Giáo án lớp 4 Tuần 26 – Năm học: 2013 - 2014 - Chu Thị Anh Đào

- Biết sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong:

+ Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn tổ chức khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong. Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và ĐB

sông Cửu Long.

+ Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng hoang hoá, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.

- Dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 26 – Năm học: 2013 - 2014 - Chu Thị Anh Đào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Học làm bảng phụ – Giáo viên, học sinh nhận xét a) x + = + = = b) + x = + = c) - : = -= . Bài 4: - Một HS đọc bài toán. - Học sinh nêu cách làm - Học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ - Học sinh - giáo viên chữa bài Giải: Số phần bể đã có nước là: + = (bể) Số phần còn lại chưa có nước là: 1 - = (bể) Đáp số (bể) Bài 5: Dành cho HS khá giỏi. - Một HS đọc bài toán. - Học sinh nêu cách làm bài - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm: Tìm số cà phê lấy ra lần sau; số cà phê lấy ra cả hai lần; tìm số cà phê còn lại trong kho. - Học sinh – giáo viên chữa bài Giải: Số ki-lô-gam cà phê lấy ra lần sau là: 2710 x 2 = 5420 (kg) Số ki-lô-gam cà phê lấy ra cả hai lần là: 2710 + 5420 = 8130 (kg) Số ki-lô-gam cà phê còn lại trong kho là: 23450 – 8130 = 15320 (kg) Đáp số: 15320 kg cà phê 3.Củng cố - dặn dò: (2p) GV chấm một số vở. Nhận xét tiết học. Địa lí Dải đồng bằng duyên hải miền Trung I. Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của ĐB DH miền Trung: + Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá. + Khí hậu: Mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh. - Chỉ được vị trí ĐB DH miền Trung trên bản đồ tự nhiên Việt Nam. HS khá giỏi: + Giải thích vì sao các ĐB DH miền Trung thường nhỏ và hẹp: do núi lan ra sát biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng. + Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã. II. Đồ dùng dạy học Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung. III. Hoạt động dạy - học 1.Giới thiệu bài: (2p) 2.Bài mới: (28p) Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và nhóm 2, 3 HS: - GV treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, xác định dải đồng bằng duyên hải miền Trung. - GV yêu cầu các nhóm HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về tên, vị trí, độ lớn của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung. - HS trình bày. GV bổ sung. - Một số HS nhắc lại đặc điểm của dải đồng bằng duyên hải miền Trung. - GV cho HS xem một số ảnh về đầm, phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung và giới thiệu những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam. - GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ hình 1 của bài theo yêu cầu trong SGK - GV giải thích vai trò “bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã, nói thêm về đường giao thông qua đèo Hải Vân. - GV nói thêm về sự khác biệt khí hậu giữa phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã. - GV nói thêm về gió tây nam. * Tổng kết bài: GV yêu cầu HS: - Sử dụng lược đồ duyên hải miền Trung chỉ và đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung. - Nhận xét về đặc điểm của dải đồng bằng duyên hải miền Trung và đặc điểm khí hậu nơi đây. 3. Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét tiết học Đạo đức Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 1) I. Mục tiêu - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo. - Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng. - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia. KNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo. II. Đồ dùng dạy học Thẻ màu cho mỗi HS. III. Hoạt động dạy- học Giới thiệu bài: (1p) Bài mới: (32p) Hoạt động 1: Hoạt động nhóm (thông tin trang 37): GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi 1, 2. Các nhóm HS thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp trao đổi, tranh luận. GV kết luận: Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần thông cảm, chia sẻ với họ, quyên góp tiền để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (BT1 SGK) GV giao cho từng nhóm HS thảo luận BT. Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV kết luận: - Việc làm trong các tình huống (a), (c) là đúng. - Việc làm trong các tình huống (b), (d) là sai. Họat động 3: Bày tỏ ý kiến (BT3 SGK). GV nêu từng ý kiến. HS suy nghĩ, giơ thẻ theo quy ước. GV KL: ý kiến (a): đúng; ý kiến (b): sai; ý kiến (c): sai; ý kiến (d): đúng GV mời 1- 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK. Củng cố, dặn dò: (2p) * Hoạt động nối tiếp: - Tổ chức cho HS tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện: Quyên góp tiền giúp đỡ bạn nghèo trong lớp. - Về tìm một số câu ca dao tục ngữ, truyện, tấm gương nói về hoạt động nhân đạo. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp cuối tuần I. Mục tiêu - Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 26 - Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 27 II. Hoạt động dạy - học * Hoạt động 1: Nhận xét tuần 26. - Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần. GV nhận xét bổ sung. + Nhận xét về học tập: - Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập. - Học bài cũ, bài mới, sách vở, đồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài .... + Nhận xét về các hoạt động khác. - Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản .... + Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần. + GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ và tuyên dương một số em trong lớp. * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 27: - GV đưa ra 1 số kế hoạch hoạt động: + Về học tập. + Về lao động. + Về hoạt động khác. - Tập trung ôn tập củng cố kiến thức và thi định kì ngày 20, 21/3 - Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp. Buổi chiều Luyện viết Thắng biển I. Mục tiêu Giúp HS viết đúng đoạn 1,2 bài Thắng biển Học sinh sửa các lỗi mắc phải khi viết chữ hoa II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Hoạt động dạy học Hướng dẫn viết (30p) Gọi hai HS đọc đoạn cần viết trong bài. Lớp theo dõi. Giáo viên hỏi: Nội dung của đoạn 1, đoạn 2 là gì? Học sinh trả lời: Cho HS tìm những từ ngữ khó viết, luyện viết nháp. GV nêu ra một số từ ngữ: Dữ dội, mênh mông, giận dữ .... HS luyện viết các từ trên. GV nhận xét, sửa sai. Lưu ý học sinh viết các chữ hoa Luyện viết: GV đọc cho HS viết. HS viết và khảo bài. Hai HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau và khảo bài. GV chấm một số vở, sửa sai cho HS. Nêu nhận xét chung. Củng cố, dặn dò: (5p) GV nhận xét tiết học. Luyện tiếng việt: (LTVC) Luyện chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? I. Mục tiêu Luyện cho HS đặt câu kể Ai là gì?, tìm chủ ngữ trong câu đó. Luyện viết đoạn văn. II. Đồ dùng dạy học Phiếu bài tập, bảng phụ III. Hoạt động dạy học Ôn tập (5p) Câu kể Ai là gì? gồm có mấy bộ phận? Là những bộ phận nào? HS nêu: Gồm 2 bộ phận, là chủ ngữ và vị ngữ. Hướng dẫn HS làm BT (27p) Bài 1: Tìm câu kể Ai là gì? Có trong đoạn văn và gạch chân dưới bộ phận vị ngữ Ngày xưa, có một người chẳng may vợ chết sớm, phải đi bước nữa. Ông sinh được hai người con. Văn Linh là con người vợ đầu. Còn Văn Lang là con người vợ sau. Lớn lên, mỗi người con theo một nghề. Nghề của Văn Lang là làm ruộng. Còn theo nghiệp đèn sách là Văn Linh. - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Học sinh làm bài vào phiếu bài tập - Học sinh trả lời miệng – học sinh nhận xét - Giáo viên chữa bài. Bài 2: Em hãy đặt 3 câu kể Ai là gì? - HS tự làm bài. GV theo dõi. - Gọi một số HS đọc câu mình vừa đặt. GV và lớp nhận xét. - Cho HS nêu các bộ phận chủ ngữ trong câu. Bài 3: Viết một đoạn văn kể về những người bạn thân của em trong đó có sử dụng các câu kể Ai là gì? - Gọi 1 hoặc 2 HS đọc lại đề bài. - GV nhấn mạnh cho HS những điểm cần lưu ý trong yêu cầu bài. - HS thực hành viết đoạn văn. GV theo dõi, hướng dẫn cho những HS còn lúng túng đồng thời phát hiện bài viết tốt. - Mời một số HS đọc đoạn văn của mình. - Lớp và GV nhận xét, bình chọn những bài viết hay nhất, tuyên dương trước lớp. Bổ sung những đoạn viết chưa hoàn chỉnh. Bài 4 (khá, giỏi làm thêm): Dùng các từ ngữ dưới đây để đặt câu kể Ai là gì? a, là vựa lúa lớn nhất nước ta. b, là ca sĩ nhí c, là sứ giả của bình minh d, là loài chim đẹp nhất trong vương quốc các loài chim - HS làm bài vào vở, GV theo dõi. - 2 hs lên bảng làm. Chữa bài. chấm bài một số em Củng cố, dặn dò (3p): GV nhận xét tiết học. Tiếng anh Thầy Hòa dạy Luyện câu kể Ai là gì? I. Mục tiêu - Tiếp tục luyện tập về câu kể Ai là gì? . Tìm được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, xác định được bộ phận VN trong các câu đó. - Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì? II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Hoạt động dạy học 1: Củng cố kiến thức (7p) ? Nêu tác dụng của câu kể Ai là gì? (giới thiệu, nhận định). Nêu ví dụ minh hoạ? ? Câu kể Ai là gì? gồm mấy bộ phận, đó là những bộ phận nào? (gồm 2 bộ phận: CN và VN) ?VN trả lời cho câu hỏi nào? VN thường do từ loại nào tạo thành? ? CN và VN được nối với nhau bởi từ nào? 2: Luyện tập (25p) Bài 1: a, Tìm câu kể Ai là gì? trong các câu sau (đánh dấu nhân trước câu đó ) b , Nêu tác dụng của mỗi câu c , Tìm VN của mỗi câu vừa tìm đợc Chúng em / là học sinh trường tiểu học. Đây/ là ngôi trờng mới của chúng em. Cảnh biển buổi sáng thật huy hoàng. Xa xa, đàn cò trắng đang bay. Mẹ em / là cô giáo. HS thảo luận theo cặp làm bài vào vở. Một số em đọc kết quả. Cả lớp nhận xét. Lời giải: Câu 1, 2. 5 là câu kể Ai là gì? Bài 2: Dùng các từ ngữ dưới đây để đặt câu kể Ai là gì? a, là vựa lúa lớn nhất nước ta. b, là ca sĩ nhí c, là sứ giả của bình minh d, là loài chim đẹp nhất trong vương quốc các loài chim - HS làm bài vào vở, GV theo dõi. - 2 hs lên bảng làm. Chữa bài. chấm bài một số em Bài 3 (Dành cho hs khá, giỏi) Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại và hai từ ghép có nghĩa tổng hợp, một từ láy từ mỗi tiếng sau : nhỏ, sáng , lạnh - HS tự làm bài vào vở. Bài làm Nhỏ: nhỏ xíu, nhỏ tí; nhỏ bé, nhỏ xinh; nhỏ nhắn Lạnh: lạnh ngắt, lạnh tanh; lạnh giá, lạnh buốt; lạnh lẽo Sáng: sáng choang, sáng rực, sáng trong, sáng chói, sáng sủa. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (3p) Tổng kết giờ học

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 26.doc
Giáo án liên quan