Giáo án lớp 4 tuần 28 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

ÔN TẬP TIẾT 1.

I. MỤC TIÊU.

 - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng / phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

 - Ôn tập tốt chuẩn bị kiểm tra giữa HKII.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

 - 17 tờ phiếu ghi tên 17 bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

 

 

docx45 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3816 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 28 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh động dũng cảm, xả thân cứu sẻ con của sẻ mẹ. - Con sẻ mẹ, sẻ con - Nhân vật “tôi” - Con chó săn 4. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài ôn tập tiếp theo. KẾ HOẠCH BÀI DẠY - Họ và tên: LƯU VÂN TIẾN - GV dạy lớp: 4G - Ngày soạn:20/03/2012 - Ngày dạy: Thứ sáu – 23/03/2012 - Môn: Tập làm văn - Tuần: 28 - Tiết PPCT: 56 - Bài dạy: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II (VIẾT) -------------------------------------------------------- KẾ HOẠCH BÀI DẠY - Họ và tên: LƯU VÂN TIẾN - GV dạy lớp: 4G - Ngày soạn:20/03/2012 - Ngày dạy: Thứ sáu – 23/03/2012 - Môn: Toán - Tuần: 28 - Tiết PPCT: 140 - Bài dạy: LUYỆN TẬP. I. MỤC TIÊU - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. - Thực hành làm các bài tập: 1, 2, 3, 4 - Thêm yêu toán học II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động dạy Hoạt động học. 1.Ổn định: 2.KTBC: Luyện tập. - Cho HS sửa bài tập 2 của tiết trước - GV nhận xét và cho điểm. 3. Dạy bài mới. GTB: Trong giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục làm các bài toán về Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. HĐ1:Bài 1. - Cho HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS tìm số phần của đoạn dây thứ nhất và đoạn dây thứ hai, sau đó gọi 1 HS tóm tắt và giải bài toán trên bảng lớp, cả lớp làm vào nháp. GV nhận xét và sửa bài. ?m Đoạn 2 28m Đoạn 1 ?m HĐ2:Bài 2. - Cho HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS tìm số phần của số bạn trai và số bạn gái, sau đó gọi 1 HS tóm tắt và giải bài toán trên bảng lớp, cả lớp làm vào nháp. GV nhận xét và sửa bài. ?bạn Trai 12 bạn Gái ?bạn HĐ3:Bài 3. - Cho HS đọc đề bài. - Cho HS thảo luận để tìm ra số phần của số lớn và số bé, sau đó GV tóm tắt trên bảng, cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. GV chấm bài và sửa bài:Vì số lớn giảm 5 lần thì bằng số bé nên ta có số lớn gấp 5 lần số bé. Ta có sơ đồ sau : Số bé 72 Số lớn ? HĐ4:Bài 4. - Cho HS đọc đề bài. - Gọi HS giỏi dựa vào tóm tắt trong bài để nêu đề bài toán. Sau đó cho HS làm bài vào vở. GV chấm bài và sửa bài. ?l Thùng 1 180l Thùng 2 ?l 4.Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài :Luyện tập. - Hát đầu giờ - 1 HS thực hiện trên bảng, cả lớp nhận xét. - HS nghe và nhắc lại tựa bài. Bài 1. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - HS làm bài và sửa bài: Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 3 = 4 (phần). Đoạn dây thứ hai dài là: 28 : 4 = 7 (m) Đoạn dây thứ nhất dài là: 28 – 7 = 21 (m) ĐS. Đoạn 2 dài 7m; Đoạn 1 dài 21m. Bài 2 - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - HS làm bài và sửa bài: Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 2 = 3 (Phần). Số bạn trai là: 12 : 3 x 1 = 4 (bạn) Số bạn gái là: 12 – 4 = 8 (bạn) ĐS: 4 bạn trai; 8 bạn gái. Bài 3 - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - HS làm bài và sửa bài: Giải Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 5 = 6 (phần) Số bé là: 72 : 6 x 1 = 12 Số lớn là: 72 – 12 = 60. ĐS. Số bé: 12; Số lớn: 60. Bài 4 - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - HS làm bài và sửa bài: Tổng sô phần bằng nhau là: 1 + 4 = 5 (phần) Số lít dầu thùng 1 là: 180 : 5 x 1 = 36 (l) Số lít dầu thùng 2 là: 180 – 36 = 144 (l) ĐS. Thùng I: 36l; Thùng II: 144l KẾ HOẠCH BÀI DẠY - Họ và tên: LƯU VÂN TIẾN - GV dạy lớp: 4G - Ngày soạn:20/03/2012 - Ngày dạy: Thứ sáu – 23/03/2012 - Môn: Lịch sử - Tuần: 28 - Tiết PPCT: 28 - Bài dạy: NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG (NĂM 1786). I. MỤC TIÊU - Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786): + Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786) + Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó. Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước. - Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước. - Có ý thức noi gương truyền thống hào hùng của dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động dạy Hoạt động học. 1. Ổn định: 2. KTBC: Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII. - Cho HS trả lời 2 câu hỏi sau bài. - GV nhận xét và cho điểm. 3. Dạy bài mới. - Hát đầu giờ - 2 HS trả lời, cả lớp theo dõi. GTB: Chúng ta đã biết kết cục đau thương của chiến tranh Trịnh – Nguyễn: đất nước bị chia cắt hơn 200 năm. Trong hơn hai thế kỉ đó, chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng Trong luôn tìm cách vơ vét, bóc lột của cải của nhân dân, khiến cho đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ. Căm phẫn với ách thống trị bạo ngược của các tập đoàn phong kiến, năm 1777, tại Tây Sơn, 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ đã phất cờ khởi nghĩa. Đến năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được toàn bộ vùng đất Đàng Trong. Thừa thắng, nghĩa quân tiếp tục vượt sông Gianh tiến ra Bắc, lật đổ chúa Trịnh. Bài học hôm nay giúp các em hiểu về cuộc tiến quân ra Bắc ấy. HĐ1: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh. - GV dựa vào lược đồ trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long: Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn (1777), đánh đuổi quân xâm lược Xiêm (1785), nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long tiêu diệt chính quyền họ Trịnh. HĐ2: Diễn biến khởi nghĩa Tây Sơn. - Yêu cầu HS đọc trong SGK, hỏi: + Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì? + Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào? + Sau khi triệu tập quần thần bàn kế giữ thành, thái độ của chúa Trịnh và bầy tôi thế nào? + Những sữ việc nào cho thấy Trịnh và bầy tôi chủ quan và xem thường lực lượng của nghĩa quân Tây Sơn? + Cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân tây Sơn diễn ra như thế nào? + Khi nghĩa quân tiến vào Thăng Long, quân Trịnh chống đỡ thế nào? - GV chốt lại các câu trên và cho HS thuật lại diễn biến nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. HĐ3: Kết quả và ý nghĩa. - Hỏi: Kết quả của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long tiêu diệt họ Trịnh ra sao? - Cuộc khởi nghĩa thành công mang lại ý nghĩa gì? - GV kết luận: Nguyễn Huệ được nhân dân ta gọi là “Người anh hùng áo vải” vì vào mùa xuân năm 1771, ông dựng lá cờ nghĩa bằng vải lụa đỏ với khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” được truyền đi khắp nơi. Các đều hăng hái tham gia. Từ cuộc khởi nghĩa này, ông trở thành lãnh tụ kiệt xuất của phong trào nông dân thế kỷ XVIII và cũng trở thành người anh hùng dân tộc vĩ đại. 4.Củng cố - dặn dò. - Cho HS đọc bài học trong SGK. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Quang Trung đại phá quân Thanh. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi: + Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long lật đổ chính quyền họ Trịnh. + Trịnh Khải đứng ngồi không yên, quân tướng sợ hãi lo cất giấu tiền của, đưa vợ con đi trốn. + Rất chủ quan và xem thường lực lượng của nghĩa quân Tây Sơn. + Một viên tướng quả quyết… ; Một viên tướng khác thề với chúa Trịnh … ; Trịnh Khải ra lệnh dàn binh đợi nghĩa quân đến. + Nghĩa quân Tây Sơn tiến nhanh như vũ bão về phía Thăng Long. + Chúng không kịp chống đỡ. Khi Trịnh Khải ra lệnh thúc quân đánh trả, các tướng sĩ nhìn nhau không dám tiến mà quay đầu bỏ chạy. - 2 HS thuật lại, cả lớp nghe và nhận xét, bổ sung. - Kết quả: Quân Trịnh đại bại, Trịnh Khải bỏ chạy bị dân bắt trói nộp cho quân Tây Sơn. Cuộc khởi nghĩa thành công. - Ý nghĩa: Chấm dứt thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh, mở đầu cho việc thống nhất lại giang sơn đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt. - HS nghe và ghi nhớ. - 3 HS đọc, cả lớp đọc thầm. SINH HOẠT LỚP- TUẦN 28 I. Nội dung: - Chủ điểm: - Kiểm điểm việc học tuần 28 và nêu phương hướng học tập tuần 29. II. Tiến trình: 1. Ổn định: Hát đầu giờ 2. Kiểm điểm công việc trong tuần 28(từ 19/03 đến 23/03/2012) - Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt lớp. - Tổ trưởng và Đội Sao Đỏ báo cáo kết quả thi đua các tổ qua các mặt GD sau: a/ Đạo đức b/ Học tập c/ Lao động vệ sinh d/ Phòng chóng TNGT, TNTT. - Lớp trưởng nhận xét: Tuyên dương tổ thực hiện tốt các nề nếp, nhắc nhở tổ thực hiện chưa tốt. Xếp hạng thi đua giữa các tổ. - GV nhận xét chung, tuyên dương những cá nhân thực hiện tốt các nề nếp.Nhắc nhở HS thực hiện đúng nội quy qui định của trường, lớp. Chấn chỉnh lại những việc HS còn sai phạm nhiều, thực hiện chưa tốt nội quy lớp để tuần sau được tốt hơn. 3. Kế hoạch tuần 29. - Chủ điểm: - Học chương trình tuần 29 theo PPCT(Từ 26/03 đến 30/03/2012). a/ Đạo đức: + Thực hiện nội quy trường lớp. + Có ý thức bảo vệ tài sản chung của nhà trường. + Không nói tục, chửi thề, gây sự với bạn. + Nói chuyện trong giờ học. + Nghiêm túc xếp hàng ra vào lớp. + Nghỉ học phải xin phép có chữ kí của cha mẹ HS. b/ Học tập: + Vào lớp thuộc bài, chép bài đầy đủ. + Ghi chép bài đúng vở quy định, bao bìa dán nhãn cẩn thận, giữ gìn vở sạch chữ đẹp. + Tham gia tập thể dục, múa sân trường nghiêm túc. + Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh. c/ Lao động vệ sinh: + Tham gia lao động tập thể theo sự phân công của nhà trường. + Tổ trực phải châm nước trầu bà. + Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đồng phục đến lớp được giặt ủi cẩn thận. + Đầu tóc gọn gàng, tay chân luôn sạch sẽ, mang dép có quay hậu. + Đi tiêu tiểu đúng nơi quy định, phải dội nước và khóa nước sau khi đi vệ sinh. + Không xả rác trong lớp, sân trường, bỏ rác đúng nơi quy định. d/ Phòng chóng TNGT, TNTT: + Đi đường không chạy giỡn, xô đẩy, qua đường đúng phần đường dành cho người đi bộ và theo tín hiệu đèn giao thông. Không chạy xe lạng lách ngoài đường. + Không được trèo cây, chạy nhảy trên bàn học, xô đẩy khi lên xuống cầu thang. + Giáo dục môi trường, năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua nội dung bài dạy và hoạt động ngoài giờ lên lớp. 4. Trò chơi - Tổ chức cho HS thi đố vui giữa các tổ. - GV nhận xét và tuyên dương tinh thần vui chơi lành mạnh và có những câu đố hay. KÍ DUYỆT - TUẦN 28 Tổ trưởng GVCN Ngày 19 tháng 03 năm 2012 NGUYỄN NGỌC CẨM LƯU VÂN TIẾN

File đính kèm:

  • docxTUAN 28.docx
Giáo án liên quan