Giáo án Lớp 5 Tuần 22 - Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước

Toán LUYỆN TẬP

Các hoạt động Hoạt động cụ thể

1- Bài cũ : 5’ Kiểm tra vởbài tập của học sinh

Nhận xét ghi điểm

2- Bài mới: 32’

Hoạt động 1:11’

Mục tiêu: Giúp học sinh

Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

Rèn kĩ năng tính toán cho học sinh

Phương pháp:

 Luyện tập thực hành

Đồ dùng:

Bộ đồ dùng dạy toán 5 Giới thiệu nội dung ôn tập

Bài 1:

HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

HS tự làm bài rồi chữa bài

Đổi 1.5m = 15 dm

 

doc11 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 22 - Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, hỏi đáp Đồ dùng: SGK, bản đồ hành chính(Nếu có) Hoàn cảnh bùng nổ phong trào " Đồng khởi" Bến Tre. Bước 1: HS đọc SGK để trả lời các câu hỏi sau: + Phong trào Đồng khởi Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào ? + Phong trào bùng nổ vào thời gian nào ? Tiêu biểu nhất là ở đâu ? Bước 2: HS trình bày ý kiến, GV theo dõi , nhận xét và chốt lại ý : Tháng 5 năm 1959, Mĩ Diệm đã ra đạo luật 10/59, thiết lập 3 toàn án quân sự đặc biệt, có quyền đưa thẳng bị can ra xét xử, không cần mở cuộc thẩm cứu. Luật 19/59 cho phép công khai tàn sát nhân dân theo kiểu cực hình man rợ. Miền Nam đã có 466000 người bị bắt, 400000 người bị tù đày, 68000 người bị giết hại. Chính những tội ác đẫm máu đó đã gây ra cho nhân dân ta lòng khát khao tự do và thúc đấy nhân dân ta đứng lên đấu tranh giành lại độc lập. Đó là nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Đồng Khởi. Hoạt động 2: 12’ Mục tiêu: HS nắm được đi đầu trong ĐK ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre. -Ý nghĩa của phong trào Đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre. Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp. Đồ dùng: SGK Phong trào Đông khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre. -GV chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thảo luận các vấn đề sau: + Thuật lại sự kiện ngày 11-7-1960 ? + Sự kiện này có ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở tỉnh Bến Tre? Kết quả của phong trào Đồng khởi Bến Tre ? + Phong trào ĐKBT có ảnh hướng như thế nào đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam? + Ý nghĩa của phong trào Đồng khởi Bến Tre ? -Các nhóm làm việc, cùng nhau trao đôi, trình bày trước lớp, góp ý . - GV tóm tắt ý kiến HS và cung cấp thêm cho HS thông tin : Tính đến năm 1960 PT Đồng Khởi của nhân dân đã căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở địch ở nông thôn. Trong 2627 xã toàn miền Nam thì nhân dân đã lập chính quyền ở 1383 xã, đồng thời làm tê liệt các chính quyến ở những nơi khác. 3. Củng cố dặn dò : 3’ - Nhận xét tiết học. Thứ tư ngày 18 tháng 2 năm 2009 Toán LUYỆN TẬP Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1- Bài cũ : 5’ Kiểm tra vởbài tập của học sinh Nhận xét ghi điểm 2- Bài mới : 32’ Hoạt động 1:10’ Mục tiêu: Giúp học sinh Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phầncủa hình hộp chữ nhật có các số đo không cùng đơn vị đo Rèn kĩ năng tính toán cho học sinh Phương pháp: Luyện tập thực hành Đồ dùng: Bộ đồ dùng dạy toán 5 Giới thiệu nội dung ôn tập Bài 1: HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật HS tự làm bài rồi chữa bài Đổi 3m = 30 dm a-chu vi mặt đáy (30 + 15 ) x 2 =90 ( dm ) Diện tích xung quanh 90 x 9 = 810 (d m2 ) B-Diện tích hai đáy 30 x 15 x 2 = 900 (dm2 ) Diện tích toàn phần 810 + 900 = 1710 (dm2 ) Hoạt động 2:12’ Mục tiêu: Giúp học sinh Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật Rèn kĩ năng tính toán với phân số và số thập phân Phương pháp: Luyện tập thực hành Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài Hình hộp chữ nhật ( 1 ) ( 2 ) ( 3 ) Chiều dài 4m cm 0.4dm Chiều rộng 3m cm 0.4dm Chiều cao 5m cm 0.4dm Chu vi đáy 24m 2cm 1.6dm S xung quanh 120m2 cm2 0.64dm2 S toàn phần 144m2 cm2 0.96dm2 Hoạt động 3 :10’ Mục tiêu: Giúp học sinh Phối hợp kĩ năng vận dụng công thức tính và ước lượng Phương pháp: Luyện tập thực hành Bài 3: HS dựa trên kết quả tính , nêu nhận xét về độ dài cạnh của hình lập phương để so sánh về diện tích HS rút ra kết luận thuộc vào vị trí đặt hộp Củng cố dặn dò: 3’ Nhận xét giờ học Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung Kĩ thuật: LẮP XE CẦN CẨU( 3 tiết) Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ: Nêu tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà? (?) Ở gia đình em đã thực hiện công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà như thế nào? Nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới: Hoạt động 1 : Mục tiêu : Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu. Phương pháp: Thảo luận, luyện tập....... Đồ dùng:Xe cần cẩu lắp sẵn. Quan sát nhận xét mẫu. - Cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. (?) Để lắp được xe cần cẩu, cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy nêu tên các bộ phận đó? ( Cần lắp 5 bộ phận: giá đỡ cẩu, cần cẩu, ròng rọc, dây tời, trục bánh xe). Hoạt động 2: Mục tiêu: HS biết cách lắp cần cẩu đùng kĩ thuật, đúng thao tác. Phương pháp: Tìm hiểu, thảo luận, đàm thoại, Đồ dùng: Tranh ảnh minh họa, Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. a) Hướng dẫn chọn các chi tiết. - Chọn đúng đủ từng loại chi tiết theo bảng SGK. - Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại b)Lắp từng bộ phận. * Lắp giá đỡ cần cẩu: ( H.2, SGK) (?) Để lắp giá đỡ cần cẩu, em phải chọn chi tiết nào?( HS quan sát H.2 trả lời.) * Lắp cần cẩu ( H.3, SGK) - 1 HS lên lắp hình 3a. * Lắp các bộ phận khác( H.4, SGK) - 2 HS lên lắp h, 4a, 4b, 4c. c) Lắp xe cần cẩu ( H.1- SGK). - GV lắp ráp xe cần cẩu theo các bước SGK. - Kiểm tra hoạt động của cần cẩu( quay tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra dễ dàng) d) Tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. Hoạt động 3: Mục tiêu: HS lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, thao tác. - Rèn luyện tính cẩn thận. Phương pháp: thực hành Đồ dùng: Bộ lắp ghép, HS thực hành. a) Chọn chi tiết. - Chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK. b) Lắp từng bộ phận. - HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe cần cẩu. - Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình SGK. c) Lắp ráp xe cần cẩu. 3. Củng cố -dặn dò Đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức: hoàn thành( A) và không hoàn thành (B). Dặn HS đọc trước và chuẩn bị bộ lắp ghép để học bài Lắp xe ben. Thứ năm ngày 19 tháng 2 năm 2009 Toán THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1-Bài cũ: 5’ - kiểm tra VBTcủa HS. - Nhận xét 2: Bài mới :32’ Hoạt động 1: 17’ Mục tiêu : Giúp học sinh Hình thành khái niệm về thể tích của một hình. Biết so sánh thể tích của 2 hình với nhau (Trường hợp đơn giản) Phương pháp: Quan sát, giới thiệu, động não Đồ dùng: Bộ đồ dùng dạy toán 5 Giới thiệu về thể tích của một hình. *Ví dụ 1: - GV đưa ra hình hộp chữ nhật , sau đó thả hình lập phưong vào trong hình hộp chữ nhật và nêu: Hình lập phương nằm gọn trong hình hộp chữ nhật. Ta nói: Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hoặc ngược lại. -HS nhắc lại - GV cho HS chỉ các mặt xung quanh của hình hộp chữ nhật. *Ví dụ 2: -GV dùng các hình lập phương kích thước 1cm để xếp thành các hình E và D trong SGK và hỏi: + Hình E gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại + Hình D gồm mấy hình lập phương như thế ghép lại - GV nhận xét và chốt lại. - GV triển khai hình, HS quan sát và trả lời câu hỏi: *Ví dụ 3: - GV tiếp tục dùng các hình lập phương 1cm xếp thành hình P. Hỏi: + Hình P gồm mấy hình ghép lại ? -GV thao tác tách hình P thành 2 hình M và N và hỏi: +Hình N gồm mấy hình ghép lại ? Hình M gồm mấy hình ghép lại ? +Có nhận xét gì về số hình lập phương tạo thành P và số hình lập phương tạo thành N và M ? - GV: Ta nói thể tích hình P bằng thể tích hình N vàM. Hoạt động 2: 15’ Thực hành luyện tập. Mục tiêu: Giúp học sinh Biết vận dụng để so sánh thể tích các hình. Phương pháp: luyện tập thực hành Luyện tập thực hành HS tự làm bài rồi chữa bài GV theo dõi giúp đở HS yếu 3- Củng cố dặn dò: 3’ - GV nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: xăng ti mét khối, đề xi mét khối Khoa học: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY Các hoạt động chủ yếu Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ : 5’ ? Hãy kể tên một số cách tiết kiệm khi sử dụng chất đốt? ? Hãy nêu một số cách đề phòng tai nạn khi sử dụng năng lượng ở gia đình em ? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới:27’ Hoạt động 1: 12’ Mục tiêu: Giúp HS trình bày được tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên. Kể được một số thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió.. Phương pháp: Thực hành, Trao đổi nhóm, hỏi đáp, báo cáo, kết luận. Đồ dùng: SGK, tranh ảnh. Thảo luận về năng lượng gió Bước 1: GVcho HS làm việc nhóm 4 theo sự hướng dẫn trong SGK: + Vì sao có gió ? Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên. + Con người sử dụng năng lượng gió vào những việc gì ? Hãy liên hệ thực tế ở địa phương em . Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận Hoạt động 2: 10’ Mục tiêu: Giúp HS trình bày được tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên. Kể được một số thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng nước chảy. Phương pháp: thảo luận nhóm 4 Đồ dùng: SGK Thảo luận về năng lượng nước chảy. Bước 1: -HS tiếp tục làm việc nhóm 4: Đọc mục hướng dẫn thực hành SGK để trả lời các câu hỏi sau: + Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên ? + Con người sử dụng năng lượng nước chảy vào những công việc gì ? Liên hệ thực tế ở địa phương em ? -HS đọc mục bạn cần biết trong SGK Bước 2: - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận -HS đọc mục bạn cần biết trong SGK. Hoạt động 3: 5’ Mục tiêu: HS thực hành sử dụng năng lượng nước chảy làm quay tua - bin. Thực hành "Làm quay tua - bin" - GV hướng dẫn HS về nhà thực hành theo nhóm, tiết học sau các nhóm báo cáo lại kết quả thực hành. 3. Củng cố - dặn dò:3’ - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Sinh hoạt: - ĐỘI Các hoạt động chủ yếu Hoạt động cụ thể 1. Đánh giá hoạt động tuần 22 Ưu điểm: - Ở lớp hầu hết các em tham gia phát biểu xây dựng bài sôi nổi. - Đã khắc phục được tình trạng ăn quà vặt trong trường. - Công tác phụ trách lớp nhi đồng 2A đang thực hiện tốt. Tuyên dương các ban: Thu ,Vi đã có thành tích học tập tốt trong tuần qua. Khuyết điểm: - Do thời tiết không thuân lợi nên công tác vệ sinh chưa tốt. - Đồng phục chưa đều. - Tình trạng đi học muộn và nghỉ học còn xảy ra. - Một số bạn về nhà chưa làm và học bài như: Loan, Khắc Hà, Trâm 2. Kế hoạch tuần 23 -Duy trì ổn định nền nếp lớp -Chỉnh đốn sách vở và đồ dùng học tập . - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Khắc phục tình trạng đi học muộn và không có lí do. - Tổ chức tốt phong trào học và làm theo báo đội.

File đính kèm:

  • docTUN22~1.doc
Giáo án liên quan