Giáo án lớp 4 tuần 31 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

Tập đọc (tiết 61)

ĂNG – CO VÁT

 (GD KNS: Mức độ trực tiếp)

I. MỤC TIÊU

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.

 - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia. (trả lời được các CH trong SGK).

 - Thêm yêu cảnh đẹp.

 * GDMT: Giuùp HS thaáy ñöôïc veû ñeïp cuûa khu ñeàn haøi hoaø trong veû ñeïp cuûa moâi tröôøng thieân nhieân luùc hoaøng hoân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

 - Ảnh minh họa bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết nội dung đoạn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

 

 

docx26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2611 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 31 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con 3 đầy đủ thức ăn, nước uống, ánh sáng, không khí ; con 4 thiếu không khí; con 5 thiếu ánh sáng. - Thí nghiệm nuôi chuột trong hộp để biết xem động vật cần gì để sống. - Để sống được thì động vật cần phải có ánh sáng, không khí, thức ăn, nước uống. Trong 5 con chuột trên, con chuột thứ 3 đã được cung cấp đầy đủ các điều kiện đó. - HS nghe và ghi nhớ. - HS làm việc theo nhóm 4, thảo luận và trình bày: + Con chuột thứ 4 sẽ chết trước do thiếu không khí, tiếp đến là con số 2 do thiếu nước uống, tiếp theo là con số 1 do thiếu thức ăn; con số 3 sống bình thường do có đủ các điều kiện, con số 5 sống nhưng không khỏe mạnh. + Điều kiện để con vật sống và phát triển là có đủ ánh sáng, không khí, thức ăn, nước uống - HS nghe và ghi nhớ. - HS hoàn thành phiếu và trình bày: Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại và phát triển bình thường được. Không có không khí để thực hiện trao đổi khí, động vật sẽ chết ngay. Nước đóng vai trò rất quan trọng, nó chiếm phần lớn khối lượng cơ thể của động vật. Không có thức ăn, động vật sẽ chết vì không có các chất hữu cơ lấy từ thức ăn để đi nuôi cơ thể. Thiếu ánh sáng, động vật sẽ sống yếu ớt, mất dần một số khả năng có thể thích nghi với môi trường. - Động vật cần ánh sáng, không khí, thức ăn, nước uống để sống và phát triển bình thường. - 3 HS đọc, cả lớp đọc thầm. Thứ sáu, ngày 15 tháng 4 năm 2011 Luyện từ và câu (tiết 62) THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU I. MỤC TIÊU. - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời được câu hỏi Ở đâu?); nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III) - Bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2) ; biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước (BT3). - Thêm yêu tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Bảng lớp viết bài tập 1 phần nhận xét và bài 1 phần luyện tập. - Phiếu viết nội dung bài tập 2 và 3 phần nhận xét. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động của GV Hoạt động của HS. 1. Ổn định: 2. KTBC: Thêm trạng ngữ cho câu. - Gọi HS làm bài tập 2 của tiết trước. - GV nhận xét và cho điểm. 3. Dạy bài mới. GTB: Tiết học trước các em đã biết trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có tác dụng xác định thời gian, nơi chốn nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu trong câu. Tiết học hôm nay giúp các em tìm hiểu kĩ về trạng ngữ chỉ nơi chốn. HĐ1: Phần nhận xét. Bài tập 1 và 2. - Cho HS đọc yêu cầu và nội dung. - Nhắc HS tìm thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu, sau đó tìm bộ phận trạng ngữ. Cho HS trình bày, GV nhận xét và chốt lại. - Hỏi: Trạng ngữ chỉ nơi chốn có ý nghĩa gì? Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi nào? HĐ2: Phần ghi nhớ. - Cho HS rút ra ghi nhớ như SGK. - GV chốt lại và ghi bảng. HĐ3: Phần luyện tập. Bài 1. - Cho HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS làm bài vào VBT, 1 HS làm bài trên phiếu. GV chấm bài và sửa bài. Bài 2. - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. GV nhận xét và sửa bài. Bài 3. - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu mỗi HS chọn 1 ý để viết thêm vào chỗ trống, GV phát phiếu cho 4 HS làm bài. Sau đó cho HS trình bày, GV nhận xét và sửa bài. 4. Củng cố - dặn dò. - Cho HS đọc lại ghi nhớ và đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn. - Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian… - Hát đầu giờ. - 2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS nghe và nhắc lại tựa bài. Bài tập 1 và 2. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến, sau đó 1 HS gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong từng câu trên bảng phụ. Cả lớp nhận xét và chốt lại: a/ Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. b/ Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô đổ vào, hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô. Đặt câu: a/ Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu? b/ Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu? - HS nêu: Trạng ngữ chỉ nơi chốn cho ta biết rõ nơi chốn xảy ra sự việc trong câu. Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi Ở đâu? - 3 HS đọc, cả lớp đọc thầm. Bài 1 - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. - HS làm bài và sửa bài: Gạch dưới các trạng ngữ trong câu: a/ Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài. b/ Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội. c/ Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi. Bài 2 - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu: a/ Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình. b/ Trong lớp, em rất chăm chú nghe giảng. c/ Ngoài vườn, hoa đã nở. Bài 3 - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS thêm bộ phận chủ ngữ và vị ngữ cho bộ phận trạng ngữ cho trước. Sau đó nối tiếp nhau đọc câu của mình: a/ Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập. b/ Trong nhà, em bé đang ngủ say. c/ Trên đường đến trường, các bạn nói cười rất vui. d/ Ở bên kia sườn núi, cây cối um tùm. - 3 HS thực hiện. Toán (tiết 155) ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU. - Biết đặt tính và thực hiện tính cộng, trừ các số tự nhiên - Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện.Giải được bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ.Thực hành làm các bài tập 1, 2, 4, 5 - Thêm yêu toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động của GV Hoạt động của HS. 1. Ổn định: 2. KTBC: Ôn tập về STN. - Gọi HS lên bảng viết các số theo yêu cầu của bài tập 3 của tiết trước. - GV nhận xét và cho điểm. 3. Dạy bài mới. GTB: Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về phép cộng và phép trừ các số tự nhiên. HĐ1: Bài 1. (dòng 1 và 2) - Cho HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV nêu từng phép tính, cho HS làm trên bảng con, 1 HS làm trên bảng lớp.GV nhận xét và sửa từng bài. - GV chốt: Ôn phép cộng, trừ các STN. HĐ2: Bài 2. - Cho HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV viết 2 bài lên bảng, gọi HS nêu cách tìm x trong từng trường hợp, sau đó cho 2 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào nháp. GV nhận xét và sửa bài - GV chốt: Tìm thành phần chưa biết của phép tính cộng, trừ. HĐ3: Bài 4 (dòng 1) - Cho HS đọc đề bài. - Gọi HS tiếp nối nhau làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm vào vở. Khuyến khích HS nhẩm trong những trường hợp đơn giản. - GV chốt: Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính nhanh. HĐ4: Bài 5. - Cho HS đọc đề bài. - Yêu cầu Hs tự làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. GV chấm bài và sửa bài. 4. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Ôn tập về các phép tính với STN. - Hát đầu giờ. - 2 HS thực hiện trên bảng, cả lớp nhận xét. - HS nghe và nhắc lại tựa bài. Bài 1. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - HS làm bài và sửa bài: a/ 6195 47836 b/ 5342 29041 + 2785 + 5409 - 4185 - 5987 8980 53245 1157 23054 Bài 2. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS làm bài và sửa bài: a/ x + 126 = 480. b/ x – 209 = 435 x = 480 – 126 x = 435 + 209 x = 354 x = 664 Bài 4 (dòng 1) - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS làm bài và sửa bài: 168 + 2080 + 32 = (168 + 32) + 2080 = 200 + 2080 = 2280. 87 + 94 + 13 + 6 = (87 + 13) + (94 + 6) = 100 + 100 = 200 121 + 85 + 115 + 469 = (121 + 469) + (115 + 85) = 590 + 200 = 790 Bài 5. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS làm bài và sửa bài: Số vở trường Thắng Lợi góp là: 1475 – 184 = 1291 (quyển) Số vở cả hai trường góp được là: 1475 + 1291 = 2766 (quyển). ĐS. 2766 quyển vở. Tập làm văn (tiết 62) LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. MỤC TIÊU - Nhận biết được đoạn văn và ý nghĩa của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1) ; biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn (BT2) - Bước đầu viết được một đoạn văm có câu mở đầu cho sẵn (BT3). - Có ý thức rèn chữ, giáo dục tính thẩm mĩ, trình bày đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Bảng phụ viết các câu văn ở bài tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động của GV Hoạt động của HS. 1. Ổn định: 2. KTBC: LT miêu tả các bộ phận của con vật. - Gọi HS đọc bài tập 3 của tiết trước. - GV nhận xét và cho điểm. 3. Dạy bài mới. GTB: Trong các tiết TLV trước, các em đã học cách quan sát các bộ phận của con vật và tìm những từ ngữ miêu tả làm nổi bật những đặc điểm đó. Tiết này các em sẽ học cách xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả con vật. HĐ1: Bài 1. - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập. - Cho HS đọc lại bài Con chuồn chuồn nước, xác định các đoạn văn và nêu ý chính của từng đoạn. GV nhận xét và chốt lại. HĐ2: Bài 2. - Cho HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV treo bảng phụ, yêu cầu HS xác định thứ tự đúng các câu văn. - GV nhận xét và chốt lại, gọi HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. HĐ3: Bài 3. - Cho HS đọc yêu cầu và gợi ý. - Hướng dẫn để HS hiểu rõ yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS viết đoạn văn vào VBT. GV chấm bài và nhận xét chung. 4. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật. - Hát đầu giờ. - 2 HS thực hiện, cả lớp nhận xét. - HS nghe và nhắc lại tựa bài. Bài 1 - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - HS đọc thầm và hoàn thành bài tập: + Đoạn 1 (Từ đầu … đến như đang còn phân vân): Tả ngoại hình chú chuồn chuồn nước lúc đậu 1 chỗ. + Đoạn 2 (còn lại): Tả chú chuồn chuồn lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên dưới cánh bay của chú chuồn chuồn. Bài 2 - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS phát biểu ý kiến, sau đó 1 HS đánh số thứ tự vào trước các câu văn thành đoạn văn. - HS nghe, sau đó 2 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh: b Con chim gáy hiền lành, béo nục. a Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cố yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm biêng biếc. c Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp. Bài 3 - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - Mỗi HS viết 1 đoạn văn có câu mở đoạn cho sẵn. sau đó nối tiếp nhau đọc đoạnvăn vừa viết. Cả lớp nhận xét và bình chọn: Chú gà trống nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. … Sinh hoạt lớp KÍ DUYỆT TUẦN 31 Tổ trưởng GVCN Ngày … tháng … năm … NGUYỄN NGỌC CẨM Ngày … tháng … năm … LƯU VÂN TIẾN

File đính kèm:

  • docxTuần 31.docx
Giáo án liên quan