Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 đến 30 - Trường Tiểu học Phan Bội Châu

TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG

A. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Rèn kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

- Củng cố đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.

B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Bài 1:

- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài

- Giáo viên hướng dẫn để học sinh nhận ra: Thực hành bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô xe máy

- Giáo viên cho học sinh làm vào vở, gọi học sinh đọc bài giải, cho học sinh nhận xét bài làm của bạn.

Bài giải

4 giờ 30 phút = 4,5 giờ

Mỗi ô tô đi được là:

135 + 3 = 45 (km)

Mỗi xe máy đi được là:

135: 4,5 = 30 (km)

Mỗi ô tô đi được nhiều hơn xe máy là:

40 - 30 = 15 (km)

Đáp số : 15 km

 

doc50 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 đến 30 - Trường Tiểu học Phan Bội Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn. b) Tìm hiểu bài : - Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ? (Phụ nữ Việt Nan xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.) - Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền ? - Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ? - Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài ? c) Đọc diễn cảm : - Một tốp 4 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm bài văn. GV giúp các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn. - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn văn tiêu biểu. C. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung của bài văn. - GV nhận xét tiết học. ********************************* Toán: ôn tập về Đo thời gian I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ,... II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Bài cũ : HS nêu lại bảng đơn vị đo thời gian. B. Bài mới :GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa các bài tập. Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. GV yêu cầu HS nhớ các kết quả của bài 1. Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: a) 2 năm 6 tháng = 30 tháng ; 1 giờ 5 phút = 65 phút 3phút 40 giây = 220 giây ; 2 ngày 2giờ = 50 giờ b) 28 tháng = 2 năm 4 tháng ; 144 phút = 2 giờ 24 phút 150 giây = 2phút 30 giây ; 54 giờ = 2 ngày 6 giờ. c) 60 phút = 1 giờ ; 30 phút = giờ = 0,5 giờ 45 phút = giờ = 0,75 giờ ; 6 phút = giờ = 0,1 giờ 15 phút giờ = 0,25 giờ ; 12 phút = giờ = 0,2 giờ 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ ; 3 giờ 15 phút =3,25 giờ 90 phút =1,5giờ ; 2 giờ 12 phút =2,2 giờ d) 60 giây= 1 phút ; 30 giây = phút = 0,5 phút 90 giây =1,5 phút ; 2 phút 45giây = 2,75 phút 1 phút 30 giây = 1,5 phút ; 1 phút 6 giây = 1,1 phút Bài 3: GV lấy mặt đồng hồ (hoặc đồng hồ thực) cho HS thực hành xem đồng khi cho các kim di chuyển (chủ yếu với các trường hợp phù hợp với câu hỏi: " Đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ và bao nhiêu phút ?") Bài 4: Cho HS tự làm rồi chữa bài. ( khoanh vào B ). C. Củng cố, dặn dò : - HS nhắc lại bảng đơn vị đo thời gian. - Làm bài tập số 4 còn lại. - Bài sau: Ôn phép cộng *************************************** Tập làm văn: ÔN TậP Về Tả CON VậT I. Mục tiêu: 1. Qua việc phân tích bài văn mẫu Chim họa mi hót, HS được củng cố hiểu biết về văn tả con vật. 2. HS viết được đoạn văn ngắn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mình yêu thích. II. Đồ dùng dạy học: - Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải BT1a (xem nội dung ở dưới) -Tranh, ảnh một vài con vật xem như gợi ý để HS làm BT2. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ : Hai, ba HS đọc đoạn văn hoặc bài văn về nhà các em đã viết lại. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài:GV nêu MĐ,YC giờ học. 2. Hướng dẫn HS ôn tập: Bài tập 1 (làm miệng, thực hiện nhanh) - Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1: HS1 đọc bài Chim hoạ mi hót; HS2 đọc các câu hỏi sau bài. - GV dán lên bảng tờ phiếu viết cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật; mời một HS đọc. - Cả lớp đọc thầm lại bài Chim hoạ mi hót, suy nghĩ, tự làm bài hoặc trao đổi theo cặp. - HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của BT: + ý a: Hs phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. Dán lên bảng lớp giấy khổ to đã viết lời giải; mời một HS đọc lại + ý b: HS trả lời câu hỏi - Tác giả quan sát chim họa mi hót bằng những giác quan nào? ( Tác giả quan sát chim học mi hót bằng nhiều giác quan: thị giác (mắt); thính giác (tai) ). + ý c: HS nói những chi tiết hoặc hình ảnh so sánh trong bài mà mình thích; giải thích vì sao thích chi tiết, hình ảnh đó.(Tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã , như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch,... vì hình ảnh so sánh đó gợi tả rất đúng, rất đặc biệt tiếng hót hoạ mi âm vang trong buổi chiều tĩnh mịch.). Bài tập 2: - Hs đọc yêu cầu của BT. - GV nhắc HS lưu ý: viết đoạn văn tả hình dáng hoặc đoạn văn tả hoạt động của con vật. - GV kiểm tra HS sự chuẩn bị. - Một vài HS nói con vật các em chọn tả, sự chuẩn bị của các em để viết đoạn văn tả hình dáng hay hoạt động của con vật. - HS viết bài - HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Cả lớp và GV nhận xét; GV chấm điểm những đoạn viết hay. C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn những HS viết đoạn văn tả con vật chưa đạt về nhà viết lại. Cả lớp chuẩn bị nội dung cho tiết viết bài văn tả một con vật mà em yêu thích. ****************************************************************** Ngày soạn: ngày 11 tháng 4 năm 2009 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2009 LUYệN Từ Và CÂU: ÔN TậP Về DấU CÂU (Dấu phẩy) I. Mục đích, yêu cầu: 1. Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được tác dụng của dấu phẩy. 2. Làm đúng bài luyện tập: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẫu chuyện đã cho. II. Đồ dùng dạy học: Bút dạ và một vài tờ phiếu đã kẻ sẵn bảng tổng kết về dấu phẩy (TB1). III. Các hoạt động dạy - học: A - Kiểm tra bài cũ: Hai HS làm BT1,3. B - Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài tập 1: - Một HS làm bài tập 1. - GV dán lên bảng lớp phiếu kẻ bảng tổng kết; giải thích yêu cầu của BT - HS đọc từng câu văn, suy nghĩ làm bài vào vở. GV phát riêng bút dạ và phiếu cho một vài HS; nhắc những HS này chỉ ghi vào ô trống tên câu văn -a,b,c (không cần viết lại câu văn). - Hs dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài tập 2: - Một HS giỏi đọc nội dung BT2 - Gv nhấn mạnh hai yêu cầu của BT; + Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong mẩu chuyện. + Viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa. - Hs đọc thầm Truyện kể về bình minh, điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào các ô trống. GV phát riêng phiếu cho 2,3 HS. - HS tiếp nối nhau trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Cả lớp sửa bài trong VBT. Sau đó GV mời 1 - 2 HS đọc lại mẩu chuyện. C. Củng cố, dặn dò: - Một HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu phẩy để sử dụng cho đúng. *************************************** Toán: ôn phép cộng I.Mục tiêu: Giúp HS : Củng cố các kỹ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán. II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Bài cũ : GV kiểm tra vở của HS. B. Bài mới : 1. GV nêu câu hỏi để HS trả lời, trao đổi ý kiến về những hiểu biết đối với phép cộng nói chung: tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép cộng...( như trong SGK). 2. GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm rồi chữa các bài tập. Bài 1: Cho HS tự tính rồi chữa bài. Bài 2: Cho HS tự tính rồi chữa bài. có thể chọn mỗi phần a); b); c) một bài tập. Chẳng hạn: (689 + 875) +125 = 689 +(875 +125) = 689 +1000 =1689 b) c) 5,87 +28,69 +4,13 =5,87 +4,13 +28,69 =10+28,69=38,69 Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Nên cho HS trao đổi ý kiến khi chữa bài. Chẳng hạn, có thể cho HS nêu các cách dự đoán khác nhau rồi lựa chọn cách hợp lý nhất.Ví dụ: a) x =9,68=9,68; x= 0 vì 0 + 9,68= 9,68 (Dự đoán x =0 vì 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó). HS có thể giải thích x =0 vì x + 9,68 = 9,68 thì x =9,68 -9,68=0. Cả hai cách đều đúng, nhưng cách dự đoán bằng sử dụng tính chất của phép cộng với 0 nhanh gọn hơn. Bài 4: Cho HS tự đọc rồi giải bài toán. Chẳng hạn: Bài giải Mỗi giờ cả hai vòi chảy được: (Thể tích bể) =50% Đáp số: 50% thể tích bể. C. Củng cố, dặn dò : - HS nêu các tính chất của phép cộng - Về nhà làm bài tập còn lại. - Bài sau: ôn phép trừ . *************************************** Tập làm văn: Tả CON VậT (Kiểm tra viết) I. Mục đích, yêu cầu: Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh cảm xúc. II. Đồ dùng dạy học: - Giấy kiểm tra hoặc vở - Tranh vẽ hình ảnh chụp một số con vật (như gợi ý để HS viết bài) III. Các hoạt động dạy – học: 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài: - Một HS đọc đề bài và gợi ý tiết Viết bài văn tả con vật. - GV nhắc HS: Có thể dùng lại đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật em đã viết trong ôn tập trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn tả một con vật khác với con vật các em đã tả hình dáng hoặc hoạt động trong tiết ôn tập trước. 3. HS làm bài 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học . - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31 (Ôn tập về tả cảnh, mang theo sách Tiếng việt 5, tập một để làm BT1 - Liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học trong học kỳ). ************************************* Sinh hoạt Đội I. Mục đích, yêu cầu: - Kiểm điểm các nề nếp trong tuần qua. Đề ra kế hoạch tuần tới. - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng Đông Hà, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. II. Các hoạt động: 1. Chi đội trưởng đánh giá hoạt động của Chi đội: 2.Các tổ phát biểu ý kiến. 3. GV đánh giá chung: - Sĩ số: Duy trì tốt. Thực hiện đồng phục, khăn quàng đầy đủ. Ăn mặc sạch sẽ gọn gàng. VS cá nhân, lớp học sạch sẽ. - Học tập: Hăng hái phát biểu xây dựng bài. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ có chất lượng, phong trào đọc và làm theo báo Đội có hiệu quả. - Thể dục, ca múa: Chấp hành nghiêm túc, tư thế tác phong nhanh nhẹn. - Công tác khác: Cần chuẩn bị bài vở, sách vở + ĐDHT trước khi đến lớp kĩ hơn. Giữ gìn báo cẩn thận hơn. - Nhắc nhở HS đi học phụ đạo tích cực hơn. 4. Kế hoạch: - Duy trì tốt các nề nếp. Tích cực học bài, phát biểu xây dựng bài. - Đi học chuyên cần, đúng giờ. - Tiếp tục ôn tập chuẩn bị thi cuối kì II. - “Đôi bạn cùng tiến” tiếp tục phát huy. 5. Sinh hoạt văn nghệ: Hát về Quê hương, đất nước. *******************************

File đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 2830.doc