Giáo án lớp 5 môn học Đạo đức - Tuần 23 - Em yêu tổ quốc Việt Nam (tiết 1)

Học xong bài này , HS cần biết:

- Tổ quốc của em là Việt nam; Tổ quốc của em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.

- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt nam.

 

doc16 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn học Đạo đức - Tuần 23 - Em yêu tổ quốc Việt Nam (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng kim loại có dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành mạch kín, vì vậy đèn sáng. + Các vật bằng cao su, sứ, nhựakhông cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở, vì vậy đèn không sáng. Vật Kết quả Kết luận Đèn sáng Đèn không sáng Miếng nhựa Không cho dòng điện chạy qua Miếng nhôm Cho dòng điện chạy qua - Bước 2: Làm việc cả lớp: + Từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp: + Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì? + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì? + Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua. * Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận: + Mục tiêu: - Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở, về dẫn điện, cách điện. - HS hiểu được vai trò của cái ngắt điện. + Cách tiến hành: - GV cho HS chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện. HS thảo luận về vai trò của cái ngắt điện. - HS làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp (có thể sử dụng cái ghim giấy). * Hoạt động 4: Trò chơi “Dò tìm mạch điện” (Không bắt buộc). + Mục tiêu: - Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở, về dẫn điện, cách điện. + Cách tiến hành: - GV chuẩn bị một hộp kín, nắp hộp có gắn các khuy kim loại (có thể dùng dây đồng cứng xuyên qua hộp và bẻ gập cả trong và ngoài để gắn chặt vào nắp hộp). Các khuy được xếp thành 2 hàng và đánh số như hình 1 (cả ở trong và ở ngoài). Phía trong hộp, một số cặp khuy (gồm 2 khuy ở 2 hàng) được nối với nhau bởi dây dẫn ( chẳng hạn 2 với 5; 3 với 2; 3 với 10) (hình 1). Đậy nắp hộp lại (lúc này nhìn phía trên nắp như hình 2), dùng mạch điện gồm có pin, bóng đèn và để hở 2 đầu (gọi là mạch thử –hình 3). Bằng cách chạm 2 đầu của mạch thử vào 1 cặp khuy bất kì nào đó, căn cứ vào dấu hiệu đèn sáng hay không sáng ta có thể biết được 2 khuy đó có được nối với nhau bằng dây dẫn hay không? - Mỗi nhóm được phát 1 hộp kín ( việc nối dây có thể do GV hoặc do nhóm khác thực hiện). GV có thể đặt vấn đề bằng cách nào có thể phát hiện được những cặp khuy nào được nối với nhau bởi dây dẫn. Từ đó đi đến phương án dùng mạch thử. Mỗi nhóm sử dụng mạch thử để đoán xem các cặp khuy nào được nối với nhau. Sau đó ghi kết quả dự đoán vào một tờ giấy. - Sau cùng một thời gian, các hộp kín của các nhóm được mở ra. Đối chiếu kết quả với dự đoán. Mỗi cặp khuy xác định đúng được 1 điểm, sai bị trừ 1 điểm, nhóm nào đúng nhiều hơn là thắng. 3. Củng cố, dặn dò (2-3’): - HS đọc ghi nhớ/SGK. - Về nhà học thuộc bài. - Giờ sau: Bài 48. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ sáu ngày 23 tháng 2 năm 2007 địa lý Một số nước ở châu âu I. Mục tiêu: - Sử dụng lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ của liên bang Nga, Pháp. - Nhận biết một số nét về dân cư, kinh tế của các nước Nga, Pháp. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ các nước châu Âu. - Một số ảnh về LB Nga và Pháp. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - Chỉ bản đồ thế giới. 2. Giới thiệu bài: Một số nước ở châu Âu 3. Dạy bài mới: 3.1. Liên Bang Nga: * Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm nhỏ (10’): - Bước 1: GV cho HS kẻ bảng có 2 cột: 1 cột ghi các yếu tố, cột kia ghi đặc điểm - sản phảm chính của ngành sản xuất. - Bước 2: GV yêu cầu HS sử dụng tư liệu trong bài để điền vào bảng như mẫu dưới đây. Trước khi HS tự tìm và xử lí thông tin từ SGK, GV giới thiệu lãnh thổ LB Nga trong bản đồ các nước châu Âu. Kết quả, HS cần ghi được như sau: Liên bang Nga: Các yếu tố Đặc điểm – sản phẩm chính của ngành sản xuất - Vị trí địa lí - Diện tích - Dân số - Khí hậu - Tài nguyên, khoáng sản - Sản phẩm công nghiệp - Sản phẩm nông nghiệp - Nằm ở Đông Âu, Bắc á. - Lớn nhất thế giới, 17 triệu km2 - 144,1 triệu người - Ôn đới lục địa (chủ yếu thuộc LB Nga) - Rừng tai-ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt - Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông - Lúa vị, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm. - Bước 3: GV cho 2 HS lần lượt đọc kết quả, yêu cầu các HS khác lắng nghe và bổ sung. GV có thể đề nghị một số HS báo cáo kết quả, mỗi em nhận xét một yếu tố và HS khác nhận xét, bổ sung ngay. GV cần có ý kiến nhận xét, bổ sung kịp thời hoặc khẳng định kết quả làm việc của HS. à Kết luận: LB Nga nằm ở Đông Âu, Bắc á, có diện tích lớn nhất thế giới, có nhiều tài nguyên thiên nhiên và phát triển nhiều ngành kinh tế. 3.2. Pháp: * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp: - Bước 1: HS sử dụng hình 1 để xác định vị trí địa lí nước Pháp: nước Pháp ở phía nào của châu Âu? Giáp với những nước nào, đại dương nào? - Bước 2: Sau khi HS biết được vị trí địa lí nước Pháp, có thể cho HS so sánh vị trí địa lí, khí hậu LB Nga (Đông Âu, phía bắc giáp Bắc Băng Dương nên có khí hậu lạnh hơn) với nước Pháp (Tây Âu, gíap với Đại Tây Dương, biển ấm áp, không đóng băng). à Kết luận: Nước Pháp nằm ở Tây Âu, giáp biển, có khí hậu ôn hoà. * Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm nhỏ: - Bước 1: HS đọc SGK rồi trao đổi theo gợi ý của các câu hỏi trong SGK, GV yêu cầu HS nêu tên các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của nước Pháp, so sánh với sản phẩm của nước Nga. + Sản phẩm công nghiệp: máymóc, thiết bị, phương tiện giao thông, vải, quần áo, mĩ phẩm, thực phẩm. + Nông phẩm: khoai tây, củ cải đường, lúa mì, nho, chăn nuôi gia súc lớn. GV cũng có thể cung cấp thêm thông tin: ở châu Âu, Pháp là nước có nông nghiệp phát triển, sản xuất nhiều nông sản đủ cho nhân dân dùng và còn thừa để xuất khẩu. Nước Pháp sản xuất nhiều: vải, quần áo, mĩ phẩm, dược phẩm, thực phẩm. - Bước 2: Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV tổ chức cho các nhóm cử đại diện trình bày lại ý 1 hoặc ý 2 của bài tập. - GV cũng có thể tổ chức cho HS thi kể với nội dung: Em biết gì về nông sản của nước Pháp, nước Nga? -> Kết luận: Nước Pháp có công nghiệp, nông nghiệp phát triển, có nhiều mặt hàng nổi tiếng, có ngành du lịch rất phát triển. 4. Củng cố, dặn dò (2-3’): - HS đọc ghi nhớ/SGK. - Về nhà học thuộc bài. - Giờ sau: Bài 22. Thể dục nhảy dây – bật cao Trò chơi: qua cầu tiếp sức I. mục tiêu: - Ôn di chuyển tung và bắt bóng, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác. - Ôn bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. - Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ số lượng bóng để HS tập luyện III. nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp và tổ chức 1. Phần mở đầu: - GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Lớp chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập sau đó đứng quay mặt vào tâm và xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối. - Trò chơi “ Lăn bóng” 2. Phần cơ bản: a. Ôn di chuyển tung và bắt bóng: b. Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau: c. Tập bật cao: d. Làm quen trò chơi: “ Qua cầu tiếp sức ” - GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và quy định chơi. - HS nhắc lại cách chơi. HS chơi thử - HS tham gia chơi. 3. Phần kết thúc: - Chạy chậm, thả lỏng hít thở sâu tích cực. - Hệ thống bài, NX, đánh giá. - VN: Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau để chuẩn bị kiểm tra. 6-10’ 1-2’ 2-3’ 1-2’ 18-22’ 6-8’ 1 lần 5-7’ 5-7’ 1-2 lần 5-7’ 1 lần 4-6’ 2-3’ 2’ - Đội hình hàng dọc - Đội hình vòng tròn - Các tổ tập theo khu vực quy định dưới sự chỉ huy của tổ trưởng. HS di chuyển tung và bắt bóng qua lại theo nhóm 2 người, không để bóng rơi. - Thi di chuyển và tung bắt bóng theo từng đôi -> GV biểu dương tổ có nhiều người làm đúng. - Chia tổ tập luyện. - Mỗi tổ chọn 5-7 em lên nhảy tính số lần, tổ nào thắng được biểu dương. - Đội hình 2-4 hàng ngang. - GV làm mẫu cách nhún lấy đà và bật nhảy. - HS bật thử một số lần bằng cả 2 chân (khi rơi xuống nhắc HS phải thực hiện động tác hoãn xung). Thực hiện bật nhảy theo nhịp hô: 1 nhún lấy đà, 2 bật nhảy, 3 rơi xuống đất và hoãn xung. - Thi bật nhảy cao với tay lên chạm vật chuẩn. - Tập hợp lớp thành 4 đội đều nhau. - HS chơi - GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ chơi nhiệt tình, đúng luật. - Đội hình hàng ngang. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thể dục nhảy dây, Trò chơi: Qua cầu tiếp sức I. Mục tiêu: - Ôn tập hoặc kiểm tra nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và đạt thành tích cao. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị bàn ghế GV, đánh dấu 3-5 điểm thành 1 hàng ngang trước và cách lớp 3 m, mỗi em một dây nhảy, chuẩn bị dụng cụ cho trò chơi. III. nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp và tổ chức 1. Phần mở đầu: - GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Lớp chạy chậm theo đội hình tự nhiên quanh sân tập sau đó xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối. - Ôn các động tác: tay, chân, vặn mình, toàn thân và bật nhảy của bài thể dục phát triển chung. 2. Phần cơ bản: a. Ôn tập hoặc kiểm tra nhảy dây kiểu chân trước, chân sau: - Ôn tập: - Kiểm tra nhảy dây: + Nội dung kiểm tra: KT kĩ thuật và thành tích nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. + Đánh giá theo mức độ kĩ thuật động tác và thành tích nhảy của từng HS: Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành. b. Chơi trò chơi: “ Qua cầu tiếp sức ” - GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và quy định chơi. - HS nhắc lại cách chơi. HS chơi thử - HS tham gia chơi. 3. Phần kết thúc: - Chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu tích cực. - GV nhận xét, đánh giá, công bố kết quả kiểm tra. - VN: Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. 6-10’ 1-2’ 2-3’ 2x8 nhịp 18-22’ 2-3’ 17-18’ 3-4’ 5-6’ 2-3’ 1-2’ - Đội hình hàng dọc - Đội hình hàng ngang - Lần 1: GV hô - Lần 2: Lớp trưởng hô. - Các tổ tập theo khu vực quy định dưới sự chỉ huy của tổ trưởng. - Nhiều đợt, mỗi đợt 3-4 em - GV gọi tên-HS cầm dây, đứng vào vị trí: so dây, chao dây -> nhảy. - Mỗi tổ chọn 5-7 em thực hiện, tổ nào thắng được biểu dương. - Đội hình 2-4 hàng ngang. - HS tham gia chơi. - GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thực hiện nhiệt tình, đúng luật. - Đội hình hàng ngang. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • docCac mon - Tuan 23.doc
Giáo án liên quan