Giáo án Lớp 5 Tuần 20 Trường Tiểu học Sơn Lễ

Tập làm văn

TẢ NGƯỜI

(Kiểm tra viết)

I/ Mục tiêu:

 - HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) ; đúng ý , dùng từ, đặt câu đúng.

II/ Đồ dùng dạy học:

b) Giấy kiểm tra.

III/ Hoạt động dạy học:

1/ Giới thiệu bài.

 - GV nêu mục tiêu, nhiệm vụ bài học.

2/ HDHS làm bài.

 - GV gọi HS đọc 3 đề bài trong SGK.

 - Giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài.

 - Sau khi chọn đề bài cần suy nghĩ để tìm ý, sắp xếp thành dàn ý thích hợp và viết hoàn chỉnh bài văn.

 - Một vài HS nêu đề bài mình đã chọn.

3/ HS làm bài.

- GV quan sát theo dõi HS làm bài.

- GV thu bài .

 

doc48 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 20 Trường Tiểu học Sơn Lễ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy đường và nước có bị biến đổi thành chất khác khi hoà tan vào nhau thành dung dịch không? * Bước 2: Làm việc cả lớp. - Các nhóm báo cáo kết quả thực hành và các nhóm khác bổ sung. Gợi ý: Thí nghiệm Mô tả hiện tượng Giải thích hiện tượng * Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy. Tờ giấy bị cháy thành than. Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu. * Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa. - Đường từ màu trắng chuyển sang vàng rồi nâu thẫm, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa nó sẽ cháy thành than. - Trong quá trình chưng đường có khói khét bốc lên. Dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không giữ được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành một chất khác. - Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như 2thí nghiệm trên gọi là gì? - Sự biến đổi hoá học là gì? Kết luận: Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như 2 thí nghiệm trên gọi là sự biến đổi hoá học. Sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. * Hoạt động 2: Thảo luận. * Mục tiêu: HS phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - HS quan sát hình trang 79 SGK và thảo luận. - Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn kết luận như vậy? - Trường hợp nào là sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy? Bước 2: Làm việc cả lớp: - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV gợi ý: Hình Nội dung từng hình Biến đổi Giải thích Hình 2 Cho vôi sống vào nước Hoá học Vôi sống khi thả vào nước đã không giữ lại được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẻo quánh, kèm theo sự toả nhiệt. Hình 3 Xé giấy thành những mảnh vụn Lí học Giấy bị xé vụn nhưng vẫn giữ nguyên tính chất của nó, không bị biến đổi thành chất khác. Hình 4 Xi măng trộn cát Lí học Xi măng trộn cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của cát và tính chất của xi măng vẫn giữ nguyên, không đổi. Hình 5 Xi măng trộn cát và nước Hoá học Xi măng trộn cát và nươc sẽ tạo thành một hợp chất mới được gọi là vữa xi măng. Tính chất của vữa xi măng hoàn toàn khác với tính chất của 3 chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước Hình 6 Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ Hoá học Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí, chiếc đinh bị gỉ. Tính chất của đinh gỉ khác hẳn tính chất của đinh mới. Hình 7 Thuỷ tinh ở thể lỏng làm nguội thành các chai ở thể rắn Lí học Dù ở thể rắn hay thể lỏng, tính chất của thuỷ tinh vẫn không thay đổi. Kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học. * Hoạt động 3: Trò chơi "Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học". * Mục tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Các nhóm tổ chức chơi trò chơi (trang 80 SGK). Bước 2: Làm việc cả lớp. - Từng nhóm giới thiệu bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác. Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt. * Hoạt động 4: Thực hành xử lí thông tin trong SGK. * Mục tiêu: HS nêu đượ ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Các nhóm quan sát hình vẽ, đọc thông tin trang 80, 81 SGK trả lời các câu hỏi ở mục thực hành. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm trả lời kết quả thảo luận. Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng. Thứ 4 ngày 24 tháng 01 năm 2007. Thứ 5 ngày 25 tháng 01 năm 2007. Thể dục Bài 40: Tung và bắt bóng - nhảy dây I/ Mục tiêu: - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng. - Tiếp tục làm quen trò chơi: Bóng chuyền sáu. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi được. II/ Địa điểm, phương tiện: 1/ Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. 2/ Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy, bóng. III/ Nôi dung và phương pháp lên lớp: 1/ Phần mở đầu: 6 - 10 phút. - Cán sự điều khiển lớp tập trung, GV nhận lớp, phổ biến nhanh nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 - 2 phút. - HS chạy chậm thành 1 hàng dọc theo nhịp hô của GV. - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, gối, vai, hông. 1 - 2 phút. * Chơi trò chơi khởi động: Chuyển bóng 1 -2 phút. 2/ Phần cơ bản: 18 - 22 phút. a) Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay: 8 - 10 phút. - Các tổ tự tập luyện, GV quan sát sửa sai. - Thi đua giữa các tổ với nhau. b) Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân 5 - 7 phút. Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn một lần. c) Làm quen trò chơi: "Bóng chuyền sáu" 7 - 9 phút. - GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi và quy định khu vực chơi. - HS chơi thử, sau đó chơi chính thức. 3/ Phần kết thúc: 4 - 6 phút. - Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét khen ngợi và biểu dương và giao bài tập về nhà 1 - 2 phút. Ôn động tác tung và bắt bóng Thứ 6 ngày 26 tháng 01 năm 2007. Khoa học sử dụng năng lượng 40. năng lượng I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ, nhờ được cung cấp năng lượng. - Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. II/ Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị theo nhóm: Nến, diêm. - Ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi hoặc đèn pin. - Hình trang 83 SGK. III/ Hoạt động dạy học: * Hoạt động1: Thí nghiệm. * Mục tiêu: HS nêu được ví dụ hoặc làm thhí nghiệm đơn giản về: Các vật có biến đổi vịi trí, hình dạng, nhiệt độ, nhờ được cung cấp năng lượng. * Bước 1: Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm thí nghiệm. - HS nêu rõ: - Hiện tượng quan sát được. - Vật bị biến đổi như thế nào? - Nhờ đâu vật có biến đổi đó? * Bước 2: Làm việc cả lớp. - Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và các nhóm khác bổ sung. Gợi ý: - Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao. - Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt. - Khi lắp pin và bật công tắc ở ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. * Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. * Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. Bước 1: Làm việc theo cặp. - HS tự đọc mục bạn cần biết trang 83 SGK, sau đó quan sát hình vẽ và nêu thêm các ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. Bước 2: Làm việc cả lớp: - Đại diện các cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. GV gợi ý: Hoạt động Nguồn năng lượng Người nông dân cày, cấy Thức ăn Các bạn HS đá bóng, học bào Thức ăn Chim đang bay Thức ăn Máy cày Xăng Buổi chiều : Thể dục Tung và bắt bóng - Trò chơi "bóng chuyền sáu" I/ Mục tiêu: Thực hiện được động tác tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay . Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II/ Địa điểm, phương tiện: 1/ Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. 2/ Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy, bóng. III/ Nôi dung và phương pháp lên lớp: 1/ Phần mở đầu: 6 - 10 phút. - Cán sự điều khiển lớp tập trung, GV nhận lớp, phổ biến nhanh nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 - 2 phút. - HS chạy chậm thành 1 hàng dọc theo nhịp hô của GV. - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, gối, vai, hông. 1 - 2 phút. * Chơi trò chơi khởi động: Kết bạn 1 -2 phút. 2/ Phần cơ bản: 18 - 22 phút. a) Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay: 8 - 10 phút. - Các tổ tự tập luyện, GV quan sát sửa sai. - Thi đua giữa các tổ với nhau. b) Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân 5 - 7 phút. Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn một lần. c) Làm quen trò chơi: "Bóng chuyền sáu" 7 - 9 phút. - GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi và quy định khu vực chơi. - HS chơi thử, sau đó chơi chính thức. 3/ Phần kết thúc: 4 - 6 phút. - Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét khen ngợi và biểu dương và giao bài tập về nhà 1 - 2 phút. Ôn động tác tung và bắt bóng. –––––––––––––––––––––––– ––––––––––––––––––––– –––––––––––––––––––––– –––––––––––––––––––––––– –––––––––––––––––––––– Hoạt động tập thể. Chăm sóc vườn thuốc nam. I/ Mụ tiêu : HS biết ích lợi của cây thuốc nam. Biết chăm sóc cho vườn thuốc nam của trường phát triển tốt. II/ Hoạt động tập thể : 1/ ổn định tổ chức : 2/ Phân công nhiệm vụ : GV phân công nhiệm vụ cho từng tổ : Tổ 1 : nhổ cỏ Tổ 2 : xới đất Tổ 3 : tưới nước . HS làm việc dưới sự điều khiển của tổ trưởng. GV theo dõi HS làm việc. Cuối buổi GV kiểm tra kết quả làm việc của từng tổ, Nhận xét , tuyên dương HS. 3/ Nhận xét chung buổi hoạt động tập thể. GV nhận xét : Ưu điểm, tồn tại ––––––––––––––––––––––– –––––––––––––––––––– Luyện địa lí Ôn tập. I/ Mục tiêu : HS ôn tập,củng cố kiến thức về địa lí châu á : Biết nêu vị trí địa lí, giới hạn châu á, đặc điểm địa hình, khí hậu châu á, dân cư và các hoạt động sản xuất của người dân châu á. II/ Hoạt động dạy học : 1/ Giới thiệu bài : 2/ Hướng dẫn HS ôn tập : GV hướng dẫn HS ôn tập với những câu hỏi GV đưa ra : Dựa vào bản đồ địa lí tự nhiên thế giới em hãy nêu vị trí địa lí, giới hạn của châu á. Em hãy nêu địa hình, khí hậu của châu á ? Hãy kể tên một số dãy núi lớn và đồng bằng của châu á ? Dân cư châu á tập trung đông đúc ở những vùng nào ? tại sao ? Nêu tên các nước và khu vực sản xuất nhiều dầu mỏ và ô tô ? Tại sao khu vực Đông Nam á lại sản xuất được nhiều lúa gạo ? GV cho HS ôn tập rồi nêu kết quả trước lớp, các bạn khá nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung. 3/ Củng cố, nhận xét: GV chốt lại bài, nhận xét tiết học .

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 20.doc
Giáo án liên quan