Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Nhớ ơn tổ tiên ( tiết 2 )

 Sau bài này, học sinh biết :

 Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng tộc .

 Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.

 Biết ơn tổ tiên, ông bà, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ .

 Không đồng tình với những biểu hiện không biết ơn tổ tiên .

 

doc3 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Nhớ ơn tổ tiên ( tiết 2 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC : NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( TIẾT 2 ) š&› A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Sau bài này, học sinh biết : Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng tộc . Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng. Biết ơn tổ tiên, ông bà, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ . Không đồng tình với những biểu hiện không biết ơn tổ tiên . B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh, ảnh, bài báo nói về ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Các câu ca dao, tục ngữ, thơ nói về lòng biết ơn tổ tiên . C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước. Sau đó nhận xét và cho điểm từng học sinh . - 1 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi : +Em phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên ? II. Bài mới : ( 30’) 1.Tìm hiểu ngày giỗ tổ Hùng Vương : - Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm : các nhóm treo tranh, ảnh, các bài báo sưu tầm được về ngày giỗ tổ Hùng Vương và trình bầy. - Giáo viên gợi ý để học sinh giải thích được: • Ngày giỗ tổ Hùng Vương . • Đền thờ Hùng Vương ở đâu ? • Các vua Hùng có công lao gì với đất nước ta ? - Giáo viên khen ngợi những nhóm sưu tầm được nhiều tranh ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương và giới thiệu hay . - Sau khi xem tranh và nghe giới thiệu các thông tin về ngày giỗ tổ Hùng Vương, em có cảm nghĩ gì ? -Việc nhân dân ta tiến hành giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 .3 (âm lịch ) hằng năm đã thể hiện điều gì ? - Học sinh thực hiện . - Học sinh lắng nghe . - Học sinh phát biểu theo cảm nhận của mình . + Việc nhân dân ta tiến hành giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 .3 (âm lịch ) hằng năm đã thể hiện tình yêu nước nồng nàn, lòng nhớ ơn các vua Hùng được có công dựng nước . Thể hiện tinh thần “ Uống nước nhớ nguồn ” “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” - Giáo viên nhận xét kết luận : Chúng ta phải nhớ đến ngày giỗ tổ vì các vua Hùng đã có công dựng nước . Nhân dân ta đã có câu : “ Dù ai buôn bán ngược xuôi. Nhớ ngày Giỗ tổ mồng mười tháng ba . Dù ai buôn bán gần xa Nhớ ngày Giỗ tổ tháng ba thì về ” 2 . Thi kể chuyện : - Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm như sau : • Các thành viên trong nhóm lần lượt kể một câu chuyện về truyền thống , phong tục người Việt Nam . • Đại diện mỗi nhóm lên kể chuyện. • Giáo viên hỏi sau khi đại diện nhóm kể : tại sao nhóm em lại chọn câu chuyện này ? • 5 thành viên đại diện cho 5 nhóm làm giám khảo bằng cách dùng thẻ xanh, đỏ để chấm điểm . Nhóm nào được nhiều thẻ đỏ là nhóm đạt danh hiệu kể chuyện hay nhất . • Sau khi học sinh kể xong giáo viên hỏi thêm : Tại sao nhóm em lại chọn câu chuyện này ? - Giáo viên khen ngợi những nhóm có câu chuyện hay, khuyến khích những bạn kể chưa được hay . - Học sinh tiến hành chia nhóm . + Nhóm thảo luận, chọn chuyện kể . - Học sinh làm việc cả lớp . + Đại diện từng nhóm lên kể chuyện . - Học sinh thực hiện . - Học sinh trả lời . - Giáo viên kết luận ; Mỗi câu chuyện các em kể đều gắn liền với đời sồng văn hóa, chính trị của người Việt Nam thời va vua Hùng . Ví dụ như truyện Bánh trưng, bánh dày ,; về chính trị ca vua Hùng đã có công khai tổ chức các cuộc thi chọn người kế vị ; về nông nghiệp , người Viẹt thời này đã phát triển trồng lúa nước . Truyền thuyết khác như Phù Đổng Thiên Vương mô tả cuộc xâm lấn của giắc Ân vào thời vua Hùng Vương thứ 6, Mai An Tiêm mô tả sự khai phá vùng đất phía Nam ( Thanh Hóa ) 3 . Truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ : - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi : kể cho bạn nghe về truyền thống tốt đẹp của gia đình mình . - Gọi 5 học sinh kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình với cả lớp. - Giáo viên chúc mừng những học sinh sống trong gia đình có truyền thống tốt đẹp - Hỏi học sinh : Em có tự hào về truyền thống đó không ? vì sao ? • Em cần làm gì để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó ? • Em hãy đọc một câu ca dao, tục ngữ về chủ đề biết ơn tổ tiên . - Yêu cầu học sinh nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn . - Học sinh tiến hành chí nhóm đôi . + Học sinh thực hiện . + Học sinh trả lời . - Học sinh nhận xét, bổ sung . III. Củng cố -Dặn dò : Giáo viên tổng kết : Nhớ ơn tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta . Nhở ơn tổ tiên, phát huy những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, dòng họ giúp con người sống đẹp hơn, tốt hơn . Cô mong rằng các em luôn tự hào và cố gắng phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình mình . Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng .

File đính kèm:

  • doc8.ĐẠO ĐỨC nhớ ơn tổ ti↑n tiết 2.doc