Giáo án lớp 4 tuần 3 môn Tập đọc: Thư thăm bạn (tiết 7)

Luyện đọc :

 + Đọc đúng các từ và cụm từ : Quách Tuấn Lương, thiệt thòi, vượt qua, quyên góp, khắc phục, ; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

 + Nhấn giọng ở các cụm từ gợi tả, gợi cảm; giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lượt cướp mất ba.

-Hiểu : +Tác dụng của phần mở bài và kết thúc bức thư.

+Nghĩa các từ : xả thân, quyên góp, khắc phục.

+Tình cảm của người viết thư : thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống.

-Khơi dậy lòng nhân ái, các em có ý thức giúp đỡ bạn trong hoàn cảnh khó khăn.

II.Chuẩn bị : -Giáo viên : tranh ảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt, bảng phụ hướng dẫn luyện đọc.

III.Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định :

 

doc9 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 3 môn Tập đọc: Thư thăm bạn (tiết 7), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ão. Cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin? (lòng biết ơn, sự đồng cảm) +Nêu ý đoạn 3 => Sự đồng cảm của ông lão ăn xin và cậu bé. *Đoạn toàn bài và nêu nội dung chính của bài =>Ca ngợi tấm lòng nhân hậu của cậu bé trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. -1 hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. -Trả lời câu hỏi, bổ sung -Nêu ý 1, nhắc lại. -1 hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. -Trả lời câu hỏi, bổ sung -Giải nghĩa từ -Nêu ý 2, nhắc lại. -1 hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. -Trả lời câu hỏi, bổ sung -Nêu ý 3, nhắc lại. -Đọc bài và nêu ý chính. Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm Mục tiêu : Rèn kĩ năng thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài và lời nói, tính cách của nhân vật -Yêu cầu hs thực hiện : +Đọc nối tiếp theo đoạn =>Theo dõi, hướng dẫn cách đọc +Nêu cách đọc đoạn “Tôi chẳng biết của ông lão” =>Nhận xét -Đọc mẫu +Đọc thể hiện +Luyện đọc theo nhóm bàn, trình bày. -Tổ chức thi đọc diễn cảm phân vai. -Đọc nối tiếp. -Nêu cách đọc. -Theo dõi -Đọc thể hiện. -Luyện đọc theo nhóm. -Thi đọc, nhận xét. 4.Củng cố : -H : Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? -Nhận xét tiết học -Dặn dò : Luyện đọc, tập kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------- Luyện từ và câu : Mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết I.Mục đích, yêu cầu : -Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm Nhân hậu – Đoàn kết. -Rèn kĩ năng vận dụng từ ngữ thuộc chủ đề để điền từ, đặt câu. -Giao dục hs về lòng nhân hậu, tinh thần đoàn kết; sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực bạn yếu hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ, bút dạ để làm bài tập 1. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định : 2.Bài cũ : -Tìm một số từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại? -Tìm một số từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại? 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết b.Nội dung : Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của trò Hướng dẫn học sinh làm bài tập : Bài 1/33 : Tìm các từ ngữ chứa tiếng “hiền”, “ác” -Tổ chức cho học sinh thi theo nhóm 4 Từ chứa tiếng hiền : hiền lành, hiền hoà, hiền hậu, dịu hiền, hiền từ, Từ chứa tiếng ác : hung ác, ác nghiệt, ác ôn, gian ác, độc ác, -Giải nghĩa một số từ Bài 2/33 : Sắp xếp các từ vào ô thích hợp -Yêu cầu hs làm vào vở bài tập + – Nhân hậu nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu, nhân từ tàn ác, hung ác, độc ác, tàn bạo Đoàn kết cưu mang, che chở, đùm bọc bất hoà, lục đục, chia rẽ -Giải nghĩa một số từ hs chưa hiểu Bài 3/33 : Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ. -Yêu cầu hs làm bài vào vở (Đáp án : bụt; đất; cọp; chị em gái) Bài 4/33 : -Hướng dẫn hs tìm hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu thành ngữ. -Yêu cầu hs thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày nghĩa của các câu thành ngữ =>Theo dõi, nhận xét, kết luận : Câu Nghĩa đen Nghĩa bóng Môi hở răng lạnh Môi che chở bên ngoài răng. Môi hở thì răng lạnh. Những người ruột thịt, gần gũi phải che chở, đùm bọc cho nhau. Một người yếu kém hay bị hại thì người khác cũng bị ảnh hưởng. Máu chảy ruột mềm Máu chảy thì đau tận trong ruột gan. Người thân gặp nạn, mọi người khác đều đau đớn. Nhường cơm sẻ áo Nhường cơm cho nhau Giúp đỡ, san sẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. Lá lành đùm lá rách Lấy lá lành bọc lá rách cho khỏi hở. Người khoẻ mạnh giúp người yếu. Người giàu giúp người nghèo. Người may mắn giúp người bất hạnh. -1 hs đọc đề. -Làm bài vào bảng theo nhóm, sửa bài, bổ sung. -Đọc đề. -Làm bài vào vở. -Sửa bài, giải nghĩa từ. -Nêu yêu cầu. -Viết vào vở. -Đọc yêu cầu. -Theo dõi. -Thảo luận nhóm, đại diện nhóm nêu ý nghĩa của câu thành ngữ. -Bổ sung. 4.Củng cố : -Nhắc nhở hs cách xác định nghĩa đen, nghĩa bóng. -Nhận xét tiết học -Dặn dò : Hoàn thành vở bài tập và chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------- Ngày soạn : 22 - 9 - 2006 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2006. Tập làm văn : Viết thư I.Mục đích, yêu cầu : -Học sinh nắm chắc mục đích cơ bản của việc viết thư, nội dung cơ bản và cấu trúc thông thường của một bức thư. -Vận dụng kiến thức đã học để viết bức thư thăn hỏi, trao đổi thông tin. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý bài tập thực hành III.Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định : 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Viết thư. b.Nội dung : Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của trò Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài Mục tiêu : Hs nắm được mục đích viết thư, nội dung và cấu trúc của một bức thư. *Hướng dẫn Nhận xét : -Yêu cầu hs đọc phần Nhận xét và thực hiện : +Đọc lại bài tập đọc “Thư thăm bạn” H : Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? (chia buồn) H : Thư của bạn Lương gửi cho Hồng có những nội dung gì? (lí do, thăm hỏi và động viên Hồng, thông báo tình hình ủng hộ, bày tỏ tình cảm) +Thảo luận nhóm 2 : Người ta viết thư để làm gì? (thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn, bày tỏ tình cảm, ) +Nêu những nội dung cần có của một bức thư (Nêu mục đích, lí do viết thư; Thăm hỏi tình hình người nhận thư; Thông báo tình hình của người viết thư; Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm) H : Một bức thu thường mở đầu và kết thúc như thế nào? Phần mở đầu : địa điểm, thời gian viết thư, lời chào Phần cuối thư : lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn; chữ kí và tên hoặc họ,ï tên +Đọc ghi nhớ. -1 hs đọc yêu cầu. -1 hs đọc bài “Thư thăm bạn”, cả lớp đọc thầm. -Trả lời câu hỏi, bổ sung. -Thảo luận nhóm, trình bày. -Nêu ý kiến cá nhân -Nhắc lại ghi nhớ. Hoạt động 2 : Luyện tập – Thực hành Mục tiêu : Rèn kĩ năng viết thư Bài tập : Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình trường và lớp em hiện nay. -Gợi ý bằng hệ thống câu hỏi và hướng dẫn trình bày một bức thư : (Đề bài yêu cầu viết thư cho ai? Viết thư để làm gì? Trong thư cần xưng hô thế nào? Cần thăm hỏi bạn những gì? Cần kể những gì về tình hình của trường, của lớp hiện nay? Nên chúc bạn và hứa hẹn với bạn điều gì?) -Yêu cầu hs thực hiện : +Viết vào nháp những ý cần viết trong thư. +Trình bày miệng theo ý đã ghi =>Góp ý. +Viết vào vở. -Nêu yêu cầu. -Theo dõi. -Viết ý vào nháp. -1 hs khá giỏi làm mẫu. -Làm bài vào vở. 3.Củng cố : -Nhắc nhở hs những nội dung cần có trong thư và cách trình bày một bức thư -Nhận xét tiết học -Dặn dò : Hoàn thành vở bài tập và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------- Chính tả (Nghe – viết) : Cháu nghe câu chuyện của bà I.Mục đích, yêu cầu : -Học sinh nghe – viết đúng chính tả bài thơ “Cháu nghe câu chuyện của bà”. -Viết đúng chính tả, phân biệt được những tiếng có âm đầu ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã. -Các em có ý thức viết đúng và trình bày sạch đẹp. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Chuẩn bị bài dạy. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định : 2.Bài cũ : Mười năm cõng bạn đi học -Yêu cầu hs viết các từ : quãng đường, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Cháu nghe câu chuyện của bà. b.Nội dung : Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của trò Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết chính tả Mục tiêu : Hs nghe và viết đúng bài viết “Cháu nghe câu chuyện của bà” -Đọc mẫu bài thơ, yêu cầu hs theo dõi SGK và trả lời câu hỏi : H : Bài thơ nói về điều gì? (tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn không biết đường về nhà) -Yêu cầu hs viết các từ (cụm từ) khó : cái gậy, lưng, lạc đường, quê, nhoà. =>Nhận xét, phân tích từ khó. -Nhắc hs cách trình bày bài thơ và tư thế ngồi viết. -Đọc cho hs viết bài thơ với tốc độï vừa phải. -Đọc bài cho hs soát lỗi, yêu cầu hs ghi số lỗi và sửa. -Chấm bài và nhận xét bài viết của hs. -Theo dõi, đọc thầm và trả lời câu hỏi. -1 hs viết trên bảng, hs dưới lớp viết vào nháp -Chuẩn bị viết bài. -Nghe đọc và viết bài. -Soát lỗi, thống kê và sửa lỗi sai. Hoạt động 2 : Hướng dẫn chính tả âm, vần Mục tiêu : Rèn kĩ năng phân biệt những tiếng có âm đầu ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã Bài 2a/16 : Điền vào chỗ trống ch hay tr -Yêu cầu hs làm bài vào vở bài tập. Các chữ cần điền : tre, chịu, Trúc, cháy, Tre, tre, chí, chiến. =>Giảng : “trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng” – thân tre, thân trúc đều có đốt. Dù trúc, tre bị thiêu cháy thì đốt của nó vẫn giữ nguyên dáng thẳng như trước. Đoạn văn ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất, là bạn của con người. -Nêu yêu cầu. -Làm bài vào vở. -Nghe giảng. 4.Củng cố : -Yêu cầu hs viết lại một số từ viết sai nhiều trong bài -Nhận xét tiết học - Dặn dò : Luyện viết ở nhà và chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctv 03.doc
Giáo án liên quan