Giáo án Lớp 5 Tuần 23 Trường Tiểu học 1 Thới Quản

 

I. Mục tiêu

- Đọc trôi chảy, lưu loát ; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọ phù hợp với tính cách nhân vật.

- Hiểu được nội dung: Quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy - học

* Tranh minh hoạ trang 46, SGK (phóng to).

* Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc29 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 953 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 23 Trường Tiểu học 1 Thới Quản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Lắng nghe. Toán Thể tích hình lập phương I. Mục tiêu - Biết công thức tính thể tích hình lập phương. -Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải các bài tập có liên quan. II. Đồ dùng dạy học - Mô hình thể hiện thể tích của hình lập phương có cạnh 3 cm như SGK. - Bảng số trong bài tập 1, viết sẵn vào bảng phụ. III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Trong tiết học toán này, chúng ta cùng tìm cách tính thể tích của hình lập phương. 2.2. Hình thành công thức tính thể tích của hình lập phương. - GV nêu bài toán : Hãy tính thể tích của hình lập phương. - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận và làm bài. - GV mời HS phát biểu ý kiến - GV nhận xét cách làm của HS, sau đó hướng dẫn HS phân tích bài toán cụ thể trên để đi đến công thức tính thể tích của hình lập phương: + 3cm là gì của hình lập phương ? + Trong bài toán trên, để tính thể tích của hình lập phương chúng ta đã làm như thế nào ? - GV nêu : Đó chính là quy tắc tính thể tích của hình lập phương. - GV hỏi : Dựa vào quy tắc, em hãy nêu công thức tính thể tích của hình lập phương có cạnh là a. - GV yêu cầu HS mở SGK trang 122, đọc quy tắc và công thức tính thể tích của hình lập phương. 2.3 Luyện tập - thực hành Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán, sau đó mời 3 HS nhắc lại cách tính diện tích của 1 mặt, diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài tập của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS. Bài 2 - GV mời 1 HS đọc đề bài của bài toán. - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. - GV hỏi : Muốn tính được cân nặng của khối kim loại đó chúng ta phải làm như thế nào ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 3 - GV mời 1 HS đọc đề bài toán. - GV hỏi : + Bài toán cho em biết những gì ? + Bài toán yêu cầu em tìm gì ? + Muốn tính trung bình cộng của các số ta làm như thế nào ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố - dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - HS nghe và nhắc lại yêu cầu của bài toán. - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng tìm cách tính thể tích. - 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét và bổ sung ý kiến, sau đó đi đến thống nhất : Coi hình lập phương đó là hình hộp chữ nhật thì ta có thể tích của hình lập phương là : 3 x 3 x 3 = 27 (cm3) + Là độ dài cạnh của hình lập phương. + Chúng ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh. - HS nêu : thể tích của hình lập phương có cạnh là a là : V = a x a x a - HS đọc và học thuộc quy tắc ngay tại lớp. - HS đọc thầm đề bài trong SGK. - 3 HS lần lượt nêu trước lớp và nhận xét. - HS làm bài trên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - 2 HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - 1 HS nêu tóm tắt. - HS nêu : Tính thể tích của khối kim loại. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải 0,75m = 7,5dm Thể tích của khối kim loại đó là : 7,5 x 7,5 x 7,5 = 421,875 (dm3) Khối kim loại đó cân nặng là : 421,875 x 15 = 6328,152 (kg) Đáp số : 6328,152 kg - 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. + Bài toán cho biết : Hình hộp chữ nhật có : CD : 8cm CR : 7cm CC : 9cm Cạnh của hình lập phương bằng trung bình cộng 3 kích thước của hình hộp chữ nhật. + Bài toán yêu cầu tính thể tích của hình hộp chữ nhật và thể tích của hình lập phương. + Muốn tính trung bình cộng của các số ta lấy tổng chia cho các số hạng của tổng. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải a, Thể tích của hình hộp chữ nhật là : 8 x 7 x 9 = 504 (cm3) b, Số đo của cạnh hình lập phương là : (8+ 7 + 9) : 3 = 8 (cm) Thể tích của hình lập phương là : 8 x 8 x 8 = 512 (cm3) Đáp số : 512cm3 - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. ĐẠO ĐỨC EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM I/ Mục tiêu - Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. - Có một số hiểu biết phù hợp với lúa tuồi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam. - GDKNS: Kĩ năng xác định giá trị; tìm kiếm và xử lí thông tin; hợp tác; trình bày. BVMT(Liên hệ): Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là thể hiện tinh yêu đất nước. ĐĐHCM (Liên hệ): Giáo dục cho HS lòng yêu nước, yêu Tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ. GDSDNL (Liên hệ): Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. II/ Chuẩn bị Tranh ảnh về đất nước,con người Việt Nam và một số nước khác. III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Tìm hiểu về tổ quốc Việt Nam - GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK. Mời một HS đọc. - Hỏi: ? Từ các thông tin đó, em suy nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam? - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Thảo luận để trả lời câu hỏi: ? Em còn biết những gì về Tổ quốc của chúng ta? Hãy kể: 1. Về diện tích, vị trí địa lí. 2. Kể tên các danh lam thắng cảnh. 3. Kể một số phong tục truyền thống trong cách ăn mặc, ăn uống, cách giao tiếp. 4. Kể thêm công trình xây dựng lớn của đất nước. 5. Kể tên truyền thống dựng nước và giữ nước. 6. Kể thêm thành tựu khoa học kỹ thuật, chăn nuôi, trồng trọt. - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK. - 1 HS đọc thông tin trang 34 SGK. Cả lớp theo dõi SGK và lắng nghe. - HS trả lời: + Đất nước Việt Nam đang phát triển ...... - HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành yêu cầu: 1. Về diện tích, vị trí địa lí: diện tích vùng đất liền là 33 nghìn km2, nằm ở bán đảo Đông Dương, giáp biển đông, thuận lợi cho các loại hình giao thông và giao lưu với nước ngoài. 2. Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng: Vịnh Hạ Long, Hà Nội, Kinh đô Huế, Bến cảng Nhà Rồng, Hội An... 3. Về phong tục rất phong phú: ... 4. Về những công trình xây dựng lớn: đường mòn HCM,.... 5. Về truyền thống dựnng nước giữ nước: Các cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, Bà Triệu; 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông, ...... 6. Về KHKT: Sản xuất được nhiều phần mềm điện tử .... - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu những địa danh và mốc thời gian quan trọng - GV treo bảng phụ ghi các thông tin và nêu tình huống cho HS cả lớp. Em và một HS nước ngoài gặp một biển hiệu có ghi các thông tin sau, em sẽ nói gì với bạn? 1. Ngày 2/9/1945 2. Ngày 7/5/2954 3. Ngày 30/4/1975 4. Sông Bạch Đằng 5. Bến Nhà Rồng 6. Cây đa Tân Trào 7. Đảng Cộng sản Việt Nam 8. Anh Kim Đồng 9. Hồ Gươm - GV gợi ý cho HS rằng những thông tin này liên quan đến lịch sử dân tộc, cho HS thời gian suy nghĩ, cá nhân để trả lời . - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp. - Cho một vài HS thi đua lên giới thiệu trên bảng. - HS lắng nghe, quan sát trên bảng phụ. - HS suy nghĩ về câu giới thiệu. - Lần lượt từng HS nói cho nhau nghe. - Mỗi cặp HS lên bảng giới thiệu về 2 thông tin do GV yêu cầu. + 2/9/1945 là ngày Quốc khánh của đất nước Việt Nam. + 7/5/1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, dân tộc Việt Nam chiến thắng thực dân Pháp. + Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. + Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo lãnh đạo. + Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước + Lễ xuất quân của quân đội nhân dân Việt Nam. + 3/2/1930 … - HS thảo luận theo cặp. - HS giới thiệu. Hoạt động 3: Những hình ảnh tiêu biểu của đất nước Việt Nam - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. + HS trong nhóm thảo luận với nhau, chọn ra trong số các hình ảnh trong SGK những hình ảnh về Việt Nam. + Nhóm trao đổi để viết lời giới thiệu về các bức tranh đó. - Yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc. ( GV chuẩn bị trước 5 bức tranh về Việt Nam trong bài tập trag 36 SGK để cho HS treo lên và giới thiệu) - GV: Em có nhận xét gì về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam - HS chia nhóm làm việc. + Chọn các bức tranh, ảnh: cờ đỏ sao vàng, Bác Hồ, bản đồ Việt Nam, Văn Miếu - Quốc Tử Giám. + Viết lời giới thiệu. - Đại diện từng nhóm lên bảng chọn tranh và trình bày bài giới thiệu về tranh. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, nhận xét. - Dân tộc Việt Nam có lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm, gìn giữ dân tộc, dân tộc Việt Nam có nhiều người ưu tú đóng góp sức mình để bảo vệ đất nước. Hoạt động 4: Những khó khăn của đất nước ta - GV: Việt Nam đang trên đà đổi mới và phát triển, do đó chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm thảo luận và hoàn thành bảng sau: Những khó khăn đất nước ta còn gặp phải Bạn có thể làm gì để góp phần khắc phục - GV cho các nhóm lần lượt trình bày những khó khăn mà các nhóm tìm được. GV ghi lại các ý kiến hợp lý lên bảng. - Với mỗi khó khăn. GV tiếp tục hỏi các nhóm những việc HS có thể làm để góp phần khắc phục, GV ghi lại các ý kiến hợp lý. - GV khẳng định ý kiến đúng. - GV kết luận: Xây dựng đất nước bằng cách nghe thầy, yêu bạn, học tập tốt để trở thành người tài giỏi, có khả năng lao động đóng góp cho đất nước. - HS lắng nghe. - HS chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bảng. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. - Với mỗi khó khăn, HS lần lượt trả lời cách thực hiện để khắc phụ. Các nhóm lắng ghe và bổ sung ý kiến cho nhau. + HS lắng nghe và ghi nhớ. + HS nhìn trên bảng trả lời. - HS lắng nghe Hoạt động thực hành - Yêu cầu HS về nhà sưu tầm các nội dung sau: + Một số câu ca dao, tục ngữ về đất nước, con người Việt Nam. + Một số bài hát, bài thơ ca ngợi đất nước, con người Việt Nam. + Một số tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam. + Thông tin về sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, học tập ... của đất nước Việt Nam thời gian gần đây. - Hs lắng nghe, ghi chép lại các yêu cầu cảu GV. Duyệt của BGH Duyệt của khối trưởng

File đính kèm:

  • docTuân 23.doc