Giáo án Lớp 5 Tuần 24 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

Tập đọc: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ

I/. Yêu cầu:

- Đọc giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của bài văn.

- Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta.

- Giáo dục HS biết sống theo đúng pháp luật

II/. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Tranh, ảnh về ảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.

III/. Lên lớp:

A/. Bài cũ:

- HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần + TLCH về bài đọc SGK. GV nhận xét, ghi điểm

B/. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Để gìn giữ cuộc sống thanh bình, cộng đồng nào, xã hội nào cũng có những quy định yêu cầu mọi người phải tuân theo. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu một số luật lệ xưa của dân tộc Ê-đê, một dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc:

-Gọi 1HS đọc toàn bài.

? Bài văn chia làm mấy đoạn? 3 đoạn:

Đoạn 1:về cách xử phạt,

Đoạn 2: về tang chứng và nhân chứng

Đoạn 3: Về các tội.

- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn lần 1.

 

doc29 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 24 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16 tháng 8 năm 1945. Hoạt động 2: Đóng vai(Bài 3) Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch. Cách tiến hành: Hoạt động nhóm 3: Các nhóm chuẩn bị đóng vai. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến. GV biểu dương, khen ngợi những nhóm giới thiệu tốt. Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ(Bài 4) Mục tiêu: HS thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương, đất nước của mình qua tranh vẽ. Cách tiến hành: GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm tổ. HS cả lớp xem tranh và trao đổi. GV nhận xét về tranh vẽ của HS. C/. Củng cố, dặn dò: HS hát, đọc thơ về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam. Khoa học: AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I/. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật; tránh gây hỏng đồ điện; đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà. - Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện. - Giáo dục HS tính cẩn thận khi dùng các thiết bị điện và những đồ dùng khác. II/. Chuẩn bị: Dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ, đồ chơi, pin tiểu, pin trung, cầu chì. Hình và thông tin trang 98, 99 (SGK) III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Thế nào là vật dẫn điện, vật cách điện. Cái ngắt điện có vai trò gì. Nhận xét, ghi điểm. B/. Bài mới: Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật. Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm 4. - Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật. - Liên hệ thực tế: Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Từng nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét. - GV bổ sung: Cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật; ngoài ra không nên chơi nghịch ổ lấy điện hoặc dây dẫn điện như cắm các vật vào ổ điện. Hoạt động 2: Thực hành. Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn, nêu được vai trò của công tơ điện. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm 2. HS thực hành theo nhóm: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trang 99 SGK: Bước 2: Làm việc cả lớp. - Từng nhóm trình bày kết quả. - GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện(có ghi số vôn) - GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm: Khi dây chì bị chảy, phải mở cầu dao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác. Tuyệt dối không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng. Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện. Mục tiêu: HS giải thích được lý do phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện. Cách tiến hành: Làm việc cả lớp. HS thảo luận theo các câu hỏi: ? Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm? Để tránh lãng phí về kinh tế và góp phần xây dựng đất nước. ? Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện? Chỉ sử dụng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà, khỏi phòng nhớ tắt điện sáng, ti vi, quạt HS thảo luận theo cặp về liên hệ tới việc sử dụng điện ở nhà. C/. Củng cố, dặn dò: HS đọc ghi nhớ. Dặn HS sử dụng điện an toàn và tiết kiệm. Nhận xét tiết học. Ngày soạn 02/3/2009 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 05/3/2009 Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I/. Mục tiêu: + Rèn kĩ năng nói: - HS tìm được một câu chuyện nói về việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có cuối. Lời kể tự nhiên chân thực, có thể kết hợp lời nói cử chỉ, điệu bộ. Biết trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. + Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. + Giáo dục HS có ý thức tìm tòi và ham thích việc đọc truyện. II/. Chuẩn bị: - Bảng lớp viết đề bài; - Một số tranh ảnh về bảo vệ an toàn giao thông đuổi bắt cướp, phòng cháy, chữa cháy ... III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: - HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện đã nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. Nhận xét, ghi điểm B/. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài. - Một HS đọc đề bài . - GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý. - Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết. GV: Câu chuyện các em kể phải là việc làm tốt mà các em đã biết trong đời thực; hoặc nhìn thấy trên ti vi - HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng 4 gợi ý. Cả lớp theo dõi SGK - HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình đã chọn, nói rõ câu chuyện kể về ai, việc làm góp phần bảo vệ trật tự trị an của nhân vật, em đã nghe và đọc truyện đó ở đâu? GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS HS viết nhanh ra giấy nháp dàn ý câu chuyện định kể 3. HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Kể chuyện theo nhóm; Tằng cặp HS kể chuyện, trao đổi về ý nghiã câu chuyện. GV theo dõi, giúp đỡ - HS thi kể chuyện trước lớp. - HS xung phong thi kể chuyện hoặc các nhóm cử đại diện lên thi kể. GV dán tờ phiếu đã viết tiêu chí đánh giá bài kể chuyện lên bảng. - HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc các bạn về nhân vật, chi tiết trong câu chuyện, ý nghiã câu chuyện. - Cả lớp và Gv nhận xét, tính điểm theo tiêu chuẩn đã nêu. - Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, tự nhiên nhất, hấp dẫn nhất. C/. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe. Xem trước tranh minh hoạ của tiết kẻ chuyện tuần sau: Vì muôn dân. Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I/. Mục tiêu: Giúp HS: Giúp HS ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. Rèn kỹ năng vận dụng các công thức đã học vào làm toán. Giáo dục HS tính kiên trì, chịu khó trong học tập. II/. Chuẩn bị: Hình vẽ minh hoạ cho các bài toán ở SGK. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: HS nêu đặc điểm của hình trụ, hình cầu HS nêu ví dụ. GV nhận xét, ghi điểm B/. Bài mới: Hướng dẫn HS làm các bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác, HS phân tích bài toán HS nêu cách tính diện tích tam giác ABD, BDC. 4 cm B A 5 cm D HS tính tỉ số % diện tích tam giác ABD và BDC HS làm vở nháp. Gọi HS lên bảng làm Cả lớp nhận xét. GV chốt lời giải đúng Bài giải a. Diện tích hình tam giác ABD là C 4 x 3 : 2 = 6 (cm2) Diện tích hình tam giác BDC là 5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2) b. Tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC là: 6 : 7,5 = 0,8 N M K 0,8 = 80% Đáp số: a. 6cm2; 7,5cm2 b. 80% Bài 2: Gọi HS đọc đề bài. Làm việc theo nhóm 4 Vào giấy to. Nhóm nào xong trước thì lên bảng dán. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. H P Q Bài giải Diện tích hình bình hành MNPQ là: 12 x 6 = 72 (cm2) Diện tích hình tam giác KQP là: 12 x 6 : 2 = 36 (cm2) Tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP là 72 – 36 = 36 (cm2) Vậy diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP. Bài 3: HS đọc đề, nêu quy tắc tính chu vi, diện tích hình tròn. HS phân tích bài toán GV muốn tính diện tích phần hình tròn tô màu thì ta phải tính gì ? Tính diện tích hình tròn. Diện tích hình tam giác HS làm vở. GV thu vở chấm, nhận xét, chữa bài B Bài giải Bán kính hình tròn là: 4cm 3cm 5 : 2 = 2,5 (cm) A C 5cm O . Diện tích hình tròn là: 2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2) Diện tích hình tam giác vuông ABC là: 3 x 4 : 2 = 6 (cm2) Diện tích phần hình tròn được tô màu là: 19,625 – 6 = 13,625 (cm2) Đáp số: 13,625cm2 C/. Củng cố, dặn dò: Xem lại các công thức đã học Nhận xét tiết học Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I/. Mục tiêu: Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật: Cấu tạo của bài văn tả đồ vật, trình tự miêu tả, phép tu từ so sánh và nhân hoá được sử dụng khi miêu tả đồ vật. Rèn kỹ năng ghi nhớ các kiến thức đã học. Giáo dục HS có ý thức rèn làm văn. II/. Chuẩn bị: Giấy khổ to viết sẵn những nội dung cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật. Ảnh chụp 1 cái áo quân phục màu cỏ úa. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: GV kiểm tra đoạn văn đã viết lại của một số HS B/. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài trong SGK. GV giới thiệu tấm ảnh một chiếc áo quân phục. GV: bài văn miêu tả cái áo sơ mi của một bạn nhỏ được may lại từ chiếc áo quân phục của người cha đã hi sinh. Ngày trước cách đây vài chục năm, đất nước còn rất nghèo, HS đến trường chưa mặc đồng phục như hiện nay, nhiều bạn mặc áo quần sửa lại từ áo quần cũ của bố mẹ hoặc anh chị. Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài. Làm việc theo nhóm 2. GV nhắc HS chú ý nói rõ bài văn mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Câu a: Mở bài: Từ đầu đến màu cỏ úa. MB kiểu trực tiếp Thân bài: Từ Chiếc áo sờn vai đến chiếc áo quân phục cũ của ba. Kết bài: Phần còn lại. KB kiểu mở rộng. Câu b: Hình ảnh so sánh: những đường khâu đều đặn như khâu máy, hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh, cái cổ áo như hai cái lá non, cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự, xắn tay áo lên gọn gàng, mặc áo vào có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ... tý hon. Hình ảnh nhân hoá: người bạn đồng hành quí báu, cái măng sét ôm sát lấy cổ vai tôi. Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. HS kể đồ vật sẽ tả. GV hỏi HS đã chọn đồ vật để quan sát ở nhà theo lời dặn của GV. Các em có thể tả hình dáng quyển sách, cái bàn học hoặc đồng hồ báo thức ... Chú ý quan sát kĩ đồ vật, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả HS suy nghĩ; một vài HS nói tên đồ vật các em chọn miêu tả. HS suy nghĩ, viết đoạn văn vào vở. HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm. C/. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Hoàn thành đoạn văn trên. Cả lớp đọc trước 5 đề bài của tiết TLV tới.

File đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 24.doc