Giáo án lớp 5 môn Địa lí - Tuần 27: Bài 25: Châu Mĩ

- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ Châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.

- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:

+ Địa hình châu Mĩ từ tây sang đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.

+ Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.

- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ Châu Mĩ.

- Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của Châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.

Học sinh khá, giỏi:

- Giải thích nguyên nhân Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: lãnh thổ kéo dài từ phần cực Bắc tới cực Nam.

- Quan sát bản đồ (lược đồ) nêu được: khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ở Châu Mĩ.

 

doc9 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Địa lí - Tuần 27: Bài 25: Châu Mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận Đại diện nhóm trình bày; HS khác bổ sung và chỉ trên bản đồ Tự nhiên châu Mĩ vị trí của những hỏi dãy núi, đồng bằng, sông lớn ở châu Mĩ. HS trả lời HS lắng nghe. Vài HS đọc lại. TUẦN 28 Địa lí Ngày dạy: / / Bài 26 CHÂU MĨ (TT) I - Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ: + Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư. + Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. - Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng àhng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới. - Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì. - Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ. * GDSDNLTK: - Trung và Nam Mĩ khai thác khoáng sản trong đó có dầu mỏ. - Ở Hoa Kỳ sản xuất điện là một trong nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới. II - Đồ dùng dạy học: Bản đồ Thế giới. III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Khởi động: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3 HS trả lời 3 câu hỏi 1, 2, 3 – SGK 3/ Bài mới: Giới thiệu bài 3 Dân cư châu Mĩ * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân Bước 1: GV cho HS dựa vào bảng số liệu ở bài 17 và nội dung ở mục 3, trả lời 3 câu hỏi: + Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục ? + Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống + Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu ? Bước 2: GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - Kết luận: Châu Mĩ đứng thứ ba về số dân trong các châu lục và phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư. 4 – Hoạt động kinh tế * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm Bước 1: GV yêu cầu HS trong nhóm đọc SGK, quan sát hình rồi thảo luận theo các câu hỏi: + Nêu sự khác nhau về kinh tế giũa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ. + Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ + Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Bước 2: Mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi GV sửa chữa kết luận. Kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công, nông nghiệp hiện đại; còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông phẩm nhiệt đớivà công nghiệp khai khoáng. * GDSDNLTK: - Trung và Nam Mĩ khai thác khoáng sản trong đó có dầu mỏ. 5 – Hoa Kì : * Hoạt động 3 : Làm việc theo cặp Bước 1: GV mời một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và Thủ đô Oa – sinh –tơn trên Bản đồ Thế giới. Bước 2: GV mời HS trình bày GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời * GDSDNLTK: - Ở Hoa Kỳ sản xuất điện là một trong nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới. - Bài học SGK 4/ Củng cố, dặn dò: Em biết gì về đát nước Hoa Kì ? Về nhà học bài và đọc trước bài 27 “Châu Đại Dương và châu Nam Cực “/126 SGK. - HS trả lời HS đọc HS trả lời. HS nghe. Thảo luận nhóm HS trình bày. ; HS khác bổ sung HS lắng nghe. HS trao đổi Một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. Vài HS đọc TUẦN 29 Địa lí Ngày dạy: / / Bài 27 CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC I. Mục tiêu: - Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của Châu Đại Dương, Châu Nam Cực: + Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và tây nam Thái Bình Dương. + Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực. + Đặc điểm của Ô-xtrây-li-a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo. + Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới. - Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ Châu Đại Dương, Châu Nam Cực. - Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của Châu Đại Dương: + Châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục. + Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim,... Học sinh khá, giỏi: Nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa Ô-xtrây-li-a với các đảo, quần đảo: lục địa có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van; phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ. *GDSDNLTK: - Ở Ô- xtrây- li- a ngành công nghiệp năng lượng là một trong những ngành công nghiệp phát triển mạnh. II. Chuẩn bị: + GV: Bản đồ tự nhiên Châu Đại Dương và châu Nam Cực. Quả địa cầu. Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của Châu Đại Dương và Châu Nam Cực. + HS: SGK. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Châu Mĩ” (tt). Nhận xét, đánh giá. 3. Giới thiệu bài mới: “Châu Đại Dương và châu Nam Cực.”. 4. Phát triển các hoạt động: 1. Châu Đại Dương: a ) Vị trí địa lí : Hoạt động 1: Châu Đại Dương nằm ở đâu? Bước 1: GV cho Học sinh dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK. Trả lời câu hỏi: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào? và các câu hỏi của mục a trong SGK. Bước 2: GV mời Học sinh trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường về vị trí, giới hạn của châu Đại Dương. Giáo viên giới thiệu vị trí, giới hạn châu Đại Dương trên quả địa cầu. Chú ý đường chí tuyến Nam đi qua lục địa Ô-xtrây-li-a, còn các đảo và quần đảo chủ yếu nằm trong vùng các vĩ độ thấp. b) Đặc điểm tự nhiên: Hoạtđộng2: Bước 1: GV cho Học sinh dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng sau: Khí hậu Thực, động vật Lục địa Ô-xtrây-li-a Các đảo và quần đảo Bước 2: GV mời HS trình bày kết quả và chuẩn xác kiến thức, gồm gắn các bức tranh (nếu có) vào vị trí của chúng trên bản đồ. c) Người dân và hoạt động kinh tế: Hoạt động 3: GV yêu cầu Học sinh dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi: Về số dân, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học? Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau? Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a. - GV nhận xét kết luận. *GDSDNLTK: - Ở Ô- xtrây- li- a ngành công nghiệp năng lượng là một trong những ngành công nghiệp phát triển mạnh. 2. Châu Nam Cực: Hoạt động 4: Châu Nam Cực ở đâu? Thiên nhiên có gì đặc biệt? Bước 1: GV cho Học sinh dựa vào lược đồ, SGK, tranh ảnh để trả lời các câu hỏi sau: + Các câu hỏi của mục 2 trong SGK. + Khí hậu và động vật châu Nam Cực có gì khác các châu lục khác ? Bước 2: GV mời Học sinh trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí, giới hạn của châu Nam Cực. Kết luận: Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới. Là châu lục duy nhất không có cư dân sinh sống thường xuyên. Hoạt động 5: Củng cố. GV mời HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 5. Tổng kết - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: Bài 28 “Các Đại Dương trên thế giới”. Nhận xét tiết học. Hát Trả lời các câu hỏi trong SGK. Hoạt động cá nhân. HS quan sát. Vài HS trình bày Hoạt động cá nhân. HS quan sát, thực hiện HS trình bày Hoạt động lớp. HS đọc thầm SGK , HS lần lượt trả lời. Hoạt động nhóm. HS thảo luận Đại diện nhóm trình bày Hoạt động lớp. HS đọc lại ghi nhớ. TUẦN 30 ĐỊA LÍ Ngày dạy: / / Bài 28 CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI I. Mục tiêu: - Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất. - Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ) hoặc trên quả Địa cầu. - Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương. II. Chuẩn bị: GV: Các hình của bài trong SGK. Bản đồ thế giới. HS: SGK. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Châu đại dương và Châu Nam cực. Đánh gía, nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: “Các Đại dương trên thế giới”. 1 Vị trí của các đại dương: 4. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Trên Trái Đất có mấy đại dương? Bước 1: GV cho HS quan sát hình Số thứ tự Đại dương Giáp với châu lục Giáp với đại dương 1 Thái Bình Dương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2 Ấn Độ Dương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 Đại Tây Dương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 Bắc Băng Dương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Bước 2: GV mời HS trình bày kết quả làm việc Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày. 2. Một số đặc điểm của các đại dương: Hoạt động 2: Mỗi đại dương có đặc điểm gì? Bước 1: GV cho Học sinh trong nhóm dựa vào bảng số liệu, thảo luận theo gợi ý sau: + Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích. + Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào? + Đại dương nào có nhiệt độ trung bình nước biển thấp nhất? Giải thích tại sao nước biển ở đó lại lạnh như vậy? Bước 2: Mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm trước lớp. Mời học sinh khác bổ sung. Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày. Bước 3: Giáo viên yêu cầu một số học sinh chỉ trên quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới vị trí và mô tả từng đại dương theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích, độ sâu. * Kết luận: Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương, trong đó Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn nhất và cũng chính là đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất. Hoạt động 3: Củng cố. Mời HS trả lời câu hỏi trong SGK, đọc nội dung ghi nhớ. 5. Tổng kết - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: Bài 29 “Ôn tập cuối năm” 132 SGK. Nhận xét tiết học. Hát Trả lời câu hỏi trong SGK. Hoạt động cá nhân. Làm việc theo cặp Học sinh quan sát hình 1, hình 2 trong SGK, rồi hoàn thành bảng sau vào giấy. 1 số học sinh lên bảng trình bày kết qủa làm việc trước lớp đồng thời chỉ vị trí các đại dương trên quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới. Làm việc theo nhóm. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm trước lớp. Học sinh khác bổ sung. HS trình bày trước lớp Hoạt động lớp. HS trả lời Đọc ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docGA ĐL5_T27-30.doc
Giáo án liên quan