Giáo án Lớp 4A1 Tuần 3

I/ mơc tiªu:

- Đọc, viết được một số số đến lớp triệu.

- HS được củng cố về hàng và lớp.

* HS khá, giỏi làm BT4;

II/ ® dng:

- Bảng kiểm tra bài cũ, nội dung bảng BT 1

- Kẻ sẵn bảng các hàng, các lớp như SGK/14

 

doc51 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4A1 Tuần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
duy trì nhiệt độ của cơ thể. - HS lắng nghe - HS hoạt động nhóm đôi - Các nhóm nối tiếp nhau trình bày. + Những thức ăn chứa nhiều chất đạm: trứng, cua, thịt heo, đậu, cá, ốc, tôm, vịt. + Những thức ăn chứa nhiều chất béo: dầu ăn, mỡ, đậu, lạc, dừa, vừng. - HS lắng nghe. - Rất ngon miệng. - HS lắng nghe - 3 hs đọc - Từ động vật - Từ thực vật - HS lắng nghe và tiến hành hoạt động trong nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày: + Thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc từ thực vật: đậu cô-ve, đậu phụ, đậu đũa + Thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc thực vật: dầu ăn, lạc, vừng. + Thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc từ động vật: thịt bò, tương, thịt lợn, pho mát, thịt gà, tôm. + Thức ăn nhiều chất béo có nguồn gốc động vật: bơ, mỡ - Đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật. - Lắng nghe, ghi nhớ. Môn: KỂ CHUYỆN Tiết 3 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu. I/ Mục đích, yêu cầu: - Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu ( theo gợi ý ở SGK). - Lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể. #TTHCM: Thương yêu bao la của Bác đối với dân, với nước nói chung và đối với thiếu niên, nhi đồng nói riêng. II/ Đồ dùng dạy-học: - Một số truyện viết về lòng nhân hậu - Bảng phụ viết gợi ý 3 SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: - Gọi 2 hs lên bảng kể lại truyện thơ Nàng tiên Ốc Nhận xét, cho điểm. B/ Dạy-học bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - Gọi hs giới thiệu những quyển truyện đã chuẩn bị. - Mỗi em đã chuẩn bị một câu chuyện mà đã được đọc, nghe ở đâu đó nói về lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người. Tiết KC hôm nay chúng ta cùng thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất? Bạn nào kể hấp dẫn nhất nhé. 2/ HD hs kể chuyện: a. Tìm hiểu đề bài: - Gọi hs đọc đề bài - Gạch chân các từ: được nghe, được đọc, lòng nhân hậu - Gọi hs nối tiếp nhau đọc phần gợi ý. - Lòng nhân hậu được biểu hiện như thế nào? - Lấy ví dụ một số truyện về lòng nhân hậu mà em biết? - Em đọc câu chuyện của mình ở đâu? - Những em nào kể những câu chuyện ngoài SGK sẽ được cô cộng thêm điểm. - Gọi hs đọc gợi ý 3 - GV nhắc: Trước khi kể , các em cần giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình, kể chuyện phải có đầu có cuối, có mở đầu, diễn biến, kết thúc. b. Kể chuyện trong nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. #TTHCM: kể các câu chuyện về tấm lòng nhân hậu, giàu lòng yêu thương của Bác HỒ. - Các em hãy kể cho nhau nghe và nói với nhau ý nghĩa câu chuyện - GV đi giúp đỡ từng nhóm, nhắc các em kể đúng theo mục 3 - Gợi ý cho hs các câu hỏi: c. Thi kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa của truyện. - Dán bảng các tiêu chí đánh giá: + Nội dung đúng chủ đề: 4 đ + Câu chuyện ngoài SGK: 1 đ + Cách kể hay có kết hợp giọng điệu, cử chỉ + Trả lời được câu hỏi của các bạn. - Gọi hs xung phong lên kể chuyện và nói ý nghĩa truyện - Gọi hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu - Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, kể hấp dẫn nhất. 3/ Củng cố, dặn dò: - Biểu dương những hs chăm chú học tập - Về nhà kể câu chuyện vừa nghe ở lớp cho người thân nghe, xem trước tranh minh hoạ và bài tập ở tiết KC sau. Nhận xét tiết học. - 2 hs kể - HS nêu - HS lắng nghe - 2 hs đọc đề bài - 4 hs nối tiếp nhau đọc - Thương yêu, quý trọng, quan tâm đến mọi người, cảm thông chia sẻ với mọi người có hoàn cảnh khó khăn, yêu thiên nhiên, chăm chút từng mẩm nhỏ của sự sống, tình tình hiền hậu, không nghịch ác, không xúc phạm hoặc làm đau lòng người khác. - Chú Cuội, Dế Mèn, Hai cây non, ... - Đọc trên báo, trong truyện cổ tích, trong SGK đạo đức, xem tivi,... - HS đọc - HS lắng nghe. - HS kể chuyện trong nhóm 4 HS kể hỏi: + Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao? + Chi tiết nào trong truyện làm bạn cảm động nhất? + Bạn thích nhân vật nào trong truyện? HS nghe kể hỏi: Qua câu chuyện, bạn muốn nói với mọi người điều gì? + Bạn sẽ làm gì để học tập nhân vật chính trong truyện. - Gọi hs đọc các tiêu chí - hs lần lượt lên thi kể - HS nhận xét _________________________________________ Môn: ĐỊA LÝ Tiết 3 MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN I/ Mục tiêu: Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao,… Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. II/ Đồ dùng dạy-học: - Bản đồ địa lí tự nhiên VN - Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. KTBC: Dãy núi Hoàng Liên Sơn - Gọi 2 hs lên bảng TLCH: 1. Điền thông tin vào sơ đồ: Vị trí: Chiều dài: Chiều rộng: Độ cao: Đỉnh: Hoàng Liên Sơn Sườn Thung lũng: Khí hậu: 2. Tại sao nói đỉnh Phan-xi-păng là nóc nhà của Tổ quốc? Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết về vị trí địa lí và một số đặc điểm tự nhiên của dãy Hoàng Liên Sơn. Hôm nay các em sẽ biết thêm về những đặc điểm lý thú về con người nơi đây. 2/ Vào bài: Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người - Y/c hs thảo luận nhóm đôi TLCH sau: + Theo em, dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng. + Kể tên những dân tộc chính sống ở Hoàng Liên Sơn - Gọi đại diện nhóm trình bày - Gọi hs đọc bảng số liệu về địa bàn cư trú chủ yếu của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn + Kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao? + Phương tiện gia thông chính của người dân ở những nơi núi cao của Hoàng Liên Sơn là gì? Kết luận: Dân cư ở Hoàng Liên Sơn thưa thớt chủ yếu là dân tộc ít người: Dao, Mông, Thái, giao thông là đường mòn phải đi bộ hoặc đi bằng ngựa. - Cho hs xem tranh ảnh về bản làng và hỏi: + Bản làng thường nằm ở đâu? + Bản có nhiều nhà hay ít? Hoạt động 2: Bản làng với nhà sàn - Gọi hs đọc mục 2 SGK - Cho hs xem ảnh nhà sàn, hỏi: + Đây là gì? + Em thường gặp nhà sàn ở đâu? + Vì sao dân tộc ít người thường ở nhà sàn? Kết luận: Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường sống ở nhà sàn để tránh thú dữ. Nhà sàn được làm bằng các vật như tre, nứa. Trong nhà sàn, bếp là nơi quan trọng nhất để đun nấu và sưởi ấm. Hoạt động 3: Chợ phiên, lễ hội, trang phục - Gọi hs đọc mục 3 SGK - Y/c hs hoạt động nhóm 6 + Nhóm 1,2: Tìm hiểu chợ phiên + Nhóm 3,4: Lễ hội + Nhóm 5,6: Trang phục - Gọi đại diện nhóm trình bày + Theo em ở chợ phiên bán những hàng hóa nào? + Trong lễ hội thường có những hoạt động gì? + Hãy mô tả những nét đặc trưng trong trang phục người Thái, Mông, Dao? + Tại sao trang phục của họ lại có màu sặc sỡ? Kết luận: Khí hậu ở Hoàng Liên Sơn rất lạnh vì thế họ thường mặc những màu sắc sặc sỡ để tạo cảm giác ấm áp hơn, ngoài ra do họ tự lấy lá cây để nhuộm áo, váy nên mới có màu như vậy. 3/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/76 - Bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn Nhận xét tiết học. Ở phía B, giữa S.Hồng và S. Cả Khoảng 180 km Gần 30 km : cao và đồ sộ nhất VN có nhiều đỉnh nhọn rất dốc hẹp và sâu Lạnh - Đỉnh Phan-xi-păng là đỉnh núi cao nhất nước ta nên được coi là nóc nhà của Tổ quốc. - HS lắng nghe - Hs thảo luận. + Dân cư ở Hoàng Liên Sơn rất thưa thớt + Dao, Mông, Thái... - HS đọc bảng số liệu + Thái, Dao, Mông + Phương tiện giao thôngc hính là đi bằng ngựa hoặc đi bộ vì địa hình là núi cao, hiểm trở, chủ yếu là đường mòn. - HS lắng nghe - HS quan sát tranh + Ở sườn núi, thung lũng + Ít nhà. - HS đọc - HS quan sát tranh + Nhà sàn + Núi cao, nơi ở của người dân tộc + Tránh ẩm thấp và thú dữ. - HS đọc mục 3 SGK - HS hoạt động nhóm 6 - Đại diện nhóm TL + Nhóm 1,2: Chợ phiên chỉ họp vào những ngày nhất định, là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa và giao lưu văn hóa, gặp gỡ của nam nữ thanh niên + thổ cẩm, măng, mộc nhĩ, hoa quả đó là những sản phẩm do người dân tự làm và khai thác từ rừng. + Nhóm 3,4: Ở Hoàng Liên Sơn có những lễ hội như: hội chơi núi mưa xuân, hội xuống đồng. + có những hoạt động như ném còn, ném pao, nhảy sạp,.. + Nhóm 5,6: - Mỗi dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn đều có những trang phục riêng mang nét đặc trưng của dân tộc mình và đều được thêu, trang trí thổ cẩm màu sắc sặc sỡ. + Người Thái mặc áo trắng có hàng cúc phúa trước, váy màu đen, đội khăn màu sặc sỡ + Người Mông đội khăn, đeo vòng bạc, chân quấn xà cạp, mặc váy nhiều hoa văn sặc sỡ + Người Dao đội khăn mặc váy màu sặc sỡ + Vì để dễ nổi bật khi đi rừng và tạo cảm giác ấm áp. - Lắng nghe, ghi nhớ - 4,5 hs đọc

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 3.doc
Giáo án liên quan