Giáo án lớp 5 môn Lịch sử - Tuần 7: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

- Biết Đảng CS VN được thành lập ngày 3/2/1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng:

 + Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản.

 + Hội nghị ngày 3/2/1930 do Nguyễn Ai Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.

II.Đồ dùng dạy học:

- Hình trong SGK phóng to (nếu có).

- Tư liệu lịch sử viết về bối cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò của Nguyễn Ai Quốc trong việc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Lịch sử - Tuần 7: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i theo ý mình. - GV nhận xét và rút ra ghi nhớ SGK/16. - Gọi 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ. d.Hoạt động 3: Làm việc cả lớp Mục tiêu: HS hiểu tầm quan trọng của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tiến hành: - GV nêu một số câu hỏi để HS thảo luận, phát biểu ý kiến về ý nghĩa của việc thành lập Đảng: + Sự thống nhất của các tổ chức cộng sản đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam? + Từ đó đến nay, Đảng ta đã thực hiện những việc gì? + Nhờ có Đảng lãnh đạo, cách mạng Việt Nam liên tiếp giành được nhiều thắng lợi lớn, em hãy liên hệ thực tế? - GV và cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận, nhấn mạnh ý nghĩa của việc thành lập Đảng. e. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học. - HS nhắc lại. - HS làm việc theo yêu cầu của GV. -HS phát biểu ý kiến. - Vì chỉ có lãnh tụ đủ uy tín. - HS đọc SGK, thảo luận trong nhóm. - Nhóm khác bổ sung. - HS thực hiện yêu cầu. -HS làm việc cả lớp. - HS phát biểu ý kiến. Tuần 7 Môn: Địa lí lớp 5 Bài dạy: ÔN TẬP I.Mục tiêu: Xác định và mô tả được vị trí địa lí của nước ta trên bản đồ. Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng. Nêu tên và chỉ được vị trí của một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. II.Đồ dùng dạy học: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Phiếu học tập có vẽ lược đồ trống Việt Nam. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. a. GV giới thiệu bài và ghi tựa bài. b.Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. Mục tiêu: HS xác định và mô tả được vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ. Tiến hành: - GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, GV gọi HS chỉ trên bản đồ: phần đất liền, quần đảo, đảo; dãy núi, sông và đồng bằng. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. c.Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi “Đối đáp nhanh” Mục tiêu: Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản. Tiến hành: GV tổ chức và hướng dẫn HS chơi: 1. Chọn một số em, chia thành 2 đội có số lượng bằng nhau. Đặt số thứ tự cho hai đội và 2 em có số thứ tự giống nhau đứng đối diện nhau. 2. Em số 1 ở đội 1 sẽ nói tên một con sông, một dãy núi, hoặc một đồng bằng; Em số 1 ở đội 2 sẽ lên chỉ trên bản đồ. Nếu chỉ đúng được 2 điểm, nếu sai thì có 1 em trong đội trợ giúp và nếu đúng thì được 1 điểm và sai thì 0 điểm. Sau đó, đội 2 đổi vai. Cứ thế, cho đến HS cuối cùng. 3. HS nhận xét, đánh giá cụ thể: tổng số điểm của nhóm nào cao hơn là nhóm đó thắng cuộc. d.Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm Mục tiêu: HS hoàn thành bảng ở mục 2 của SGK tr. 82 Tiến hành: - GV nêu yêu cầu và chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm. - Các nhóm thảo luận và hoàn thành mục 2 trong SGK. - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV chốt lại các đặc điểm chính đã nêu trong bảng. e.Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS về nhà ôn tập lại những kiến thức đã học. - GV nhận xét tiết học. - HS nhắc lại. - HS làm việc trên bản đồ. -HS tham gia trò chơi. - HS làm việc theo nhóm 4. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Tuần 8 MÔN LỊCH SỬ 5 Bài dạy: XÔ VIẾT NGHỆ – TĨNH I.Mục tiêu: - Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Nghệ An: Ngày 12/9/1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ – Tĩnh. - Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã: + Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ-Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới. + Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lí bị xóa bỏ. + Các phong tục lạc hậu bị xóa bỏ. II.Đồ dùng dạy học: Hình trong SGK phóng to (nếu có). Lược đồ hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh hoặc bản đồ Việt Nam. Phiếu học tập của HS. Tư liệu lịch sử liên quan đến thời kì 1930-1931 ở Nghệ - Tĩnh. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. a. GV giới thiệu và ghi đề b.Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. Mục tiêu: HS biết Xô Viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930-1931. Tiến hành: - GV treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu HS tìm và chỉ vị trí hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. - GV yêu cầu HS đọc SGK/17,18. sau đó GV yêu cầu HS trình bày lại cuộc biểu tình ngày 12/9/1930. - HS nhận xét, bổ sung. - GV rút ra câu trả lời đúng và nêu những sự kiện tiếp theo diễn ra trong năm 1930. c.Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 4. Mục tiêu: Nhân dân một số địa phương ở Nghệ – Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm chủ thôn xã, xây dựng cuộc sống mới, văn minh, tiến bộ. Tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Những năm 1930-1931, trong các thôn xã ở Nghệ – Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn ra điều gì mới? - GV yêu cầu HS thảo luận và ghi kết quả làm việc vào phiếu. - GV nhận xét, rút ra kết luận. d.Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của phong trào này. Tiến hành: - GV nêu câu hỏi: Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh có ý nghĩa gì? - Mời một số HS phát biểu. - HS khác bổ sung. - GV rút ra ghi nhớ SGK/19. -Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ. e.Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - GV đọc đoạn thơ về phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh (SGV tr. 29) và yêu cầu HS nêu cảm nghĩ về đoạn thơ. - Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học. -HS nhắc lại đề. - HS quan sát bản đồ, chỉ hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh - HS trình bày. - Đại diện nhóm trình bày. Số khác bổ sung. - HS đọc SGK và tìm câu trả lời.. - HS trình bày kết quả . -2 HS nhắc lại ghi nhớ. -HS nêu cảm nghĩ. Tuần 8 Môn: Địa lí lớp 5 Bài dạy: DÂN SỐ NƯỚC TA I.Mục tiêu: - Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của nước ta: + VN thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới. + Dân số nước ta tăng nhanh. - Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế. - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số. * HS khá, giỏi: Nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương. * Giáo dục BVMT: Mối quan hệ giữa việc số dân đông, gia tăng dân số với việc khai thác môi trường. II.Đồ dùng dạy học: Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 (phóng to). Biểu đồ tăng dân số Việt Nam. Tranh ảnh thể hiện hậu quả của tăng dân số nhanh (nếu có). III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. a. GV giới thiệu và ghi đề bài. b.Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. Mục tiêu: HS biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết số dân và đặc điểm tăng dân số của nước ta. Tiến hành: - HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 và trả lời câu hỏi ở mục 1 trong SGK. - Gọi HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV kết luận: Năm 2004 nước ta có 82 triệu người, đứng hàng thứ ba ở Đông Nam Á. Có diện tích trung bình nhưng là nước đông dân trên TG. c.Hoạt động 2: Làm việc theo cặp. Mục tiêu: Biết được nước ta có số dân đông, gia tăng dân số nhanh. Nhớ số liệu dân số của nước ta ở thời điểm gần nhất. Tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ qua các năm đọc thông tin trong SGK/83 và trả lời câu hỏi. -Gọi HS trả lời câu hỏi, giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV kết luận: Mỗi năm dân số tăng thêm khoảng trên một triệu người, gần bằng số dân của tỉnh Cà Mau chúng ta. * Kết hợp GD BVMT: Dân số đông ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh, d.Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm Mục tiêu: Nêu được một số hậu quả do dân số tăng nhanh. Thấy được sự cần thiết của việc sinh ít con trong một gia đình. Tiến hành: - GV yêu cầu HS dựa vào tranh, ảnh và vốn hiểu biết để nêu một số hậu quả do dân số tăng. - Gọi đại diện nhóm trình bày. - GV và HS nhận xét. KL: GV rút ra ghi nhớ SGK/84. - Gọi 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ. e.Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân, dân số nước ta đứng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á? - Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học. -HS nhắc lại đề. - HS làm việc cá nhân. - HS trình bày kết quả làm việc. -HS làm việc -HS trình bày câu trả lời. -HS làm việc theo nhóm 4. - Nhóm khác bổ sung. -2 HS nhắc lại ghi nhớ. -HS trả lời. Xem của Tổ trưởng Duyệt của PHT Ngày: .. Tổ trưởng Ngày: .. P Hiệu trưởng

File đính kèm:

  • docLS+DL T.7,8 có CKTKN+GDMT.doc
Giáo án liên quan