Giáo án lớp 4 Tuần 5 môn Tập đọc: Những hạt thóc giống (tiết 7)

I. Mục tiêu:

1. Đọc trơn toàn bài, với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.

2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé mồ Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Tranh minh họa bài tập đọc.

 

doc45 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 5 môn Tập đọc: Những hạt thóc giống (tiết 7), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: ? Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay vùng đồng bằng HS: là vùng đồi. ? Các đồi ở đây như thế nào HS: đỉnh tròn, sườn thoai thoải xếp cạnh nhau như bát úp. ? Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du HS: Nó mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng, vừa của miền núi. - GV gọi HS lên chỉ trên bản đồ các tỉnh thuộc vùng trung du Bắc Bộ HS: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang. 3. Chè vay cây ăn quả ở trung du: * HĐ2: Làm việc theo nhóm. - GV đưa ra câu hỏi cho các nhóm thảo luận. HS: Dựa vào kênh hình và kênh chữ ở mục 2 SGK, HS thảo luận theo các câu hỏi: ? Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì HS: Đại diện các nhóm lên trả lời. GV và HS khác bổ sung, sửa chữa. ? H1, 2 cho biết những cây nào trồng ở Thái Nguyên, Bắc Giang ? Xác định vị trí 2 địa phương này trên bản đồ ? Em biết gì về chè Thái Nguyên ? Trong những năm gần đây ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng giống cây gì ? Quan sát H3 và nêu quy trình chế biến chè 4. Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp: * HĐ3: Làm việc cả lớp. HS: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. ? Vì sao vùng trung du lại có những nơi đất trống đồi trọc - Vì rừng bị khai thác cạn kiệt. ? Để khắc phục tình trạng này người dân nơi đây đã trồng loại cây gì - Liên hệ với thực tế giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, xem trước bài sau. Khoa học ăn nhiều rau và quả chín sử dụng thực phẩm sạch và an toàn I. Mục tiêu: - HS có thể giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày. - Nêu được tiêu chuẩn của sản phẩm sạch và an toàn. - Kể ra được các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. II. Đồ dùng dạy - học: - Hình trang 22, 23 SGK; sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối trang 17 SGK. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: ? Tại sao chúng ta không nên ăn mặn ? Tại sao chúng ta nên sử dụng muối i- ốt HS: Vì ăn mặn dễ mắc bệnh tim áp. - Vì: nếu thiếu i – ốt cơ thể sẽ kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu:. 2. Các hoạt động: a. HĐ1: Tìm hiểu lý do cần ăn nhiều rau và quả chín. * Mục tiêu: (SGV). * Cách tiến hành: + Bước 1: HS: Xem sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối để xem mức ăn như thế nào là hợp lý. + Bước 2: GV điều khiển cả lớp trả lời các câu hỏi: ? Kể tên 1 số loại rau, quả các em vẫn ăn hàng ngày HS: Kể tên ? Nêu ích lợi của việc ăn rau quả - Cung cấp đủ các chất vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể b. HĐ2: Xác định tiêu chuẩn sản, thực phẩm sạch và an toàn: * Mục tiêu: * Cách tiến hành: + Bước 1: Yêu cầu HS mở SGK và trả lời: HS: Mở SGK đọc và trả lời câu 1. ? Theo bạn thế nào là thực phẩm sạch và an toàn + Bước 2: Yêu cầu HS trình bày kết quả. c. HĐ3: Thảo luận về các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm: * Mục tiêu: * Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo nhóm. HS: Chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ. + Nhóm 1: Thảo luận về cách chọn thức ăn tươi sạch; cách nhận ra thức ăn ôi, héo.. + Nhóm 2: Thảo luận về cách chọn đồ hộp và thức ăn được đóng gói. + Nhóm 3: Thảo luận về sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và sự cần thiết phải nấu chín thức ăn. + Bước 2: Làm việc cả lớp. HS: Đại diện nhóm lên trình bày. - GV nhận xét chung. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, xem trước bài sau. Thể dục Quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái trò chơi: bỏ khăn I. Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao kỹ thuật: quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Trò chơi: “Bỏ khăn” yêu cầu biết cách chơi nhanh nhẹn, khéo léo. II. Địa điểm – phương tiện: Sân trường – còi, khăn, III. Các hoạt động: 1. Phần mở đầu: (6 – 10 phút) - GV tập trung lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học HS: - Chạy theo 1 hàng dọc quanh sân. - Chơi trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh”. 2. Phần cơ bản: (18 – 22 phút) a. Đội hình đội ngũ: (10 – 12 phút) - Ôn quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp. + GV điều khiển cho cả lớp tập. HS: Tập do GV điều khiển. - Chia tổ tập do tổ trưởng điều khiển. - Các tổ thi đua trình diễn. + GV tập hợp cả lớp và cho thi. GV nhận xét, sửa chữa sai sót. b. Trò chơi vận động: (6 – 8 phút) - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. HS: Cả lớp cùng chơi. - GV quan sát biểu dương HS tích cực trong khi chơi. 3. Phần kết thúc: - GV cho cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. HS: Hát, vỗ tay, thả lỏng toàn thân. - GV hệ thống bài. - Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. - Về nhà tập cho cơ thể khoẻ mạnh. Tập làm văn đoạn văn trong bài văn kể chuyện I. Mục tiêu: - Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện. - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng 1 đoạn văn kể chuyện. II. Đồ dùng dạy - học: Bút dạ, giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Phần nhận xét: + Bài 1, 2: HS: 1 em đọc yêu cầu bài 1, 2. - GV cho HS làm bài theo nhóm sau đó gọi đại diện các nhóm lên trình bày. - Đọc thầm truyện “Những hạt thóc giống” từng cặp trao đổi làm bài trên phiếu. - GV chốt lại lời giải đúng. Bài tập 1: a) - Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế luộc chín thóc rồi giao cho dân truyền ngôi cho. b) - Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu). - Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (2 dòng tiếp) - Sự việc 3 được kể trong đoạn 3( 8 dòng tiếp) - Sự việc 4 được kể trong đoạn 4 (4 dòng còn lại) - Chú bé Chôm .nảy mầm. - Chôm tâu với vua sự thật. - Nhà vua khen ngợi Chôm Bài tập 2: Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc là: - Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào một ô. - Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ dấu chấm xuống dòng. + Bài 3: - HS: Đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ và rút ra nhận xét từ 2 bài tập trên. 3. Phần ghi nhớ: - HS: 2 – 3 em đọc nội dung phần ghi nhớ. 4. Luyện tập: - HS: Hai em nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập. - Làm bài cá nhân. - Một số học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm các phần còn lại. Toán Biểu đồ (tiếp) I. Mục tiêu: - Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột. - Biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột. - Bước đầu xử lý số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ. II. Đồ dùng: - Biểu đồ về số chuột bốn thôn đã diệt được trên giấy. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên gọi học sinh lên bảng chữa bài tập về nhà. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Làm quen với biểu đồ cột: - Giáo viên treo biểu đồ cột lên bảng. ? Biểu đồ có mấy cột - HS: Quan sát biểu đồ. - Có 4 cột. ? Dưới chân của các cột ghi gì ? Trục bên trái của biểu đồ ghi gì ? Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ. - Ghi tên của 4 thôn. - Ghi số con chuột đã diệt. - Là số con chuột được biểu diễn ở cột đó. - HS: dựa vào biểu đồ để đọc. 3. Thực hành: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài toán trong SGK, 1 em lên làm trên bảng, cả lớp làm bài vào vở theo mẫu. - Nhận xét cách làm của HS. - Số lớp 1 của năm 2003 – 2004 nhiều hơn của năm 2002 – 2003 là: 6 – 3 = 3 (lớp) - Số HS lớp 1 của trường Hoà Bình năm 2003 – 2004 là: 35 x 3 = 105 (h/s) - Số HS lớp 1 của trường Hoà Bình năm 2004 – 2005 là: 32 x 4 = 128 (h/s) - Số HS lớp 1 của trường Hoà Bình năm 2002 – 2003 ít hơn số HS năm 2004 – 2005 là: 128 – 102 = 26 (h/s) Đáp số: 3 lớp. 105 h/s. 26 h/s. - Gọi HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét và cho điểm. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm các bài tập còn lại. Luyện từ và câu Danh từ I. Mục tiêu: - Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). - Nhận biết được danh từ trong câu, đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm, biết đặt câu với danh từ. II. Đồ dùng dạy – học: Phiếu khổ to viết nội dung bài tập, tranh ảnh. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS lên bảng làm bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: + Bài 1: Cho HS thảo luận và làm bài vào phiếu theo nhóm. HS: 1 em đọc to yêu cầu bài tập 1, cả lớp đọc thầm, làm vào phiếu. - Gạch dưới các từ chỉ sự vật trong 1 câu thơ. - GV chốt lại lời giải đúng. - Đại diện nhóm lên trình bày. Dòng 1: Truyện cổ Dòng 2: Cuộc sống, tiếng, xưa Dòng 3: Cơn, nắng, mưa Dòng 4: Con, sông, rặng, giường Dòng 5: Đời, cha ông Dòng 6: Con, sông, chân trời Dòng 7: Truyện cổ Dòng 8: Ông cha + Bài 2: Làm việc cá nhân. HS: Đọc yêu cầu của bài tập và tự làm bài vào vở bài tập. GV chốt lại lời giải đúng: - 1 em lên bảng làm. - Từ chỉ người: Ông cha, cha ông - Từ chỉ vật: Sông, dừa, chân trời - Từ chỉ hiện tượng: Mưa, nắng - Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa đời. - Từ chỉ đơn vị: cơn, con, nặng 3. Phần ghi nhớ: HS: 2 – 3 em nêu nội dung ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm. 4. Luyện tập: + Bài 1: Làm bài cá nhân. HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm bài vào vở bài tập. + Bài 2: Làm vào vở. HS: Nêu yêu cầu bài tập và tự làm vào vở. - GV gọi nhiều HS lên đặt câu. VD: Bạn Na có 1 điểm đáng quý là rất trung thực, thật thà. - HS phải rèn luyện để vừa học tốt, vừa có đạo đức tốt. - Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. - Khen và cho điểm những em đặt câu hay 5. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và làm bài tập. hoạt động tập thể kiểm điểm trong tuần I. Mục tiêu: - Giúp HS nhận ra những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phát huy và khắc phục. II. Nội dung: GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của lớp trong tuần qua. 1. Ưu điểm: - 1 số em có ý thức học tập tốt như em Ngân, Hồng, Mai, Bình. 2. Nhược điểm: - Nhiều em nghỉ học không có lý do. - Ăn mặc quần áo chưa gọn gàng. - Trong giờ học hay nói chuyện riêng. - Lười học bài và lười làm bài tập về nhà. Điển hình là 1 số em như: Lương, Tùng, Anh, Hoà, 3. Tổng kết: GV nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện tốt những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.

File đính kèm:

  • doctuan 5.doc