Giáo án lớp 5 môn Âm nhạc - Tuần 2: Tiết 2: Học hát bài: Reo vang bình minh (Tiếp theo)

I. Mục tiêu:

- Hát đúng giai điệu và lời ca. Ngắt câu và lấy hơi đúng chỗ.

- Học sinh cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên buổi sáng qua nội dung diễnđạt trong bài hát.

- Biết qua về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

II. Chuẩn bị:

- GV: Học thuộc bài hát.

- Nhạc cu, máy nghe, tranh ảnh minh hoạ cảnh buổi sáng.

- Tư liệu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

 

doc37 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Âm nhạc - Tuần 2: Tiết 2: Học hát bài: Reo vang bình minh (Tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhạc hoà với tiếng đàn, vừa đọc vừa gõ tiết tấu. HS đọc nhạc cả bài. GV cho HS vừa đọc vừa gõ đệm thep phách với tốc độ trung bình. HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách. GV kiểm tra 1 vài nhóm. 1-2 nhóm trình bày. GV cho HS vừa đọc vừa gõ đệm với tốc độ nhanh hơn. HS thực hiện. GV chia lớp thành 2 nửa, GV đàn giai điệu cả bài 2 lần. Lần thứ nhất, nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa lớp kia ghép lời và lần thứ 2 ngược lại. GV kiểm tra từng nhóm đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách. Từng nhóm trình bày. GV kiểm tra 1-2 HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm phách. Cá nhân HS thực hiện. 3. Phần kết thúc: GV cho cả lớp đọc lại cả bài 2 lần. HS thực hiện. GV dặn dò HS thực hiện bài tập ở nhà. Âm nhạc Lớp 5 Tuần 10 Tiết 10 Ôn tập bài hát Những bông hoa những bài ca. Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài. I. Mục tiêu: - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và thể hiện tình cảm tươi vui náo nức của bài Những bông hoa những bài ca. Tập trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. - Nhận biết được hình dáng, nghe âm sắc một số nhạc cụ nước ngoài: Flute, kèn clannette, kèn Trompette, kèn Saxophone. II. Chuẩn bị: GV: Tập trước một vài động tác để phụ hoạ cho bài hát Những bông hoa những bài ca. + Động tác 1: Thực hiện với câu hát Ngàn hoa nở tươi khoe sắc hương dưới ánh mặt trời, hai bàn tay từ từ nâng lên trước ngực. + Động tác 2: Thực hiện với câu hát Chúng em xin tặng các thầy các cô, hai cánh tay như nâng bó hoa dâng lên. Lời 2 tập động tác tương tự. Nhạc cụ gõ. III. Hoạt động dạy học: Phần mở đầu: Bài cũ: Đan xen trong quá trình ôn tập. Bài mới: GV giới thiệu bài học có 2 nội dung: Ôn tập bài hát Những bông hoa những bài ca. Giới thiệu 1 số nhạc cụ nước ngoài. Phần hoạt động: Nội dung 1: Ôn tập bài hát Những bông hoa những bài ca. Gv hướng dẫn HS hát bài Những bông hoa nhưũng bài ca bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách. + Nhóm 1: Cùng nhaucác cô. + Nhóm 2: Lời hátđường phố. + Nhóm 1: Ngàn hoamặt trời. + Nhóm 2: Náo nứcyêu đời. + Đồng ca: Những đoá hoacác cô. HS thực hiện. Gv hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. GV khuyến khích cho 2-3 em tự thể hiện một vài động tác phụ hoạ cho bài hát, GV chọn 1-2 động tác phù hợp để phổ biến cho HS. HS hát vận động phụ hoạ. GV hướng dẫn cho các em động tác phụ hoạ như phần chuẩn bị. HS thực hiện. Gv chỉ định trình bày bài hát theo nhóm. 1-2 nhóm trình bày. GV nhận xét, ghi điểm. Nội dung 2: Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài. GV hướng dẫn HS tập đọc tên nhạc cụ. HS đọc tên. GV sử dụng tranh ảnh để giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của từng loại nhạc cụ. + Kèn Saxophone có nhiều loại khác nhau. Trong dàn nhạc giao hưởng kèn Saxôphone ít được sử dụng nhưng đóng vai trò quan trọng trong dàn nhạc Jazz. Tính chất âm thanh hơi kích động, phát âm ngân rung, âm lượng vang, trữ tình, trong sáng. + Kèn Trompette: Có nhiều loại,. Trong những loại kèn đồng thì Trompette là nhạc cụ có âm rực cao, âm thanh sáng chói, rực rỡ đồng thời cũng có thể diễn tả được những nét nhạc trữ tình say đắm. + Flute: Là một loại sáo thuộc bộ gỗ trong dàn nhạc giao hưởng, nó có nhiều dạng khác nhau. Âm thanh của Flute dịu dàng, mềm mại, nhiều chất thơ, có khi hơi xa xăm huyền bí, gợi cảm giác khoáng đạt bình yên, cảnh đồng quê. + Kèn Clarinette: Thuộc bộ gỗ trong dàn nhạc giao hưởng. Có nhiều loại kèn Clarinette khác nhau, nó là loại nhạc cụ có tính năng linh hoạt, âm thanh mềm mại, thuần khiết. HS lắng nghe. Gv dùng đàn phím điện tử giới thiệu âm sắc từng nhạc cụ. GV đàn giai điệu 1-2 câu trong bài Những bông hoa những bài ca. HS nghe âm sắc. GV gợi ý cho HS cảm nhận về âm sắc 4 loại nhạc cụ được giới thiệu. HS cảm nhận. Gv điều khiển trò chơi nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ. HS tham gia. Phần kết thúc: GV cho HS biểu diễn bài hát Những bông hoa những bài ca theo hình thức tốp ca. 1-2 tốp lên biểu diễn. Âm nhạc Lớp 4 Tuần 10 Tiết 10 Học hát bài: Khăn quàng thắm mãi vai em. Nhạc và lời: Ngô Ngọc Báu. I.Mục tiêu: - Hs nắm được giai điệu, tính chất nhịp nhàng, vui tươi của bài hát. - Hát đúng giai điệu và lời ca, tập thể hiện tình cảm của bài hát. - Qua bài hát, giáo dục các em vươn lên trong học tập, xứng đáng là thế hệ tương lai của đất nước. II.Chuẩn bị: GV: Nhạc cụ, máy nghe, thanh phách. Một số tranh ảnh minh hoạ theo nội dung bài hát. III.Hoạt động dạy học: Phần mở đầu: GV chỉ định 2 HS đọc bài TĐN số 2 Nắng vàng. 1-2 HS thực hiện. GV gọi 1 nhóm khoảng 5 em hát bài: Trên ngựa ta phi nhanh. (GV đệm đàn) GV giới thiệu bài: GV? Em hãy kể tên và hát một vài bài hát viết về khăn quàng đỏ? HS: Bài Tiến lên đoàn viên, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội GV thuyết trình: Bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em của tác giả NGô Ngọc Báu là bài hát có tính chất nhịp nhàng vui tươi, nhí nhảnh, hồn nhiên và rất dễ thương, gợi lên niềm tự hào và những ước mơ tươi đẹp của tuổi học trò được mang trên vai chiếc khăn quàng tươi thắm. Phần hoạt động: * Nội dung 1: Dạy hát bài Khăn quàng thắm mãi vai em. Hoạt động 1: Dạy hát. GV hát mẫu bài hát. HS lăng nghe theo dõi. GV chỉ định HS đọc lời ca. 1-2 em đọc. GV giải thích từ “gắng siêng” nghĩa là cố gắng chăm chỉ. GV hướng dẫn HS đọc lời ca và gõ tiết tấu đoạn ca. HS thực hiện. GV chia bài hát thành nhiều câu – GV dạy hát từng câu. GV hát câu thứ 1 và đánh giai điệu (2-3 lần) sau đó bắt nhịp cho HS hát. HS lắng nghe hát câu hát. Chú ý: từ có luyến “ánh”, trường độ, nốt trắng. GV gọi 1-2 HS khá hát câu hát. 1-2 em thực hiện. GV lắng nghe sửa sai nếu có. GV tương tự với các câu còn lại, tiến hành tập theo lối móc xích. HS thực hiện. Chú ý: Lấy hơi hợp lý, xử lý mốc giật, trường độ, cao độ, từ luyến. GV ghép nối toàn bài rồi bắt nhịp cho HS hát. HS hát cả bài. GV lắng nghe sửa sai nếu có. Hoạt động 2: Luyện tập. GV cho HS luyện tập bài hát theo dãy bàn, theo nhóm (GV đệm đàn). HS luyện tập theo dãy bàn, nhóm. GV chỉ định 1 HS khá hát bài hát. Cá nhân HS thực hiện. GV nhận xét, ghi điểm. * Nội dung 2: Hát kết hợp vận động. Hoạt động 1: Hát kết hợp gõ đệm. GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. Khi trông phương đông vừa hé ánh dương x x x x x x x x - HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. - GV hướng dẫn hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. Khi trông phương đông vừa hé ánh dương x x - HS hát gõ đệm theo nhịp. Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát. GV chỉ định 2 dãy bàn đứng hát và nhún chân theo nhịp 2. 2 dãy bàn thực hiện . GV gọi 1-2 nhóm biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ hoạ. 1-2 nhóm lên biểu diễn. GV cùng HS nhận xét. Phần kết thúc: GV cho cả lớp hát lại bài hát. (GV đệm đàn). Cả lớp hát bài hát. GV: Về nhà ôn luyện bài hát, tập hát đúng và thuộc lời. Âm nhạc Lớp 5 Tuần 11 Tiết 11 Tập đọc nhạc: TĐN số 3. Nghe nhạc. I.Mục tiêu: - HS thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 3. Tập đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách. Nghe và cảm nhận một bài dân ca. II. Chuẩn bị: GV: Đọc bài TĐN số 3, bảng phụ. Nhạc cụ, đĩa, băng nhạc bài dân ca. III. Hoạt động dạy học: Phần mở đầu: GV giới thiệu tiết học gồm 2 nội dung: Học bài TĐN số 3. Nghe nhạc. GV ghi bảng. Phần hoạt động: Nội dung 1: TĐN số 3. GV treo bảng phụ bài TĐN số 3. GV giới thiệu: Các em sẽ học bài TĐN số 3 mang tên Tôi hát Son La Son, sáng tác của nhạc sĩ Vũ Thanh. GV? Bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp? HS: Bài TĐN viết ở nhịp 2 4, gồm có 10 nhịp (GV chia câu bài TĐN). GV? Cao độ của bài gồm những nốt gì? HS: Các nốt: Đô, Rê, Mi, Son, La. GV? Trường độ của bài gồm những hình nốt gì? HS: Những hình nốt: Đen, trắng, móc đơn. GV ghi tiết tấu lên bảng. GV gõ tiết tấu miệng đọc hình nốt tiết tấu thứ nhất. HS theo dõi. - GV cho cả lớp luyện tập. - HS thực hiện. - GV bắt nhịp 2-1 cả lớp cùng đọc tiết tấu kết hợp vỗ tay theo phách. - HS luyện tiết tấu thứ nhất. - GV hướng dẫn HS luyện tập hình tiết tấu thứ hai như trên. HS thực hiện. GV đàn cho HS luyện tập cao độ. - HS luyện cao độ. - GV đà giai điệu cả bài. - HS lắng nghe. - GV quy định - Đọc câu 1; GV đàn câu thứ nhất 3 lần. HS lắng nghe đọc nhẩm. GV bắt nhịp và đàn để HS đọc câu 1. Cả lớp đọc hoà cùng tiếng đàn. GV chỉ định 1 HS khá đọc. 1-2 HS thực hiện. GV lắng nghe sửa sai nếu có. GV hướng dẫn đọc câu 2 tương tự. HS thực hiện. GV quy định – GV đàn giai điệu cả bài. HS đọc nhạc hoà theo vừa đọc vừa gõ tiết tấu – GV bắt nhịp. HS thực hiện. GV cho HS đọc nhạc cả bài – GV lắng nghe (không đàn) để sửa sai. HS đọc nhạc. GV đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa lớp kia ghép lời, tất cả thực hiện kết hợp gõ phách. GV bắt nhịp. HS thực hiện. GV chỉ định 1 HS đọc nhạc, đồng thời 1 HS ghép lời. 2 HS xung phong (GV nhận xét cùng HS). GV đàn giai điệu, cả lớp cùng đọc nhạc rồi hát lời kết hợp gõ phách. Cả lớp thực hiện. GV kiểm tra theo tổ, nhóm. Tổ, nhóm trình bày. GV chỉ định 1 HS xung phong trình bày. 1-2 Hs thực hiện. GV nhận xét ghi điểm khuyến khích. Nội dung 2: Nghe nhạc GV giới thiệu: Đi học là bài hát miêu tả chân thực cảm xúc của em bé lần đầu tiên tới trường, bài hát có âm hưởng dân ca miền núi phía Bắc, với giai điệu rất đẹp và sinh động của nhácĩ Bùi Đình Thảo, lời thơ Ninh Chính – Bùi Đình Thảo. GV thực hiện: GV trình bày bài hát. HS lắng nghe. Gv? HS cảm nhận về bài hát. HS trả lời. GV cho HS nghe lại lần thứ hai. Phần kết thúc: GV cho HS đọc lại bài TĐN số 3 và ghép lời. HS thực hiện. Âm nhạc Lớp 4 Tuần 11 Tiết: 11 ÔN TẬP BÀI HÁT: KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3 I.Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài hát. - HS biết vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu, phách, nhịp và biểu diễn bài hát. - Biết đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca bài TĐN số 3: Cùng bước đều. II.Chuẩn bị: GV: Nhạc cụ, máy nghe. Một số động tác phụ hoạ cho nội dung bài hát. Bảng phụ, một số nhạc cụ gõ. III.Hoạt động dạy học: Phần mở đầu: Bài cũ: Đan xen trong quá trình ôn tập. GV: Giới thiệu nội dung bài học – Gv ghi bảng. Ôn bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em. TĐN số 3: Cùng bước đều.

File đính kèm:

  • docGIAO AN.doc
Giáo án liên quan