Giáo án Lớp 5 chuẩn Tuần 19-20 Năm học 2009 - 2010

 I. MỤC TIÊU :

1/ KT, KN :

- Đọc rành mạch, lưu loát; biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật ( anh Thành, anh Lê).

- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.Trả lời được các câu hỏi 1,2 và 3 (không cần giải thích lí do)

2/ TĐ : Kính yêu Hồ Chí Minh

II. CHUẨN BỊ :

- Ảnh chụp bến Nhà Rồng (nếu có).

- Bảng phụ.

 

doc53 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 chuẩn Tuần 19-20 Năm học 2009 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể. CHUẨN BỊ : Bảng phụ. Bút dạ + một số giấy khổ to để HS làm bài CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1. GV giới thiệu bài : 1’ HS lắng nghe HĐ 2: HD HS làm BT1: 8-10’ Cho HS đọc toàn bộ BT1 Giải nghĩa : việc bếp núc tức là chuẩn bị thức ăn, thức uống.. Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan nhằm mục đích gì? 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể. *Chúc mừng thầy cô nhân ngày 20/11 để bày tỏ lòng biết ơn thầy cô. Bảng phụ I. Mục đích Chúc mừng các thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô. II. Chuẩn bị Nội dung cần chuẩn bị: bánh kẹo, báo tường, văn nghệ Phân công cụ thể :Bánh kẹo: Tâm...;báo:Minh;văn nghệ: III. Chương trình cụ thể Mở đầu là chương trình văn nghệ Thầy chủ nhiệm phát biểu HĐ 3 : HD HS làm BT2: 20-22’ Cho HS đọc yêu cầu BT + đọc gợi ý - Dựa theo BT1,mỗi em hãy lập lại toàn bộ CTHĐ của buổi liên hoan văn nghệ... Cho HS làm bài, phát giấy+bút dạ cho nhóm Cho HS trình bày Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - Lắng nghe. HS làm bài theo nhóm HS trình bày Lớp nhận xét 3.Củng cố, dặn dò: 1-2’ Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn TUẦN 21 HS lắng nghe HS thực hiện Toán : GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT . MỤC TIÊU: 1/KT, KN : Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt. 2/TĐ : HS yêu thích môn Toán II. CHUẨN BỊ - Vẽ sẵn biểu đồ đó vào bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : 4-5' 2.Bài mới : HĐ 1: Giới thiệu bài : 1' HĐ 2. Giới thiệu biểu đồ hình quạt.14-15' a) Ví dụ 1 - GV yêu cầu HS quan sát kĩ biểu đồ hình quạt ở ví dụ 1 trong SGK, rồi nhận xét các đặc điểm như: + Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần. + Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng. - GV hướng dẫn HS tập "đọc" biểu đồ. + Biểu đồ nói về điều gì? Quan sát và trả lời + Sách trong thư viện của trường được phân làm mấy loại? + Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu? b) Ví dụ 2: Hướng dẫn HS đọc biểu đồ ở ví dụ 2: Quan sát và trả lời - Biểu đồ nói về điều gì? - Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia môn Bơi? Quan sát và trả lời - Tổng số HS của toàn lớp là bao nhiêu? Quan sát và trả lời - Tính số HS tham gia môn Bơi. Quan sát và trả lời HĐ 3. Thực hành đọc, phân tích và xử lý số liệu trên biểu đồ hình quạt : 12-13' Bài 1: Bài 1: - Hướng dẫn HS: + Nhìn vào biểu đồ chỉ số phần trăm HS thích màu xanh. + Biểu đồ chỉ số phần trăm HS thích màu xanh. + Tính số HS thích màu xanh theo tỉ số phần trăm khi biết tổng số HS của cả lớp. + Tính vào vở HS thích màu xanh : 120 : 100 x 40 = 48 (bạn) - Hướng dẫn tương tự với các câu còn lại. HS thích màu đỏ : 120 : 100 x 25 = 30 (bạn) - GV tổng kết các thông tin mà HS đã khai thác được qua biểu đồ. HS thích màu tím : 120 : 100 x 15 = 18 (bạn) HS thích màu trắng : 120 : 100 x 20 = 24 (bạn) Bài 2: Hướng dẫn HS nhận biết: Bài 2: Dành cho HSKG - Biểu đồ nói về điều gì? Quan sát và trả lời - Căn cứ vào các dấu hiệu quy ước hãy cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số HS giỏi; số HS khá; số HS trung bình. Quan sát và trả lời - Đọc các tỉ số phần trăm của số HS giỏi, số HS khá và số HS trung bình. Quan sát và trả lời 3. Củng cố dặn dò : 1-2' - Xem trước bài Luyện tập về tính diện tích. Lịch sử : ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC ( 1945-1954) I. MỤC TIÊU : 1/ KT, KN :: - Biết sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ giặc : "giặc đói", "giặc dốt", "giặt ngoại xâm". - Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: + 19-12-1946 : Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. + Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 + Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 + Chiến dịch ĐBP. 2/ TĐ : Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, biết ơn các anh hùng thương binh liệt sĩ ... II. CHUẨN BỊ : - Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để chỉ một số địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu đã học). - Phiếu học tập của HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: 1-2' - Nhắc lại các bài lịch sử đã học trong giai đoạn 1945-1954 2. Bài mới HĐ 1 : Giới thiệu bài: 1' HĐ 2 : ( làm việc theo nhóm) : 19-20' - GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong SGK. - HS thảo luận theo nhóm 4: - Đại diện nhóm trình bày kết hợp chỉ bản đồ 1> Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Em hãy kể tên ba loại “giặc” mà CM nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945? * Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nghìn cân treo sợi tóc. Sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ giặc : "giặc đói", "giặc dốt", "giặt ngoại xâm". 2>“ Chín năm làm một Điện Biên, Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!” Em hãy cho biết : Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào? * Chín năm đó được bắt đầu vào sự kiện ngày 19-12-1946 và kết thúc vào thời gian 7-5-1954 3> Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì? Lời khẳng định ấy giúp em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 ( đã học ở lớp 4)? * Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần yêu nước, quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Lời khẳng định ấy giúp em liên tưởng tới bài thơ của Lí Thường Kiệt : Sông núi nước Nam ... 4> Hãy thống kê một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ? HS trình bày , VD : + 19-12-1946 : Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. + Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 + Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 + Chiến dịch ĐBP. - GV theo dõi nhận xét kết quả làm việc của mỗi nhóm. HĐ 3 : ( làm việc cả lớp) : 8-10' Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi theo chủ đề “ Tìm địa chỉ đỏ”. - GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu, - HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó. - Đánh giá kết quả của HS * GV tổng kết nội dung bài học. . 3. Củng cố, dặn dò: 1-2' . - GV nhận xét tiết học. - Khen một số nhóm có tinh thần học tập tốt, nhắc nhở một số HS chưa thật chú ý tập trung trong khi thảo luận. - HS trả lời một số nội dung vừa ôn tập. Địa lí : CHÂU Á ( tiếp theo) I. MỤC TIÊU : 1/ KT, KN : - Nêu được đặc điểm về dân cư của châu Á : + Có số dân đông nhất + Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng. -Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của dân cư châu Á : + Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, 1 số nước có công nghiệp phát triển. - Nêu 1 số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á : + Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm. + Sản xuất được nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản. Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của người dân châu Á. 2/ TĐ : Thích khám phá, tìm hiểu địa lí thế giới. II. CHUẨN BỊ : - Bản đồ Các nước châu Á. - Bản đồ Tự nhiên châu Á. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: 4-5' 2. Bài mới: HĐ 1 : Giới thiệu bài: 1' - 2 HS TL về vị trí, giới hạn châu Á 3. Cư dân châu Á HĐ 2 : ( làm việc cả lớp) : 7-8' - HS làm việc với bảng số liệu về dân số các châu ở bài 17, so sánh dân số châu Á với dân số các châu lục khác để nhận biết châu Á có số dân đông nhất thế giới, gấp nhiều lần dân số các châu lục khác... - HS đọc đoạn văn ở mục 3, đưa ra được nhận xét người dân châu Á chủ yếu là người da vàng và địa bàn cư trú chủ yếu của họ - HS quan sát H4 để thấy người dân sống ở các khu vực khác nhau có màu da, trang phục khác nhau. - GV bổ sung thêm về lí do có sự khác nhau về màu da đó. Kết luận: Châu Á có số dân đông nhất thế giới. Phần lớn dân cư châu Á da vàng và sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ. 4. Hoạt động kinh tế HĐ 3: ( làm việc cả lớp, sau đó theo nhóm nhỏ) ;7-8' - HS quan sát H5 và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác của người dân châu Á. Kể tên 1 số ngành sản xuất ở châu Á ? * Một số ngành sản xuất: trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô,... - HS làm việc theo nhóm nhỏ với H5, tìm kí hiệu về các hoạt động sản xuất trên lược đồ và rút ra nhận xét sự phân bố của chúng ở một số khu vực, quốc gia của châu Á. Kể tên các vùng phân bố và các hoạt động sản xuất ? * Lúa gạo trồng ở Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ; lúa mì, bông ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ca-dắc-xtan; chăn nuôi bò ở Trung Quốc, Ấn Độ; khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á, Đông Nam Á; sản xuất ô tô ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. - Đại diện nhóm trả lời + chỉ bản đồ - GV nói thêm 1 số nước có nền kinh tế phát triển ở châu Á : Hàn Quốc, Nhật Bản, Sin–ga-po, ... Kết luận: Người dân châu Á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp: khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô,... 5. Khu vực Đông Nam Á : 9-10' HĐ 4 : ( làm việc cả lớp) Kể tên 11 nước thuộc khu vực ĐNÁ ? - HS quan sát H3 ở bài 17 và H5 ở bài 18. * VN, Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Đông-ti-mo,... Vì sao ĐNÁ có khí hậu nóng ẩm ? * Khu vực Đông Nam Á có đường Xích đạo chạy qua, có nhiều nước giáp biển ,.. Nêu đặc điểm kinh tế khu vực ĐNÁ ? *Sản xuất được nhiều loại nông sản, lúa gạo và khai thác khoáng sản. Vì sao ĐNÁ lại sx được nhiều lúa gạo ? * HSKGTL : Vì đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. Kết luận: Khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm.... 3. Củng cố, dặn dò: 1-2' - Nhận xét tiết học - Đọc phần bài học - HS chú ý nghe.

File đính kèm:

  • docGA Chuan KTKN lop 5 Tuan 1920.doc
Giáo án liên quan