Giáo án lớp 4 Tuần 8 môn Tập đọc: Tiết 14 : Ở vương quốc tương lai

Biết đọc rành mạch, lưu loát một đoạn kịch

+Bước đầu đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.

+Hiểu ý nghĩa kịch : ước mơ của các bạn nhỏ về 1 cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo , góp sức mình phục vụ cuộc sống.

II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.

-Tranh minh họa SGK.

 

doc26 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 8 môn Tập đọc: Tiết 14 : Ở vương quốc tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời cá nhân. Bài 3: Đọc yêu cầu Bt. - Gv hỏi : Từ lầu chỉ cái gì ? + Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không ? + Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì ? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng để làm gì ? - Hs suy nghĩ và phát biểu. - Gv chốt lại: Gọi cái tổ nhỏ của tắc kè bằng từ lầu để đề cao giá trị của cái tổ đó. . Dấu ngoặc kép trong trừng hợp này được dùng để đánh dấu từ lầu là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. - Gv đính ghi nhớ – HS đọc. 2. Hoạt động 2: .Luyện tập. Bài 1: HS đọc yêu cầu. +Cho HS làm bài theo nhóm đôi. - Hs trao đổi và làm bài. - Gv đính tờ phiếu viết sẵn đoạn văn lên bảng. - HS lên gạch dưới lời nói trực tiếp. - Lớp nhận xét . Gv chốt lại lời giải đúng: “ Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?” “ Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa . Đoi khi , em giặt khăn mùi soa” Bài 2.1 Hs đọc yêu cầu BT. + Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn học sinh có phải là những lời đối thọại trực tiếp giữa hai người không ? - HS trả lời cá nhân. - Gv chốt lại: Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn học sinh không phải dạng đối thoại trực tiếp, do đó không thể viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng. Bài 3. - 1 em đọc yêu cầu và đoạn văn a, b. - Hs thảo luận nhóm 4. - Gv phát tờ phiếu ghi sẵn câu Bt cho các nhóm làm bài. - Đại diện 4 nhóm đính bảng trình bày kết qảu thảo luận. + Nhận xét - chốt lời giải đúng. ..Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa” .gọi là đào “trường thọ”, gọi là “trường thọ” đổi tên quả ấy là “đoản thọ”. 3.Củng cố - Dặn dò. +Dấu ngoặc kép thường dùng trong trường hợp nào? Về nhà học thuộc ghi nhớ. CB: Mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng. ------------------------------------------------ TOÁN Tiết 37: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ I.MỤC TIÊU. Giúp HS: +Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. +Bước đầu giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết và hiệu của hai số đó. + Tính cẩn thận khi giải toán có lời văn. II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC. -Các tấm bìa. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. -Gv đính bài toán VD SGK. - Hs đọc đề bài. Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì? -Hướng dẫn cách 1. - Số thứ nhất gọi là số lớn, số thứ hai gọi là số bé. -GV tóm tắt bài toán trên bảng (như SGK). -Cho HS chỉ hai lần số bé trên sơ đồ. Muốn tìm hai lần số bé , ta lấy số nào trừ số nào ? ( 60 – 10 ) Biết 2 lần số bé là 60, muốn tìm số bé ta làm tính gì? Mấy chia mấy ? Tìm được số bé là 30 , vậy tìm số lớn ta lấy mấy cộng với mấy ? - Gv viết lời giải lên bảng. - Gọi Hs nêu nhận xét. - Gv hướng dẫn Hs làm cách 2 tương tự như cách 1. -Gv hướng dẫn HS giải bài toán bằng cách thứ hai, rồi nêu nhận xét. 2. Hoạt động 2: .Thực hành. Bài 1: Làm việc cá nhân. -GV đính bài toán. Hs đọc . Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì? - 2 em lên bảng tóm tắt và giải, lớp giải vào vở. Gv nhận xét: Giải Hai lần tuổi con là: 58 – 38 = 20 ( tuổi) Tuổi con là : 20 : 2 = 10 ( tuổi) Tuổi bố là : 58 – 10 = 48 (tuổi) Đáp số : Con 10 tuổi; bố 48 tuổi. - Có em nào giải cách khác ? Bài 2: Làm việc nhóm 4. GV đính bài toán. Hs đọc đề bài. Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì? - Gv phát tấm bìa cho các nhóm làm bài. - Đại diện 2 nhóm đính kết quả lên bảng trình bày. - Gv nhận xét. Hs có thể giải theo cách sau: Số học sinh trai là : ( 28 + 4 ) : 2 = 16 (học sinh) Số học sinh gái là : 16 – 4 = 12 (học sinh). Đáp số : trai : 16 (học sinh),gái : 12 (học sinh) Bài 3; làm việc cá nhân. - Gv đính bài toán, Hs đọc. Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì? - Hs tóm tắt và giải vào vở. - 1 em lên bảng tóm tắt và giải. - Nhận xét chấm điểm. 3 .Củng cố-Dặn dò. Muốn tìm số bé ta làm thế nào ? Muốn tìm số lớn ta làm thế nào ? -Về nhà học thuộc nhận xét SGK. -CB: Luyện tập. ----------------------------------------------------------- Tiếng việt I.Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép - Vận dụng làm bài tốt - Giáo dục ý thức học tự giác làm bài II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập III. Hoạt động dậy học: 1. Kiểm tra bài: nêu tác dụng của dấu ngoặc kép 2.Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hướng dẫn học sinh luyện tập: GV chép bài lên bảng HD học sinh làm bài và chữa bài Bài 1: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong từng câu sau: a, Rồi Bác ân cần dặn mọi người: “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. b, tục ngữ có câu: “ Của một đống công một nén”. c, Cậu ấy học “ giỏi” nhất lớp tính từ dưới lên. GV nhận xét, nêu lời giải đúng Bài 2: Ghi dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp trong câu dưới đây: a, Dứt tiếng hồ: “ Phóng”! của mẹ, cá chuồn con bay vứt lên như một mũi tên. b, Cóc Tía, con đọc lại cho cả lớp nghe bài “ Luân lí “ kì trước đi. c, Trời vừa tạnh, một chú Ếch ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: “Đẹp, đẹp” rồi nhảy tót xuống nước. GV hướng dẫn h/s làm bài ( tương tự bài 1) Bài 3: Đoạn văn sau đã bỏ quên dấu ngoặc kép. Em khôi phục lại và viết cho đúng. Sau buổi lễ, cha nuôi tôi đã có ý định theo thuyền đưa tôi đi nhưng khi ra đến bờ sông, tía nuôi tôi ngần ngừ nhìn tôi một lúc lắc đầu bảo: “Thôi, tía bận lắm. Con cứ đi với các chú của con !” Đoạn tía nuôi tôi vỗ vào vai tôi một cái thật mạnh: “ Cố gắng nghe con !” GV chấm một số bài NX nêu lời giải đúng -------------------------------------------------------- TOÁN I.Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh - Luyện tập tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số - Vận dụng làm bài tập thành thạo chính xác - Giáo dục ý thức học tự giác II. Chuẩn bị : Hệ thống nội dung bài học III. Hoạt động dậy học: 1. Tổ chức: - Hát 2. Kiểm tra:. Chữa bài tập về nhà 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hướng dẫn học sinh luyện tập: Bài 1: Tổng của hai chữ số lẻ liên tiếp là 204. Tìm 2 số đó?. GV: - Chữa bài trên bảng - NX nêu bài giải đúng Bài giải 2 số lẻ liên tiếp hơn ( kém) nhau 2 đơn vị. Nên hiệu của 2 số đó là: Số hơn là: ( 204+2):2= 103 Số bé là: 103-2=101 Đáp số: SL: 103 SB: 101 Bài 2: Hai thửa ruộng thu hoạch được tất cả 3 tấn 47 kg thóc. Thửa ruộng thứ nhất thu được ít hơn thửa ruộng thứ hai 5 tạ 3kg. Hỏi mỗi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu kg thóc?. ( HD tương tự bài 1) Bài giải 3 tấn 47 kg = 3047 kg 5 tạ 3 kg = 503 kg Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được số kg thóc là: (3047-503):2=1272 (kg) Thửa ruộng thứ hai thu hoạch được số kg thóc là: 304-1272=1755(kg) Đ/S: Thửa 1: 1272 kg thóc Thửa 2: 1755 kg thóc Bài 3: Đặt đề bài toán theo tóm tắt sau rồi giải. ? kg Nhà Hòa: 20kg Nhà An : ? kg Trong vụ mùa vừa qua nhà An và nhà Hòa thu hoạch được 140kg đậu (lạc). Biết rằng nhà An thu hoạch ít hơn nhà Hòa 20kg. Hỏi mỗi nhà thu hoạch được bao nhiêu kg đâu (lạc)?. Bài 4: ( H/S khá + giỏi làm) Hiệu hai số là 45. Nếu thêm vào số lớn 12 đơn vị thì tổng của chúng bằng 195. Tìm hai số đó?. Bài giải Nếu thêm vào số lớn 12 đơn vị thì tổng của hai số là: 195-12=183 Số bé là: (183-45):2=69 Số lớn là:183-69=114 Hay 69+45=114 Đ/S: SB:69 SL:114 ________________________________________ THỨ SÁU NGÀY 14 THÁNG 10 NĂM 2011 TẬP LÀM VĂN Tiết 15: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I.MỤCTIÊU. - Viết được câu mở đầu cho các đoạn văn 1,3,4(Ở tuần 7)-Bt 1;nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn (BT 2).Kể lại được câu chuyện đã học có sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT3). II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC -Bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung 4 đoạn văn. III.CÁC HOẠY ĐỘNG DẠY-HỌC *Hướng dẫn HS làm bài tập. 1. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm Bài tập 1: Hs đọc yêu cầu BT.3 -GV phát tờ giấy cho các nhóm, mỗi nhóm viết 1 đoạn. -GV và cả lớp nhận xét. 2. Hoạt động 2: Trao đổi theo cặp. Bài tập 2: - 1 số Hs phát biểu -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại: Trình tự sắp xếp các đoạn văn: Sắp xếp theo trình tự thời gian ( việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau) Vai trò của các câu mở đầu: Thể hiện sự tiếp nối về thời gian , để nối đoạn văn với các đạon văn trươc đó. 3. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân Bài tập 3ấnH đọc yêu cầu BT. -GV nhấn mạnh yêu cầu của bài. - Các em có thể chọn kể một câu chuyện đã học qua các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt ( Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Một người chính trực,.) - Khi kể cần chú ý làm nổi rõ trình tự tiếp nối nhau cảu các sự việc. - Hs nói lên câu chuyện mình kể. - 1 số Hs thi kể trước lớp. - Nhận xét – ghi điểm. 4.Củng cố – Dặn dò. -Thế nào là phát triển câu chuyện theo thời gian? -Xem lại bài đã học. -CB: Luyện tập phát triển câu chuyện. * Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------------ TOÁN TIẾT 38 : LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU. -Biết giải toán liên quan về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. -Rèn tính cẩn thận khi làm toán. II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC. - Bảng phụ . - Bảng ép, bút dạ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC *Hướng dẫn luyện tập . Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. Bài 1; Hs đọc yêu cầu Bt. - Gv đính các câu lên bảng, Hs làm bảng con và bảng lớp. - Nhận xét kết quả. a) Số lớn: 15; số bé: 9 b) số lớn: 36; số bé: 24 c) số lớn: 212; số bé: 113. 2. Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm đôi. Bài 2, 3: Gv đính bài toán, HS đọc. Bài toán cho biết gì? Hỏi gì ? - Hs trao đổi theo cặp và làm vào nháp. - 2 Hs lên bang tóm tắt và giải. ( Mỗi dãy giải 1 bài) - Nhận xét. 3. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân Bài 4: Gv đính bài toán. -Cho HS đọc đề bài. +Bài toán cho biết gì? hỏi gì? + Em nhận xét gì về đơn vị trong bài toán? + Trước khi giải ta cần làm gì? - Hs tóm tắt và giải vào vở, 2 em lên bảng tóm tắt và giải. - Chấm điểm – nhận xét 4.Củng cố .Dặn dò: + Tiết toán hôm nay củng cố kiến thức gì ? -Nêu lại cách tìm hai số khi biết tổng của hai số đó. -Nhận xét tiết học. Liên hệ và GD học sinh. CB: Luyện tập chung. ------------------------------------ Ã ª Ä ------------------------------------- Hết tuần 8

File đính kèm:

  • docTUAN 8sanh.doc
Giáo án liên quan