điện, thợ cơ khí,thợ thủ công,thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội. c. giáo viên, giảng viên,giáo sư, kĩ sư ,nghiên cứu,nhà khoa học,nhà văn, nhà báo. -HS HĐ nhóm đôi trình bày vào phiếu HT (bảng phụ) sau đó trình bày trước lớp.T cùng cả lớp nhận xét, chữa bài. Bài 2:Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu sau: a. thợ+x (M:thợ điện, thợ mộc...) b.x+ giáo viên (M:giáo viên, phát thanh viên...) c. nhà+x (M:nhà văn,nhà sử học...) d. x+ bác sĩ (M:bác sĩ, thi sĩ...). - HS làm bài vào vở,sau đó thi đua trình bày trước lớp theo tổ.Tổ nào tìm được nhiều từ nhất,không trùng lặp là thắng cuộc. Bài 3:Đặt câu với mỗi từ sau:lành nghề,khéo tay:HS làm bài vào vỏ,T chấm và chữa bàiđặt câu cho HS. 3.Nhận xét, dặn dò: - T nhận xét giờ học. -Dặn về nhà xem lại các bài tập,tìm thêm các từ thuộc chủ đề nhân dân.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 3(3).doc
Giáo án liên quan