Giáo án Lớp 5 Tuần 10 Trường Tiểu học Sơn Lễ

Tiếng Việt

ÔN TẬP (TIẾT 3)

I/ Mục tiêu

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.

- Tìm và ghi lại được các chi tiết mà học sinh thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học. (BT2).

- HS khá, giỏi nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn (BT2)

II/ Đồ dùng dạy học:

 - Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL.

 - Tranh, ảnh minh hoạ các bài văn miêu tả đã học.

III/ Hoạt động dạy học:

1/ GV giới thiệu bài: (1ph)

 - GV nêu mục tiêu tiết học.

2/ Kiểm tra tập đọc và HTL: (15ph)

 - GV tiếp tục gọi HS lên kiểm tra đọc.

 

doc34 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 10 Trường Tiểu học Sơn Lễ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hịp 2: Quay thân 900 sang trái, hai chân giữ nguyên, đồng thời hai tay dang ngang, bàn tay ngửa. Nhịp 3: Về như nhịp 1. Nhịp 4: Về TTCB. Nhịp 5, 6, 7, 8: như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên. - Ôn lại động tác vặn mình: 2 - 3 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp. - Chia nhóm để HS tự ôn luyện. - Báo cáo kết quả tập luyện: 1 lần 2 x 8 nhhịp. c) Chơi trò chơi "Ai nhanh và khéo hơn: 4 - 5 phút.. - GV nhắc lại cách chơi, cho chơi thử 1 - 2 lần, sau đó cho chơi chính thức. - Cho HS chơi trò chơi thi đua giữa các tổ với nhau, GV trực tiếp điều khiển cuộc chơi và tuyên bố thắng, thua. Đội nào thua phải nhảy lò cò 15m hoặc đứng lên, ngồi xuống 10 - 12 lần. GV chú ý nhắc nhở HS tham gia trò chơi tích cực. 3/ Phần kết thúc: 4 - 6 phút. - Đứng vỗ tay và hát hoặc chơi trò chơi tại chỗ mang tính chất thả lỏng 2 phút. GV nhắc HS hít thở sâu. - GV cùng HS hệ thống bài: 2 phút. - GV nhận xét và giao bài tập về nhà 1 - 2 phút. Yêu cầu HS về nhà ôn lại 4 động tác thể dục đã học. ––––––––––––––––––––– Luyện toán Luyện tập chung I/ Mục tiêu : HS ôn lại cách viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân, viết số đo độ dài, diện tích dưới dạng số thập phân, giải bài toán liên quan đến dạng toán rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số. II/ Hoạt động dạy- học : 1/ Giới tiệu bài : 2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập : GV hướng dẫn học sinh yếu và HS trung bình hoàn thành bài tập ở vở bài tập. HS làm bài rồi chữa bài. Bài 5 : GV hướng dẫn HS giải : GV hỏi HS 32 bộ quần áo so với 16 bộ quần áo thì gấp mấy lần? (32 : 16 = 2 lần) Số tiền mua 16 bộ quần áo sẽ như thế nào so với 32 bộ quần áo ? (1280000 : 2 = 640 000). 3/ Dành cho HS bồi dưỡng : Bài 1 : Tính nhanh biểu thức : Bài 2 : Một thửa ruộng năm nay thu hoạch nhiều hơn năm ngoái 30 tạ. Biết số thu năm ngoái thì bằng số thu hoạch năm nay. Hỏi thửa ruộng đó năm nay thu được bao nhiêu tạ ? HS suy nghĩ, trao đổi làm bài. GVHD HS làm bài. Bài 1 : Ta có : ; ; .; . Vậy : Bài 2 : Cách 1 . Vì số thu hoạch năm ngoái bằng số thu hoạch năm nay nên năm ngoái thu hoạch được so với năm nay là : (số thu hoạch năm nay) 30 tạ ứng với thu hoạch năm nay là : (số thu hoach năm nay) Số thu hoạch năm nay là : 30 : = 72 (tạ) Cách 2 : GV hướng dẫn HS làm bằng sơ đồ đoạn thẳng. 4/ NHận xét tiết học : –––––––––––––––––––––– –––––––––––––––––––––– Mĩ thuật Thầy Chính dạy –––––––––––––––––––––––– Địa lí Nông nghiệp I/ Mục tiêu: Nêu được một só đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta. + Trồng trọt là nganh chính của nông nghiệp. + Lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng, cây công nghiệp được trồng ở các miền núi và cao nguyên. + Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng, trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên. Biết nước ta trồng nhiều lạo cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất Nhận xét trên bản đồvùng phân bố của một số loài cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè, trâu, bò, lợn). Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp : lúa gạo ở đồng bằng ; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên ; trâu, bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng. HS khá, giỏi : - Giải thích vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng: do đảm bảo nguồn thức ăn ; giải thích vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng: vì khí hậu nóng ẩm. II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Kinh tế Việt Nam. - Tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta. III/ Hoạt động dạy học: A/ KT bài cũ : (4ph) Kể tên một số dân tộ nước ta mà em biết ? Mật độ dân số nước ta cao hay thấp ? dân số nước tâ sống chủ yếu ở đâu ? vì sao ? B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài : (1ph) 2/ Tìm hiểu bài : (30ph) a/ Ngành trồng trọt: * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - Dựa vào mục 1 trong SGK, hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta? (Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. Bước 1: HS quan sát hình 1 chuẩn bị trả lời câu hỏi. Bước 2: HS trình bày kết quả. Kết luận: Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, các cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều. - Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng? (Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới). - Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo? (Đủ ăn, thừa gạo xuất khẩu). GV: Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (chỉ đứng sau Thái Lan). * Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. Bước 1: HS quan sát hình 1, kết hợp vốn hiểu biết trả lời câu hỏi cuối mục 1. Bước 2: Trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ về vùng phân bố của một số cây trồng chhủ yếu ở nước ta. Kết luận: Cây lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng, nhiều nhất là đồng bằng Nam Bộ. Cây công nghiệp lâu năm trồng nhiều ở vùng núi. Vùng núi phía Bắc trồng nhiều chè; Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, cao su, hồ tiêu, Cây ăn quả trồng nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phí Bắc. - HS thi kể về các loại cây trồng ở địa phương mình. b/ Ngành chăn nuôi: * Hoạt động 4: Làm việc cả lớp. - Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng? (Do nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo: ngô, khoai, sắn, thức ăn chế biến sẵn và nhu cầu thịt, trứng, sữa, của nhân dân ngày càng nhiều đã thúc đẩy ngành chăn nuôi ngày càng phát triển). - HS trả lời câu hỏi 2 trong SGK. - Trâu bò được nuôi nhiều ở vùng núi. - Lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng. 3/ Củng cố, nhận xét : (2ph) GV chốt lại bài, nhận xét tiêt học. Hoạt động tập thể An toàn giao thông (Bài 3, tiết 1) I/ Mục tiêu : Kiến thức: HS biết được những ĐK an toàn và chưa an toàn của các con đường đề lựa chọn con đường đi an toàn. HS xác định được những điểm, những tình huống không an toàn đối với người đi bộ và đối với người đi xe đạp để có cách phòng tránh tai nạn khi đi bộ và đi xe đạp trên đường. Kĩ năng : - Có thể lập một bản đồ con đường an toàn cho riêng mình khi đi học hoặc đi chơi. HS biết cách phòng cá tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra. Thái độ: - Có ý thức thực hiện những quy định của Luật GTĐB, có các hành vi an toàn khi đi đường (đội mũ bảo hiểm, đi đúng làn đường). Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện luật giao thông và chú ý đề phòng ở những đoạn đường dễ xảy ra tai nạn. II/ Các hoạt động chính : 1/ Giới thiệu bài : Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường từ nhà em đến trường. GV hỏi: Em đến trường bằng phương tiện gì? ( đi bộ hay đi xe đạp?) - Em hãy kểvề các con đường mà em phải đi qua, theo em con đường đó an toàn hay không an toàn? - Trên đường có biển báo giao thông không ? Em có biết đó là biển gì không ? - Đường em đi là đường nhựa, bê tông hay đường đất, mặt đường có bằng không? - Trên đường có nhiều xe đi lại không ? -Theo em, có mấy chỗ em cho là không an toàn cho người đi bộ ? không an toàn cho người đi xe đạp ? vì sao ? - HS trình bày. - GV nhận xét, kết luận.. Hoạt động 2 : Xác định con đường an toàn đi đến trường. Cách tiến hành : - Gv chia nhóm (Nhóm HS đi xe đạp và nhóm HS đi bộ) - Giao cho các nhóm thảo luận đánh giá mức độ an toàn và không an toàn theo tiêu chí đã quy định. - HS trong nhóm sẽ ghi tên đường đi mà các em đã đi qua nó có an toàn hay không ? - HS các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. *) Nhận xét tiết học. Lịch sử . Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2009 Thể dục ôn 4 động tác đã học - trò chơi "chạy nhanh theo số" I/ Mục tiêu: Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình của bài thể dục phát triển chung. Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “ chạy nhanh theo số “ II/ Địa điểm, phương tiện: 1/ Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. 2/ Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi cho trò chơi. III/ Nôi dung và phương pháp lên lớp: 1/ Phần mở đầu: 6 - 10 phút. - Cán sự điều khiển lớp tập trung, GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 - 2 phút. - Cả lớp cùng GV chạy quanh sân tập trong thời gian 1 - 2 phút. - Sau khi chạy xong lớp đứng thành vòng tròn, mặt quay vào trong để khởi động các khớp * Chơi trò chơi khởi động: "Làm theo hiệu lệnh": 1 - 2 phút. * Kiểm tra bài cũ: 1 - 2 phút. 2/ Phần cơ bản: 18 - 22 phút. a) Ôn 4 động tác thể dục đã học: 12 - 14 phút. - GV cùng HS nhắc lại các bước của 4 động tác đã học. - GV cho HS ôn lại 4 động tác. - Chia tổ tập luyện cho các em tự ôn tập. - Các tổ báo cáo kết quả ôn tập. b) Chơi trò chơi "Chạy nhanh theo số": 6 - 8 phút. - GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi, sau đó tổ chức cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi mới chơi chính thức. Nhắc HS không nên quá vội vàng. 3/ Phần kết thúc: 4 - 6 phút. - Đứng vỗ tay và hát hoặc chơi trò chơi tại chỗ mang tính chất thả lỏng 2 phút. GV nhắc HS hít thở sâu. - GV cùng HS hệ thống bài: 2 phút. - GV nhận xét và giao bài tập về nhà 1 - 2 phút. Yêu cầu HS về nhà ôn lại 4 động tác thể dục đã học. Kĩ thuật Thêu chữ V (Tiết 3) I/ Mục tiêu: HS cần phải: - Biết cách thêu chữ V và ứng dụng của thêu chữ V. - Thêu được các mũi thêu chữ V đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện đôi tay khéo léo và tính cẩn thận. II/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu thêu chữ V. - Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu chữ V. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + 1 mảnh vải trắng + Kim khâu len. + Len khác màu vải. + Phấn màu, thước kẻ, kéo, khung thêu. III/ Hoạt động dạy học: * Hoạt động 3: HS thực hành. - Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu chữ V - GV nhận xét và hệ thống lại cách thêu chữ V. - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - Gọi 1 - 2 HS nêu các yêu cầu của sản phẩm ở mục III SGK. - HS thực hành thêu chữ V, GV quan sát uốn nắn cho các em. * Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm. - GV cho HS trưng bày sản phẩm. - Gọi HS khác đánh giá sản phẩm của bạn. IV/ Dặn dò: - Dặn HS chuẩn bị dụng cụ cho bài thêu dấu nhân.

File đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 10.doc