Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Đặng Thị Hồng Anh

Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài

- Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn

- Nắm được tác dụng của phần mở đầu & phần kết thúc bức thư.

2.Kĩ năng:

- Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất cha. Đọc đúng: xúc động, hy sinh, lũ lụt, vượt qua.

3. Thái độ:

 

doc41 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Đặng Thị Hồng Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu lại ý chính của 1 bức thư có mấy phần. TOÁN Tiết 15: VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về: Đặc điểm của hệ thập phân Sử dụng 10 kí hiệu (chữ số) để viết số trong hệ thập phân. Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong một số cụ thể. 2.Kĩ năng: HS nêu được vài đặc điểm của hệ thập phân HS biết cách viết số trong hệ thập phân II.CHUẨN BỊ: VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 phút 5 phút 15 phút 15 phút 5 phút 1 phút Khởi động: Bài cũ: Dãy số tự nhiên Nêu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên? -GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân GV đưa bảng phụ có ghi bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ trống: 10 đơn vị = . Chục 10 chục = .. trăm .. trăm = .. 1 nghìn Nêu nhận xét về mối quan hệ đơn vị, chục , trăm, nghìn trong hệ thập phân (GV gợi ý: Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị của một hàng hợp thành mấy đơn vị của hàng trên tiếp liền nó?) GV chốt GV nhấn mạnh: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liên tiếp nó. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của viết số trong hệ thập phân Để viết số trong hệ thập phân có tất cả mấy chữ số để ghi? Nêu 10 chữ số đã học? (yêu cầu HS viết & đọc số đó) GV nêu: chỉ với 10 chữ số 0, 1 , 2, 3 , 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9. ta có thể viết được mọi số tự nhiên Yêu cầu HS nêu ví dụ, GV viết bảng GV đưa số 999, chỉ vào chữ số 9 ở hàng đơn vị & hỏi: giá trị của chữ số 9? (hỏi tương tự với các số 9 còn lại) GV đọc số yêu cầu HS viết bảng con. + Hai nghìn không trăm linh năm. + Sáu trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm tám mươi ba. Phụ thuộc vào đâu để xác định được giá trị của mỗi chữ số? GV kết luận: Trong cách viết số của hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài và làm bài vào vở nháp – đổi chéo vở kiểm tra nhau. GV kiểm tra một số cặp – nhận xét. Bài tập 2: Viết mỗi số dưới dạng tổng GV lưu ý HS trường hợp số có chứa chữ số 0 GV chấm một số vở – nhận xét. Bài tập 3: Bài tập yêu cầu ta làm gì? Giá trị của mỗi chữ số trong mỗi số phụ thuộc vào đâu? GV treo bảng phụ –tổ chức cho HS thi đua. GV cùng HS cả lớp sửa bài nhận xét. Củng cố Thế nào là hệ thập phân? Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi? Giá trị của mỗi số phụ thuộc vào đâu ? Dặn dò: Chuẩn bị bài: So sánh & xếp thứ tự các số tự nhiên 2HS lên bảng nêu. HS cả lớp theo dõi - nhận xét HS làm bài tập 10 đơn vị = 1 Chục 10 chục = 1 trăm 10 trăm = 1 nghìn Trong hệ thập phân cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó. Vài HS nhắc lại 10 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. HS nêu ví dụ Chữ số 9 ở hàng đơn vị có giá trị là 9; chữ số 9 ở hàng chục có giá trị là 90; chữ số 9 ở hàng trăm có giá trị là 900. Vài HS nhắc lại. HS viết bảng con + 1 HS lên bảng lớp viết. 2005 685 402 783. Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. HS nhắc lại 1HS lên bảng làm bài + cả lớp làm bài vào vở nháp. Từng cặp HS đổi chéo vở kiểm tra kết quảcho nhau. HS đọc yêu cầu bài -nêu lại mẫu và làm bài vào vở. 387 = 300 + 80 + 7 873 = 800 + 70 + 3. 4 738 = 4 000 + 700 + 30 + 8 10 837 = 10 000 + 800 + 30 +7. HS đọc yêu cầu bài . Ghi giá trị chữ số 5 trong mỗi số trong bảng sau: - .giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. Số 45 57 561 5824 5842769 Giá trị chữ số 5 5 50 500 5000 5000000 Một số HS trả lời HS khác nhận xét KHOA HỌC Tiết 6: VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Kiến thức - Kĩ năng: Sau bài học, HS có thể: Nói tên & vai trò của các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng & chất xơ. Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng & chất xơ. Thái độ: Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những điều đã học được vào cuộc sống. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK Giấy khổ to; bút viết & phấn đủ dùng cho các nhóm III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 12’ 15’ 5’ Khởi động Bài cũ: Vai trò của chất đạm & chất béo Nêu vai trò của chất đạm đối với cơ thể? Nêu vai trò của chất béo đối với cơ thể? GV nhận xét -ghi điểm 3 .Bài mới: Giới thiệu bài :Bài học hôm nay các em tìm hiểu về nguồn gốc của Vi-ta- min, chất khoáng, chất xơ. Vai trò của chúng đối với cơ thể. GV ghi tựa bài Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng & chất xơ Mục tiêu: HS kể tên một số loại thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng & chất xơ. Nhận ra nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng & chất xơ. Cách tiến hành: Bước 1: GV tổ chức & hướng dẫn GV chia lớp thành 4 nhóm phát phiếu cho từng nhóm- quy định thời gian(10’) GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện các yêu cầu vào bảng phụ, nhóm nào hoàn thành sớm nhất nhóm đó thắng cuộc. Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Trình bày GV tuyên dương nhóm thắng cuộc Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của vi-ta-min, chất khoáng & chất xơ Mục tiêu: HS nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng & chất xơ. Cách tiến hành: GV đặt câu hỏi: Kể tên một số vi-ta-min mà em biết. Nêu vai trò của vi-ta-min đó Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min đối với cơ thể? Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể? - Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn thức ăn có chứa nhiều chất xơ? Hằng ngày, chúng ta cần uống khoảng bao nhiêu lít nước? Tại sao cần uống đủ nước GV Kết luận 4 . Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Chuẩn bị bài: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? Hát - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. HS cả lớp theo dõi- nhận xét HS chú ý lắng nghe. HS nhắc lại tựa. Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trên Bảng phụ: Thức ăn Nguồn gốc ĐV Nguồn gốc TV Vi-ta-min Chất khoáng Chất xơ Rau cải Trứng Cà rốt Chuối Sữa Cam Thịt Dầu ăn Cá x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình & tự đánh giá trên cơ sở so sánh với sản phẩm của nhóm bạn HS cả lớp theo dõi trả lời Vi-ta-min là những chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể (như chất đạm) hay cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động (như chất bột đường) nhưng chúng lại rất cần cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu vi-ta-min cơ thể sẽ bị bệnh. Một số chất khoáng như sắt, can-xi tham gia vào việc xây dựng cơ thể. Một số chất khoáng khác cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ để tạo ra các men thúc đẩy & điều khiển các hoạt động sống. Nếu thiếu các chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh: + Thiếu sắt gây thiếu máu. + Thiếu can-xi ảnh hưởng đến hoạt động của cơ tim, khả năng tạo huyết & đông máu, gây loãng xương ở người lớn. + Thiếu i-ốt gây bướu cổ. Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá qua việc tạo thành phân, giúp cơ thể thải được các chất cặn bã ra ngoài. Hằng ngày, chúng ra cần uống khoảng 2 lít nước. Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể. Nước còn giúp cho việc thải các chất thừa, chất độc hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy, hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước. 3 HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 15 SGK. HS nhận xét tiết học. SINH HOẠT ĐÁNH GIÁ TUẦN 3 I. Mục tiêu: Đánh giá tình hình học tập, các hoạt tập trong tuần qua. Nêu kế hoạch thực hiện trong tuần tới. Nội dung: Đánh giá công tác tuần qua: Đa số HS đi học đều, làm bài, học bài đầy đủ. Có ý thức VS trường, lớp, cá nhân, chăm sóc bảo vệ cây xanh. Chấp hành tốt luật giao thông, không còn HS đi xe máy đến lớp. Đã tham dự đại hội chi đội mẫu lớp Năm 1 ngày 14/ 9/ 2007. Đã phát đầy đủ ĐDHT do dự án cấp cho HS. Tồn tại: HS còn quên sách,vở ở nhà ít phát biểu ý kiến xây dựng bài. Sách vở đồ dùng học tập chưa đầy đủ. Còn một số HS chưa chăm chỉ học bài và làm bài: Công, Thương. Tý, Thu. 2. Kế hoạch tuần tới: Tiến hành đại hội chi đội nộp biên bản lên Tổng phụ trách. Tham gia đại hội liên đội cử 5 đội viên tham dự. Tiếp tục duy trì tốt các nề nếp học tập. Tăng cường ôn tập, kiểm tra bảng nhân, chia. Nhắc nhở HS giữ vệ sinh, chấp hành tốt luật giao thông. Nhắc nhở HS đóng các khoản thu đầu năm. Soạn xong tuần 3 Khối trưởng kí duyệt Ngày 11/ 09/ 2007. Đặng Thị Hồng Anh Hà Thị Sĩ

File đính kèm:

  • doctuan 3.doc