Giáo án lớp 5 Tuần 14 môn Lịch sử: Thu - Đông 1947 Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”

- Trình bày sơ lược được diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 trên lược đồ , nắm được ý nghĩa thắng lợi ( phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến , bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến ) .

- Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh .

- Quân Pháp chia làm 3 mũi ( nhảy dù, đường bộ và đường thủy ) tiến công lên Việt Bắc .

 - Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trận tiêu biểu : Đèo Bông Lau , Đoan Hùng .

- Sau hơn một tháng bị sa lầy , địch rút lui , trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội .

– Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc , phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta , bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến .

 

doc2 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần 14 môn Lịch sử: Thu - Đông 1947 Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ THU - ĐÔNG 1947 VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP” I. Mục tiêu: - Trình bày sơ lược được diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 trên lược đồ , nắm được ý nghĩa thắng lợi ( phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến , bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến ) . - Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh . - Quân Pháp chia làm 3 mũi ( nhảy dù, đường bộ và đường thủy ) tiến công lên Việt Bắc . - Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trận tiêu biểu : Đèo Bông Lau , Đoan Hùng ... - Sau hơn một tháng bị sa lầy , địch rút lui , trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội . – Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc , phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta , bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến . II. Đồ dùng dạy học: + GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. Lược đồ phóng to. - Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc năm 1947. + HS: Tư liệu lịch sử. III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định: 2. Bài cũ: “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước”. Nêu dẫn chứng về âm mưu “quyết cướp nước ta lần nữa” của thực dân Pháp? Lời kêu gọi của Bác Hồ thể hiện điều gì? Giáo viên nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: 1. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. v Hoạt động 1: (làm việc cả lớp) - Học sinh nắm được lí do địch mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc. - Thảo luận, đàm thoại, giảng giải. * Thảo luận theo nhóm 4 nội dung: Tinh thần cảm tử của quân và dân thủ đô Hà Nội và nhiều thành phần khác vào cuối năm 1946 đầu năm 1947 đã gây ra cho địch những khó khăn gì? Muốn kết thúc nhanh cuộc chiến tranh, địch phải làm gì? Tại sao căn cứ Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của địch? → Giáo viên nhận xét + chốt. Sử dụng bản đồ giới thiệu căn cứ địa Việt Bắc, giới thiệu đây là thủ đô kháng chiến của ta, nơi đây tập trung bộ đội chủ lực, Bộ chỉ huy của TW Đảng và Chủ tịch HCM. Vì vậy, Thực dân Pháp âm mưu tập trung lực lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại để tấn công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. 2. Hình thành biểu tượng về chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. v Hoạt động 2: (làm việc cả lớp và theo nhóm) -Giáo viên sử dụng lược đồ thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. • Thảo luận nhóm 6 nội dung: Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công lên Việt Bắc? Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc quân địch rơi vào tình thế như thế nào? Sau 75 ngày đêm đánh địch, ta đã thu được kết quả như thế nào? Chiến thắng này có ảnh hưởng gì đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta? → Giáo viên nhận xét, chốt. 4. Củng cố. -Khắc sâu kiến thức. Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947? Nêu 1 số câu thơ viết về Việt Bắc mà em biết? ® Giáo viên nhận xét ® tuyên dương. 5. Nhận xét - dặn dò: Chuẩn bị:”Chiến thắng Biên Giới” Nhận xét tiết học Hát Học sinh nêu. -1 Học sinh thảo luận theo nhóm. → Đại diện 1 số nhóm trả lời → Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Học sinh lắng nghe và ghi nhớ diễn biến chính của chiến dịch. Các nhóm thảo luận theo nhóm → trình bày kết quả thảo luận → Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Học sinh nêu. Học sinh thi đua theo dãy. Rút kinh nghiệm:..................................................................................................... ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docLICH SU.doc
Giáo án liên quan