Giáo án Lớp 5 Tuần 11 - Trường Tiểu Học Kim Đồng

Tập đọc: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I . Yêu cầu :

- Đọc lưu loát , diễn cảm bài văn phù hợp với tâm lí nhân vật. (Giọng bé Thu: hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi )

- Biết nội dung bài : Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiênh nhiên , đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh thêm trong lành , tươi đẹp

- Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu trong bài .

- Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh .

II. Chuẩn bị :

- Tranh minh hoạ SGK .

III. Hoạt động dạy học :

1. Bài mới:

a) Giới thiệu chủ điểm và bài đọc :

b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài .

 

doc19 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 11 - Trường Tiểu Học Kim Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II- Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất Nông nghiệp, chăn nuôi như thế nào? Đọc bài học. 2. Bài mới: a. Lâm nghiệp: HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trong SGK. HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi trong SGK. + So sánh các số liệu để rút ra nhận xét về sự thay đổi của tổng diện tích rừng. + Giải thích vì sao có giai đoạn diện tích rừng giảm, có giai đoạn diện tích rừng tăng. HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. + Hoạt động trồng rừng, khai thác rừng có ở những đâu? (Chủ yếu ở vùng núi, trung du và một phần ở ven biển.) b. Ngành thủy sản: + Hãy kể tên một số loài thủy sản mà em biết. + Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thủy sản? HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 trong SGK. HS trình bày kết quả theo từng ý của câu hỏi. 3. Củng cố, dặn dò: HS đọc mục tóm tắt Chuẩn bị bài Công nghiệp Ngày soạn: 13/11/2007 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 15/11/2007 Thể dục: Bài 22 I. Mục tiêu: Ôn các động tác: Vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Ôn trò chơi Chạy nhanh theo số . Yêu cầu: Tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường, 1 còi, kẻ sân để chơi. III. Lên lớp: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân tập. - Chơi trò chơi: “Nhóm 3, nhóm 7”. 2. Phần cơ bản: - Chơi trò chơi: “Chạy nhanh theo số”: 6-7 phút. - Ôn 5 động tác thể dục đã học * GV cho HS ôn tập chung cả lớp: 1-2 lần theo đội hình vòng tròn * Chia tổ để HS tự quản ôn tập * GV quan sát từng tổ, nhắc nhở kết hợp sửa chữa động tác cho HS. HS trong tổ thay nhau hô nhịp cho các bạn tập. - Thi đua giữa các tổ: Ôn 5 động tác đã học 2-3 phút. 3. Phần kết thúc: - HS thực hiện các động tác thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét, đánh giá tiết học, giao bài tập về nhà: Ôn lại 5 động tác thể dục đã học. Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I . Mục tiêu : Củng cố về khái niệm cộng , trừ 2 số thập phân . Tính giá trị của biểu thức , tìm thành phần chưa biết . Vận dụng tính chất để tính nhanh . II. Hoạt động dạy học : 1. Bài cũ : Tính bằng 2 cách : 8,3 – 1,4 – 3, 6 18,64 – ( 6,24 + 10 ,5 ) Nhận xét , chữa bài . 2. Bài mới : Bài 1 : 3 em lên bảng làm 3 phép tính : Lớp làm nháp . Nhận xét , chữa bài . Bài 2 : Tìm x : HS tự làm vàp vở , chữa bài . x-5,2 = 1,9 + 3,8 b) x + 2,7 = 8,7 + 4,9 x- 5,2 = 5,7 x + 2,7 = 13,6 x = 5,7 + 5,2 x = 13,6 – 2,7 x = 10,9 x =10,9 Bài 3 : Tính bằng cách thuận tiện nhất : HS nêu cách làm . HS làm phiếu . Chữa bài. Đổi chéo phiếu kiểm tra. 42,37 – 28,73 – 11,27 = 42,37 – ( 28,73 + 11,27 ) Bài 4 : HS đọc đề , nêu yêu cầu , hướng dẫn tóm tắt bằng sơ đồ vào nháp rồi giải vào vở . Các bước giải : 13,25 – 1,5 = 11,75 ( km ) 13,25 + 11,75 = 25 ( km ) 36 – 25 = 11 ( km ) ĐS : 11 km Chấm chữa bài . 3 Hướng dẫn về nhà : làm bài tập 5 (55) Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH. I- Mục đích, yêu cầu: Biết rút kinh nghiệm về các mặt bố cục, trình tự miêu tả, cách trình bày, chính tả. Có khả năng phát hiệnvà sửa lỗi trong bài văn của mình , của bạn; nhận biết ưu điểm của những bài văn hay; viết lại được một đoạn trong bài cho hay hơn. II- Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Nhận xét về kết quả bài làm của HS: Những ưu điểm chính về các mặt: Xác định yêu cầu của đề bài, bố cục bài, diễn đạt, chữ viết, cách trình bày, Những thiếu sót, hạn chế về các mặt nói trên. Thông báo điểm số cụ thể. 3. Hướng dẫn HS chữa bài: GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, có sáng tạo. 4. Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị cho tiết TLV Luyện tập viết đơn. Luyện từ và câu: QUAN HỆ TỪ I- Mục đích, yêu cầu: Bước đầu nắm được khái niệm Quan hệ từ. Nhận biết được một vài quan hệ từ (hoặc cặp quan hệ từ) thường dùng; hiểu tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn; biết đặt câu với quan hệ từ. II- Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ xưng hô và làm lại bài tập 1. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Phần nhận xét: * Bài 1: Yêu cầu: Các từ in đậm dùng để làm gì? HS đọc các câu văn, làm bài, phát biểu ý kiến. GV ghi bảng.(Dùng để nối các từ trong câu hay nối các câu với nhau) GV chốt: Những từ ấy được gọi là quan hệ từ. * Bài 2: GV viết bài lên bảng, mời HS gạch chân những cặp từ thể hiện quan hệ giữa các ý ở mỗi câu. Những cặp từ đó thể hiện mối quan hệ gì? (Nếu – thì: điều kiện, giả thiết - kết quả. Tuy – nhưng: tương phản) GV kết luận: Các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng một QHT mà bằng một cặp QHT. HS đọc và nhắc lại nội dung Ghi nhớ. c. Phần luyện tập: * Bài 1: Tìm QHT và nêu tác dụng của chúng: HS thảo luận nhóm đôi tìm ra từ chỉ quan hệ rồi trình bày kết quả. (a, QHT: và , rằng , của. b, và, như. c, với, về.) * Bài 3: Đặt câu với mỗi từ quan hệ: và, nhưng, của: HS làm vào vở. HS tiếp nối nhau đọc những câu văn có từ nối vừa đặt. 3. Củng cố, dặn dò: Một HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ. Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ Môi trường. Kỷ thuật: ( GV BỘ MÔN ) Ngày soạn: 14/11/2007 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 16/11/2007 Toán: NHÂN MỘT SỐ TỰ NHIÊN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN I . Mục tiêu : Nắm được cách nhâh 1 số tự nhiên với 1 số thập phân . Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân 1 số tự nhiên với 1 số thập phân . II. Hoạt động dạy học : 1. Bài cũ : Giải bài 5 ( 55 ) Nhận xét , chữa bài . 2. Bài mới : Hình thành quy tắc : GV nêu ví dụ 1 . HS nêu hướng giải để đi đến phép nhân : 1,2 Í 3 = ? (m) Cho HS thảo luận nhóm 4. Tìm cách thực hiện phép nhân bằng cách chuyển đổi số đo . 1,2 m = 12 dm 12 X 3 36 36 dm = 3,6 m Vậy 1,2 Í 3 = 3,6 (m) Từ đó, GV hướng dẫn : 1,2 X 3 3,6 GV vừa nêu vừa hướng dẫn để HS theo dõi . HS so sánh 2 phép tính rồi rút ra kết luận . GV nêu ví dụ 2 . HS vận dụng để thực hiện . GV kết luận và nêu quy tắc ( SGK ) Chú ý : 3 bước tính : nhân , đếm , tách . Thực hành : Bài 1 : Đặt tính rồi tính Cho HS thực hiện từng phép tính vào bảng con . GV theo dõi , sửa sai Bài 3 : Hướng dẫn giải vào vở . Chấm chữa bài . Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là : 42,6 Í 4 = 170,4 (km) ĐS : 170,4 km 3. Củng cố : Nhắc lại quy tắc nhân 1 số tự nhiên với 1 số thập phân 4. Dặn dò : - Làm bài tập 2 (56) Tập làm văn: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN I- Mục đích, yêu cầu: Củng cố kiến thức về cách viết đơn. Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết. II- Đồ dùng dạy học: VBT in mẫu đơn. II- Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: HS đọc lại đoạn văn, bài văn về nhà các em đã viết lại. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS viết đơn: HS đọc yêu cầu của BT. GV trình bày mẫu đơn; mời 1 – 2 HS đọc lại. Cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn theo quy định. HS trình bày lí do viết đơn (tình hình thực tế, những tác động xấu đã xảy ra và có thể xảy ra). Một vài HS nói đề bài các em đã chọn. HS viết đơn vào vở. HS tiếp nối nhau đọc lá đơn. Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét chung về tiết học. Về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh lá đơn. Chuẩn bị: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân. Khoa học: TRE, MÂY, SONG I. Mục tiêu :Sau bài học, HS có khả năng: Lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song. Nhận ra một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song. Nêu cách bảo quản các đồ dùng. II. Đồ dùng dạy học: Hình SGK Tranh ảnh làm bằng mây , tre, song . III .Hoạt động dạy học: Bài mới : Hoạt động 1: Xem SGK *Mục tiêu: HS lập được bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây , song *Tiến hành: Phát phiếu học tập cho các nhóm Thảo luận rồi điền vào phiếu Phiếu học tập Hoàn thành bảng sau: Tre Mây, song Đặc điểm Công dụng Đại diện nhóm trình bày kết quả . Nhận xét , kết luận . Hoạt động 2:Quan sát và thảo luận *Mục tiêu: Nhận ra một số đồ dùng hằng ngày làm bằng mây , tre, song. Cách bảo quản đồ dùng đó . *Tiến hành : -Các nhóm qs hình SGK để hoàn thành bảng sau: Hình Tên sản phẩm Tên vật liệu 4 ...................... ............................... 5 ........................ ................................. 6 ............................... ................................ 7 ............................... ................................. Các nhóm trình bày GV nhận xét KL SINH HOẠT LỚP I. Yêu cầu: Đánh giá hoạt động tuần qua, HS nắm kế hoạch tuần tới II. Lên lớp: 1. Sinh hoạt văn nghệ tập thể: 2. Đánh giá hoạt động tuần qua: Lớp trưởng và 3 tổ trưởng nhận xét GV nhận xét Nề nếp lớp học ổn định, vệ sinh lớp học sạch sẽ Một số HS nghỉ học chưa có lí do Đến lớp nhiều bạn chưa làm bài tập Có một số em tiến bộ trong học tập: Thắng, Hương. 3. Kế hoạch: - Học chương trình nửa cuối HK I. Tham gia duyệt văn nghệ HS tham gia lớp bồi dưỡng đầy đủ Hoàn thành bài tập trước khi đến lớp Cố gắng hoàn thành các khoản thu nộp trong năm. Đạo đức: THỰC HÀNH: GIỮA HỌC KỲ I I Mục tiêu : Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Giáo dục các em rèn luyện các thói quen về đạo đức đã học. II Các hoạt động dạy học : 1 Bài cũ : HS kể tên những bài đạo đức đã học từ đầu năm đến nay. 2 Bài mới : HS đọc lại các ghi nhớ những bài đạo đức đã học. GV đưa ra một số tình huống để HS xử lý Ôn lại các bài tập đã học Giải quyết một số thắc mắc mà HS đưa ra Dặn dò: Ôn lại hệ thống các kiến thức đã học Kỹ thuật: THÊU DẤU NHÂN (Tiếp theo) I Mục tiêu : HS biết cách thêu dấu nhân Thêu đúng và đẹp Rèn tính cẩn thận . II Chuẩn bị Như tiết trước . III Các hoạt động dạy học : 1 Bài cũ : Kiểm tra chuẩn bị của HS . 2 Bài mới : Hoạt động 3 : HS thực hành HS nhắc llại cách thêu dấu nhân . Gọi HS lên bảng thực hiện thêu 2 mũi . Gv nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân . HScả lớp thực hiện thao tác . GV theo dõi , uốn nắn . Nhận xét , tiuyên dương bài làm đẹp . 3 Dặn dò : Tiếp tục hoàn thành sản phẩm .

File đính kèm:

  • docTuan 11(1).doc
Giáo án liên quan