Giáo án Lớp 5 Tuần 18 - Trường tiểu học Mậu Long

Tiết 2: Toán

DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC

I.Mục tiêu:

Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.

Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.

Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.

II. Đồ dùng dạy học:

2 hình tam giác bằng giấy bìa, kéo, bảng nhóm

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc20 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 18 - Trường tiểu học Mậu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời. - GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. c. Hướng dẫn HS nghe - viết bài Chợ - sken: - GV đọc bài viết. - Những chi tiết nào miêu tả vẻ đẹp của con người trong cảnh chợ Ta - sken? Phụ nữ xúng xính trong trong chiếc áo dài rộng bằng vải lụa. - Cho HS đọc thầm lại bài. - GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: Ta - sken, nẹp, thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy,... - Em hãy nêu cách trình bày bài? - Gọi 1 HS nêu tư thế ngồi viết đúng - GV đọc từng câu (ý) cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài. - GV thu một số bài để chấm. - Nhận xét chung. 3. Củng cố - Dặn dò: - Gv tóm tắt nội dung bài học, liện hệ giáo dục HS. - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc các khổ thơ, bài thơ, đoạn văn theo yêu cầu trong SGK. - Tự kiểm tra - Lắng nghe - Bốc thăm bài đọc -Đọc bài trong thăm bốc được. - Trả lời câu hỏi do GV nêu - HS theo dõi SGK. - Trả lời câu hỏi - HS đọc thầm lại bài - HS viết bảng con. - 1 HS nêu cách trình bày bài - 1 HS nêu - HS viết bài. - HS soát bài. - Nghe, ghi nhớ Tiết 3: Luyện từ và câu ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( Tiết 5) I .Mục tiêu: Viết được một lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì I, đủ 3 phần (phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết. Viết được lá thư. Giáo dục HS tự giác, chăm chỉ làm bài. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. - Nhận xét, đánh giá 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Viết thư: Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề: - Mời một HS đọc đề bài. - GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp ) - Một bức thư thông thường gồm mấy phần? - Em hãy nêu nội dung từng phần? - Mời 2 HS đọc gợi ý a, b trong SGK. - GV lưu ý HS: Cần viết chân thực, kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kì 1 vừa qua, thể hiện được tình cảm với người thân. Viết thư: - Cho HS tự viết thư. - GV giúp đỡ những HS còn lúng túng. - Mời HS nối tiếp nhau đọc bức thư mình vừa viết. - GV cùng lớp nhận xét, bình chọn người viết thư hay nhất. c. Củng cố, dặn dò: - GV tóm tắt nội dung liên hệ thực tế giáo dục HS - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà xem lại các kiến thức về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, đại từ xưng hô chuẩn bị bài học giờ sau. - Tự kiểm tra - Lắng nghe - 1 HS đọc đề bài trên bảng - Nêu nội dung từng phần của bức thư - 2 HS đọc gợi ý - Lắng nghe - HS tự viết thư. - HS tiếp nối đọc - Lớp nhận xét, bình chọn - Nghe, ghi nhớ . Tiết 4: Kể chuyện ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 6) I. Mục tiêu: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của bài tập 2. Giáo dục HS nghiêm túc trong kiểm tra, chăm chỉ tự giác làm bài. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. - Nhận xét, đánh giá. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: - Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút). - HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời. - GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. c. Bài tập 2: - Mời một HS đọc bài thơ. - Mời một HS đọc các yêu cầu. - GV phát phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm 4. - Mời đại diện các nhóm trình bày. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng và tuyên dương các nhóm thảo luận tốt. Lời giải: a) Từ trong bài đồng nghĩa với biên cương là biên giới. b) Trong khổ thơ 1, từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa chuyển. c) Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ: em và ta. d) Miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra, VD: Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang. 3. Củng cố - Dặn dò: - GV tóm tắt nội dung bài, nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh và viết lại vào vở câu văn miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra. - Tự kiểm tra - Lắng nghe - Bốc thăm bài đọc - Đọc bài trong thăm bốc được. - Trả lời câu hỏi do GV nêu - HS đọc bài thơ. - HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận - Đại diện nhóm trình bày - Lắng nghe, ghi nhớ Ngày soạn: 11/12/2012 Ngày giảng: T5 - 13/12/2012 Tiết 1: Toán KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I ( Đề và đáp án PGD ra) Tiết 2: Tập làm văn KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I ( Đề và đáp án PGD ra) Tiết 3: Khoa học HỖN HỢP I. Mục tiêu: HS biết cách tạo ra một hỗn hợp. Kể tên một số hỗn hợp. Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp. Tích cực trong giờ học. II. Đồ dùng dạy học: Muối tinh, mì chính, chén nhỏ, thìa. III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ : - Kể tên một số chất ở thể rắn ,thể lỏng thể khí? 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hoạt động 1: Thực hành. “Tạo ra một hỗn hợp gia vị” Mục tiêu: HS biết cách tạo ra một hỗn hợp. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung: - Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính, hạt tiêu, công thức pha do từng nhóm quyết định: - Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào? - Hỗn hợp là gì? -Mời đại diện các nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: (SGV – Tr. 129). c. Hoạt động 2: Thảo luận. Mục tiêu: HS kể được tên một số hỗn hợp. Cách tiến hành: -Cho HS thảo kuận nhóm 7 theo nội dung: -Theo bạn không khí là một chất hay là một hỗn hợp? Kể tên một số hỗn hợp khác? -Đại diện một số nhóm trình bày. -GV nhận xét, kết luận: SGV – Tr. 130 d.Hoạt động 3: Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp Mục tiêu: HS biết được các phương pháp tách 2riêng các chất trong một số hỗn hợp. Cách tiến hành: -GV tổ chức và hướng dẫn học sinh chơi theo tổ. -GV đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án và bảng sau đó lắc chuông để trả lời. -GV kết luận nhóm thắng cuộc. ( Đáp án: H.1-Làm lắng ; H.2-Sảy ; H.3-Lọc ) 3. Củng cố - Dặn dò: -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. -GV nhận xét giờ học. -HS thực hành và thảo luận theo nhóm 4. -Đại diện nhóm trình bày. -Nhận xét. -HS thực hành như yêu cầu trong SGK. -HS trình bày. -Nhận xét. - Nghe HD - Nghe - HS nêu - Nghe Ngày soạn: 12/12/2012 Ngày giảng: T6 -14 /12/2012 Tiết 1 : Toán HÌNH THANG I. Mục tiêu: Hình thành được biểu tượng về hình thang. Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học. Nhận biết hình thang vuông. Giáo dục HS tính chính xác, khoa học. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học : HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - KT 1 HS nêu cách tính diện tích hình tam giác - Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu của tiết học. b. Nội dung bài mới: Hình thành biểu tượng về hình thang: - Cho HS quan sát hình vẽ cái thang trong SGK để nhận ra hình ảnh của cái thang. Nhận biết một số đặc điểm của hình thang: - Cho HS quan sát hình thang mô hình lắp ghép và hình vẽ: - Hình thang ABCD có mấy cạnh? (Có 4 cạnh) - Có hai cạnh nào song song với nhau? (Có hai cạnh AB và CD song song với nhau). - Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thang? (Hình thang có hai cạnh đối diện song song với nhau). - GV kết luận: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. Hai cạnh song song gọi là hai đáy(đáy lớn DC, đáy bé AB); hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên (BC và AD) - Cho HS quan sát và nêu đường cao, chiều cao của hình thang. (AH là đường cao, độ dài AH là chiều cao của hình thang). - Đường cao có quan hệ như thế nào với hai đáy? (Đường cao vuông góc với hai đáy). - GV kết luận về đặc điểm của hình thang. - Yêu cầu HS chỉ vào hình thang ABCD, nêu đặc điểm. c. Luyện tập: Bài tập 1 (91): - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn HS cách làm. - Cho HS trao đổi nhóm 2. - Yêu cầu báo cáo kết quả - GVnhận xét, chữa bài. Lời giải: Các hình thang là: hình 1, hình 2, hình 4, hình 5, hình 6 Bài tập 2 (92): - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS tự làm vào vở. - Yêu cầu báo cáo kết quả - Gv nhận xét, chữa bài. - Lưu ý: Hình thang có 1 cặp cạnh đối diện //. Lời giải: - Bốn cạnh và bốn góc: hình 1, hình 2, hình 3 - Hai cặp cạnh đối diện //: hình 1, hình 2. - Chỉ có một cặp cạnh đối diện //: hình 3 - Có bốn góc vuông: hình 1. Bài tập 3 (92): - Mời 1 HS đọc đề bài. - Cho HS vẽ vào vở ô ly. - GV nhận xét. Bài tập 4 (92): (Các bước thực hiện tương tự bài 2). - Thế nào là hình thang vuông? Kết quả: - Góc A, D là góc vuông. - Hình thang vuông là hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy. 3. Củng cố - Dặn dò: - GV tóm tắt nội dung bài học, liên hệ thực tế giáo dục HS. - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học - 1 HS nêu - Lắng nghe - Quan sát hình vẽ -HS quan sát hình thang mô hình lắp ghép và hình vẽ - Quan sát và nêu - Nêu các cạnh song song. - Nhận xét dặc điểm của hình thang - Lắng nghe - HS quan sát và nêu - Nghe, ghi nhớ - HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ. - 1 HS nêu yêu cầu. - Nghe hướng dẫn - HS trao đổi nhóm 2. - Báo cáo kết quả - 1 HS nêu yêu cầu. - HS tự làm vào vở. - Báo cáo kết quả - Lớp nhận xét, bổ sung - 1 HS đọc đề bài. - HS vẽ vào vở ô ly. - Lớp nhận xét. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS tự làm vào vở. - Báo cáo kết quả - Lớp nhận xét, bổ sung - Lắng nghe, ghi nhớ Tiết 2: Tập làm văn KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I ( Đề và đáp án PGD ra ) Tiết 3: Địa lí KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I ( Đề và đáp án nhà trường ra ) Tiết 4: Sinh hoạt lớp

File đính kèm:

  • docT 18.doc
Giáo án liên quan