Giáo án Lớp 5 Tuần 11 Trường Tiểu học Sơn Lễ

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH

I/ Mục tiêu:

 - Biết rút kinh nghiệm bài văn(bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ) nhận biết và sửa được lỗi trong bài.

 - Viết lại được một đoạn cho đúng hoặc hay hơn.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ.

III/ Hoạt động dạy học:

1/ GV giới thiệu bài:(1p)

- GV nêu mục tiêu bài học.

2/ Nhận xét về kết quả bài làm của học sinh:(10p)

- GV chữa lỗi về cách dùng từ, đặt câu, về ý cho HS.

- Nêu những ưu điểm, khuyết điểm bằng những ví dụ cụ thể.

 

doc45 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 11 Trường Tiểu học Sơn Lễ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai: Ngày thứ ba: 2,2 m 1,5 m ? m Bài 4: HS đọc bài toán, tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng và giải. Tóm tắt: Giải Số mét vải người đó dệt trong ngày thứ hai là: 28,4 + 2,2 = 30,6 (m) Số mét vải người đó dệt trong ngày thứ ba là: 30,6 + 1,5 = 32,1 (m) Số mét vải người đó dệt trong cả ba ngày là: 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m) Đáp số: 91,1 m. 3/Củng cố-Dặn dò.(2p) -GV nhận xét tiết học. ___________________________________________________ Âm nhạc GV đặc thù dạy ___________________________________________________ Thể dục Bài 21: động tác toàn thân - Trò chơi "chạy nhanh theo số" I/ Mục tiêu: -Ôn 4 động tác thể dục đã học. - Học động tác toàn thân. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. - Chơi trò chơi "Chạy nhanh theo số". Biết cách chơi và tham gia chơi được. II/ Địa điểm, phương tiện: 1/ Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. 2/ Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi cho trò chơi. III/ Nôi dung và phương pháp lên lớp: 1/ Phần mở đầu: 6 - 10 phút. - Cán sự điều khiển lớp tập trung, GV nhận lớp, phổ biến nhanh nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 - 2 phút. - Cả lớp cùng GV chạy quanh sân tập trong thời gian 1 phút. - Sau khi chạy xong lớp đứng thành vòng tròn, mặt quay vào trong để khởi động các khớp: 2 - 3 phút. * Chơi trò chơi khởi động: "Đứng ngồi theo hiệu lệnh": 1- 2 phút. 2/ Phần cơ bản: 18 - 22 phút. a) Ôn tập 4 động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình: 2 - 3 lần. - GV làm mẫu và hô sau đó cho cán sự hô, GV kiểm tra và sửa sai. b) Học động tác toàn thân: 3 - 4 lần. - GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích. * Động tác toàn thân: Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai, đồng thời gập thân sâu, bàn tay phải chạm mũi chân trái, thẳng chân, tay trái giơ thẳng lên cao, mặt hướng sang trái Nhịp 2: Nâng thân thành đứng thẳng, hai tay chống hông (ngón cái ở phía sau) căng ngực, mắt nhìn về phía trước. Nhịp 3: Gập thân, căng ngực, ngẩng đầu. Nhịp 4: Về TTCB. Nhịp 5, 6, 7, 8: như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên. - Ôn lại động tác toàn thân: 2 - 3 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp. - Chia nhóm để HS tự ôn luyện. - Báo cáo kết quả tập luyện: 1 lần 2 x 8 nhhịp. c) Chơi trò chơi "Chạy nhanh theo số": 5 - 6 phút.. - GV nhắc lại cách chơi, cho chơi thử 1 - 2 lần, sau đó cho chơi chính thức. - Cho HS chơi trò chơi thi đua giữa các tổ với nhau, GV trực tiếp điều khiển cuộc chơi và tuyên bố thắng, thua. Đội nào thua phải nhảy lò cò 15m hoặc đứng lên, ngồi xuống 10 - 12 lần. GV chú ý nhắc nhở HS tham gia trò chơi tích cực. 3/ Phần kết thúc: 4 - 6 phút. - Đứng vỗ tay và hát một bài 2. GV nhắc HS hít thở sâu. - GV cùng HS hệ thống bài: 2 phút. - GV nhận xét và giao bài tập về nhà 1 - 2 phút. Yêu cầu HS về nhà ôn lại 5 động tác của bài thể dục phát triển chung. tiếng vọng I/ Mục tiêu: -Biết đọc diễn cảm bài thơ;ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. -Hiểu ý nghĩa:Đừng vô tình trước những sinh linh nhỏ bé trong thế giới quanh ta. - Cảm nhận được tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: Vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. (Trả lời được các câu hỏi 1,3,4). II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk. III/ Hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra bài cũ: (5p) - Học sinh đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ, trả lời câu hỏi trong sgk? B/ Bài mới:(35p) 1/ GV giới thiệu bài:(1p) - GV nêu mục tiêu bài học. 2/ HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài:(32p) a) Luyện đọc: - Một HS khá, giỏi đọc. - HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. - HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc, giúp HS hiểu đươc hai câu thơ: Nhà thơ không thể nào ngủ yên trong đêm vì ân hận, day dứt trước cái chết của chú chim sẻ nhỏ - HS đọc thầm phần chú giải và GV có thể giải thích thêm cho HS rõ. - HS luyện đọc theo cặp. - Một HS đọc cả bài. - GV đọc dễn cảm bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, trầm buồn, bộc lộ cảm xúc xót thương, ân hận; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả gợi cảm (chết rồi, giữ chặt, lạnh ngắt, mãi mãi, rung lên, lăn ) b) Tìm hiểu bài: - Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào ? (Chim sẻ chết trong cơn bão. Xác nó lạnh ngắt, lại bị mèo tha đi. Sẻ chết để lại trong tổ những quả trứng. Không còn mẹ ủ ấp, những chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời). - Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ ? (Trong đêm mưa bão, nghe cánh chim đập cửa, nằm trong chăn ấm, tác giả không muốn dậy mở cửa cho sẻ tránh mưa. Tác giả ân hận vì đã ích kỉ, vô tình gây nên hậu quả đau lòng). - Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả ? (Hình ảnh những quả trứng không có mẹ ủ ấp để lại ấn tượng sâu sắc, khiến tác giả thấy chúng cả trong giấc ngủ, tiếng lăn như đá lở trên ngàn. Chính vì vậy mà tác giả đặt tên bài thơ là Tiếng vọng). - Hãy đặt tên khác cho bài thơ ? (Cái chết của con sẻ nhỏ/ Sự ân hận muộn màng/ Xin chớ vô tình/ Cánh chim đập cửa, ) c) HDHS đọc diễn cảm: - GVHDHS đọc diễn cảm bài thơ. - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 3/ Cũng cố, dặn dò(2p) - Tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ? (Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta. Sự vô tình có thể khiến chúng ta trở thành kẻ ác). - GV nhận xét tiết học. - Xem bài học tiếp theo. Lịch sử ôn tập: hơn tám mươi năm chống thực dân pháp xâm lược và đô hộ (1858 - 1945) I/ Mục tiêu: -Nắm được những mốc thời gian,những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945. II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bảng thống kê các sự kiện đã học (Từ bài 1 đến bài 10). III/ Hoạt động dạy học: (35p) - GV có thể chia lớp thành 2 nhóm: nhóm này nêu câu hỏi, nhóm kia trả lời theo hai nội dung: Thời gian diễn ra sự kiện và diễn biến chính. - Chú ý các sự kiện sau: * Năm 1858: Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. * Nửa cuối thế kỉ XIX: Phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương. * Đầu thế kỉ XX: Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. * Ngày 03 - 02 - 1930: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. * Ngày 19 - 08 - 19545: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. * Ngày 02 - 09 - 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thành lập. - GV chú ý tập trung vào hai sự kiện: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cách mạng tháng Tám. - GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận về ý nghĩa lịch sử của hai sự kiện nói trên. - HS thảo luận và nêu ý kiến của mình. IV/ Cũng cố, dặn dò (2p) - Dặn HS ôn lại bài ở nhà. ___________________________________________________ Khoa học Tre, mây, song I/ Mục tiêu: -Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre,mây,song. -Nhận biết được một số đặc điểm của tre,mây,song. -Quan sát,nhận biết một số đồ dùng làm từ tre,mây,song và cách bảo quản chúng. II/ Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình trang 46, 47 SGK. - Bảng phụ. - Một số tranh, ảnh hoặc đồ dùng thật được làm bằng tre, mây, song. III/ Hoạt động dạy học: * Hoạt động1:(17p) Làm việc với SGK. Bước 1: Tổ chức và HD: - GV yêu cầu HS làm vào bảng phụ. Bước 2: Làm việc theo nhóm: - HS quan sát hình vẽ và điền vào bảng. tre mây, song Đặc điểm Công dụng Bước 3: Làm việc cả lớp: - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. - Gợi ý: tre mây, song Đặc điểm - Cây mọc đứng, cao khoảng 10 - 15 m, thân rỗng ở bên trong, gồm nhièu đốt thẳng. - Cứng, có tính đàn hồi. - Cây leo, thân gỗ, dài, không phân nhánh, hình trụ. - Có loài thân dài đến hàng trăm mét. Công dụng - Làm nhà, đồ dùng trong gia đình - Đan lát, làm đồ mĩ nghệ. - Làm dây buộc bàn, làm bàn, ghế, * Hoạt động 2:(17p) Quan sát và thảo luận. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - HS quan sát hình 4, 5, 6, 7 trang 47 SGK và nói tên từng đồ dùng trong mỗi hình, đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung. - Gợi ý. Hình Tên sản phẩm Tên vật liệu Hình 4 - Đòn gánh. - ống đựng nước. - Tre - ống tre Hình 5 - Bộ bàn ghế tiếp khách - Mây, song Hình 6 Các loại rỗ, rá, - Tre, mây Hình 7 - Tủ - Giá để đồ - Ghế - Mây, song - GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi. - Kể tên một số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song mà em biết. - Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà bạn? Kết luận: Tre, mây, song là những vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất đ ng và phong phú. Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre, mây oăc song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc.a dạ. *Củng cố-dặn dò.(2p) -HS nêu lại nội dung bạn cần biêt. -GV nhận xét tiết học. Thể dục Bài 22: ôn động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân Trò chơi "chạy nhanh theo số" I/ Mục tiêu: - Ôn các động tác: vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân. Yêu cầu tập đúng và liên hoàn các động tác. - Ôn trò chơi "Chạy nhanh theo số". Yêu cầu tham gia chơi chủ động, nhiệt tình. II/ Địa điểm, phương tiện: 1/ Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. 2/ Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi cho trò chơi. III/ Nôi dung và phương pháp lên lớp: 1/ Phần mở đầu: 6 - 10 phút. - Cán sự điều khiển lớp tập trung, GV nhận lớp, phổ biến nhanh nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 - 2 phút. - Cả lớp cùng GV chạy quanh sân tập trong thời gian 1 phút. - Sau khi chạy xong lớp đứng thành vòng tròn, mặt quay vào trong để khởi động các khớp: 2 - 3 phút. * Chơi trò chơi khởi động: "Nhóm ba, nhóm bảy": 1- 2 phút. 2/ Phần cơ bản: 18 - 22 phút. - Chơi trò chơi "Chay nhanh theo số" 6 - 7 phút. a) Ôn tập 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân: 10 - 12 phút. - GV làm mẫu và hô sau đó cho cán sự hô, GV kiểm tra và sửa sai. b) Thi đua giữa các tổ: 2 - 3 phút - GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ với nhau. 3/ Phần kết thúc: 4 - 6 phút. - Đứng vỗ tay và hát một bài 2. GV nhắc HS hít thở sâu. - GV cùng HS hệ thống bài: 2 phút. - GV nhận xét và giao bài tập về nhà 1 - 2 phút. Yêu cầu HS về nhà ôn lại 5 động tác của bài thể dục phát triển chung. ___________________________________________________

File đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 11.doc
Giáo án liên quan