Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 đến 26 - GV: Bùi Trọng Hoà

Tập đọc - Tiết 43

LẬP LÀNG GIỮ BIỂN

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi, biết phân biệt lời nhân vật ( bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ ).

- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- Tranh, ảnh về những làng ven biển, làng đảo về chài lưới, giúp giải nghĩa các từ ngữ khó.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A- Kiểm tra bài cũ

HS đọc bài Tiếng rao đêm , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

 

doc178 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 đến 26 - GV: Bùi Trọng Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bài. Hiểu nội dung : qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc. II - Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa III - Các hoạt động dạy - học A- Kiểm tra bài cũ :Học sinh đọc bài Cửa sông và trả lời câu hỏi của bài. B - Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng đẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - 1 học sinh khá đọc cả bài. - Học sinh quan sát tranh minh hoạ sách giáo khoa. Giới thiệu thêm tranh ảnh về Cửa sông. - 1 học sinh đọc chú giải. - 4 Học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài (2-3 lượt). - Khi HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi cho HS và kết hợp giúp HS hiểu các từ được chú giải trong bài . - HS luyện đọc theo cặp . - Một em đọc lại bài. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. b. Tìm hiểu bài - GV tổ chức cho HS đọc, trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài theo câu hỏi sách giáo khoa . - Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? - Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm? - Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau? - Tại sao nói việc giật giải trong kì thi là niềm tự hào đối với dân làng? - Qua bài văn tác giả thể hiện tình cảm gì đối với nét đẹp cổ truyền trong văn hoá của dân tộc? - Học sinh báo cáo, trả lời. - GV chốt lại ý kiến đúng. c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - Học sinh đọc diễn cảm đoạn 2. - Học sinh đọc nhẩm bài. - Học sinh thi đọc diễn cảm và thuộc lòng. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. --------------------------------------------------------- Toán- tiết 129 luyện tập chung I - Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian. - Vận dụng giải các bài toán đơn giản. II- Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng học toán 5. III- Các hoạt động- dạy học: A- Kiểm tra bài cũ B- Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện tập Bài1 - Học sinh đọc đề bài - Nêu yêu cầu của bài. - Học sinh tự làm bài. - Giáo viên giúp học sinh yếu. - Chữa bài trên bảng lớp. - Nhận xét, bổ sung. Bài 2 Học sinh đọc yêu cầu của bài - Nêu yêu cầu của bài? - Học sinh tự làm bài. - Chữa bài trên bảng lớp. - Học sinh yếu nhắc lại. Bài 3 - 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Bài toán yêu cầu gì? - Chữa bài trên bảng lớp. - Nhận xét. Bài 4: Tiến hành tương tự bài 3. 4) Củng cố- Dặn dò - Học sinh nhắc lại công thức tính thể tích và diện tích hình lập phươn, hình hộp chữ nhật. - Giáo viên nhận xét tiết học . ---------------------------------------------------- Chính tả - Tiết 26 nghe- viết: lịch sử ngày quốc tế lao động I - Mục tiêu: 1. Nghe - viết đúng chính tả bài Lịch sử ngày quốc tế lao động. 2 Viết đúng danh từ riêng là tên người, tên địa lí nước ngoài. II- Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập Tiếng Việt 5. III- Các hoạt động- dạy học: A- Kiểm tra bài cũ - Học sinh viết lời giải câu đố BT3 tiết trước. B- Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết - Học sinh đọc bài viết. - Nội dung bài nói gì? - Học sinh đọc thầm đoạn viết. - Tìm một số từ dễ viết sai, những từ cần viết hoa. - Học sinh luyện viết : Chi-ca-gô; Mĩ , Niu Y- oóc; Ban-ti-mo; Pít-sbơ- nơ. - Giáo viên đọc cho học sinh viết. - Chấm một số bài, nhận xét chung . 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 2 - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh tiền hành làm bài. - Cả lớp nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. - Giáo viên chốt lại ý đúng. 4) Củng cố- Dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. - Tuyên dương một số em học tập tốt. --------------------------------------------------------- Mĩ thuật – tiết 26 vẽ trang trí: tập kẻ kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm I - Mục tiêu: - Học sinh nắm được cách sắp xếp dòng chữ cân đối. - Học sinh biết cách kẻ và kẻ được dòng chữ đúng kiểu. - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ . II- Đồ dùng dạy học: Một số bài mẫu chữ. III- Các hoạt động- dạy học: A- Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh . B- Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2.Các hoạt động Hoạt động 1: Quan sát nhận xét . - Giáo viên giới thiệu một số dòng chữ in hoa kiểu nét thanh nét đậm. - Chiều cao và chiều rộng của kiểu chữ so với khổ giấy? - Khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng? - Cách vẽ màu chữ và màu nền? - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra dòng chữ đúng và đẹp. Hoạt động 2: Cách kẻ chữ - Học sinh quan sát mẫu chữ và trả lời câu hỏi: - Để kẻ được dòng chữ đẹp ta cần làm như thế nào? - Học sinh nêu các bước. Hoạt động 3: Thực hành - Học sinh thực hành kẻ. - Giáo viên quan sát uốn nắn. Hoạt động 4: nhận xét , đánh giá - Giáo viên nhận xét chung tiết học. - Khen ngợi những em tích cực. Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh về môi trường . ------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày tháng năm 200 Luyện từ và câu- tiết 52 luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết các câu I - Mục tiêu: 1. Củng cố hiểu biết về liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. 2. Biết sử dụng thay thế từ ngữ để liên kết câu. II- Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập Tiếng Việt 5 III- Các hoạt động- dạy học: A- Kiểm tra bài cũ - Học sinh làm các lại bài tập ở tiết trước . B- Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 1:Làm việc cá nhân - Học sinh đọc nội dung bài tập 1. - Nêu yêu cầu bài tập? - Đoạn văn có mấy câu? - Nội dung nói về ai? - Tìm những từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng? - Học sinh lên bảng làm bài. - Nhận xét. - Giáo viên chốt ý đúng. + Nêu tác dụng của việc dùng nhiều từ ngữ để thay thế? Bài tập 2: Thảo luận nhóm - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Các nhóm thảo luận 3’ - Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ ở hai đoạn văn? - Học sinh tìm từ ngữ để thay thế. - Các nhóm báo cáo kết quả. - Giáo viên chốt lại ý kiến đúng. Bài tập 3 - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - 3 học sinh giới thiệu người hiếu học chọn viết là ai? - Học sinh viết đoạn văn. - Trình bày trước lớp. - Nhận xét, bổ sung. 5) Củng cố-dặn dò:Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn học ghi nhớ về liên kết câu . ---------------------------------------------------------- Địa lý – tiết 26 châu phi ( tiếp theo) I - Mục tiêu: - Học sinh biết đa số dân Châu Phi là người da đen. - Nêu được một số đặc điểm chính về kinh tế của châu Phi. - xác định trên bản đồ vị trí địa lí của Ai Cập. II- Đồ dùng dạy học: - Bản đồ kinh tế châu Phi. III- Các hoạt động- dạy học: A- Kiểm tra bài cũ B- Dạy học bài mới I. Giới thiệu bài II.Nội dung: 3. Dân cư Châu Phi Hoạt động 1:Hoạt động nhóm đôi. Học sinh trả lời câu hỏi ở mục 3 trong sách giáo khoa . 4. Kinh tế Châu Phi Hoạt động 2: Làm việc cả lớp Trả lời các câu hỏi: + Kinh tế Châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục khác?+ Khí hậu có gì khác với các châu lục khác? + Đời sông của nhân dân còn có những khó khăn gì? + Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở Châu Phi? Học sinh trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung. 5. Ai cập Hoạt động 3: Làm việc nhóm nhỏ - Học sinh trả lời câu hỏi mục 5 sách giáo khoa . - Học sinh trình bày kết quả. - Nhận xét, chốt lại ý đúng. * Kết luận: Sách giáo khoa 4) Củng cố- Dặn dò: - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Toán – tiết 130 vận tốc I - Mục tiêu: Giúp học sinh : - Bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. II- Đồ dùng dạy học: III- Các hoạt động- dạy học: A- Kiểm tra bài cũ B- Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2.Nội dung a. Giới thiệu khái niệm vận tốc Bài toán 1; Học sinh nêu đề bài. Để biết mỗi giờ ô tô đi đựơc bao nhiêu ta làm thế nào? Học sinh nói cách làm và trình bày lời giải. Giáo viên kết luận: Mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km ,chính là vận tốc của ô tô. Em hiểu thế nào là vận tốc? + Nếu có quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v. Hãy hình thành công thức tính vận tốc? Học sinh nhắc lại. Bài toán 2: Học sinh tự làm bài Chốt lại ý đúng. Nhận xét về đơn vị vận tốc của bài toàn trên? b. Thực hành Bài1 - Học sinh đọc đề bài - Nêu cách tính vận tốc? - Học sinh tự làm bài. - Giáo viên giúp học sinh yếu. - Chữa bài trên bảng lớp. Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1 Bài 3 - 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Bài toán yêu cầu gì? - Để tính được vận tốc là m/giây ta phải làm thế nào? - Chữa bài trên bảng lớp. - Nhận xét. 4) Củng cố- Dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học . Tập làm văn- Tiết 52 trả bài văn tả đồ vật I - Mục tiêu 1 - Rút kinh nghịêm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt trình bày. 2. Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi, tự viết lại một đoạn cho hay hơn. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi một số lỗi về chính tả, dùng từ đặt câu. III- Các hoạt động- dạy học: A- Kiểm tra bài cũ B- Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Giáo viên nhận xét chung về kết quả làm bài của học sinh . - Giáo viên mở bảng phụ ghi các lỗi tiêu biểu của học sinh . - Nhận xét chung về bài làm của lớp. + Những ưu điểm: + Những nhược điểm: - Giáo viên thông báo điểm cụ thể. 3. Hướng dẫn học sinh chữa bài. a)Hướng dẫn học sinh chữa lỗi chung. b)Hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong bài. c) Hướng dẫn học sinh học tập những bài văn hay: Giáo viên đọc một số bài điển hình. - Giáo viên giúp một số học sinh viết lại cho hay hơn. 4) Củng cố- Dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh bài viết chưa đạt về nhà viết lại cả bài. Sinh hoạt- Tiết 26 Sơ kết tuần 26 1. Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động trong tuần và xếp loại các tổ Tổ 1 xếp thứ Tổ 2 xếp thứ Tổ 3 xếp thứ Tổ 4 xếp thứ 2.Giáo viên nhận xét chung các mặt hoạt động của tuần qua. 3. Phổ biến công việc tuần sau 4. Hoạt động văn nghệ trò chơi --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- 8

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 22-26.doc