Giáo án Lớp 4 Tuần 25 Trường Tiểu học “B” Long Giang 1

- Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh hãy viết ,vẽ, hoạt kể về một công viểctong tương lai mà em thích

 +Đó là công việc hay nghề nghiệp gì ?

 +Lí do em thích công việc hay nghề nghiệp đó

 +Để thực hiện được ước mơ của minh ngay từ bây giờ em cần thực hiện những công việc gì?

- Giáo viên sẽ đưa ra 3 ô chữ nội dung có liên quan đến một số câu tục ngữ hoạt những câu thơ mỗi dãy sẽ tham gia đoán ô chữ

 

doc37 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1821 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 25 Trường Tiểu học “B” Long Giang 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhắc nhở: Các em nhớ khi xới cố gắng không làm gãy cây hoặc làm cây bị sây sát. Kết hợp xới đất và vun gốc, xới nhẹ trên mặt đất và vun đất vào gốc nhưng không vun quá cao làm lấp thân cây. * Hoạt động 2: HS thực hành chăm sóc rau, hoa - Chăm sóc cây rau, hoa bao gồm những công việc nào? - Nêu mục đích các công việc chăm sóc rau, hoa? (HS TB) - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/65 - Kiểm tra sự chuẩn bị lao động của hs - Giao nhiệm vụ thực hành - Quan sát, uốn nắn những sai sót của hs và nhắc nhở các em đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh khi làm xong * Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập - Y/c hs tự đánh giá công việc thực hành. - Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của hs C/ Củng cố, dặn dò: - Khi thực hiện các công việc chăm sóc rau, hoa các em cần chú ý điều gì? - Tại sao phải thường xuyên tưới nước, làm cỏ và vun xới đất cho rau, hoa? - Về nhà thực hành các công việc chăm sóc rau, hoa đúng kĩ thuật. - Bài sau: Bón phân cho rau, hoa. - 2 hs trả lời 1) Cung cấp nước, giúp cho hạt nảy mầm, hòa tan các chât dinh dưỡng trong đất cho cây hút và giúp cây sinh trưởng phát triển thuận lợi. 2) Giúp cho cây đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng. - Lắng nghe - Quan sát - Đất khô, đất ẩm, tơi xốp - Do đất bị dí chặt do mưa và tưới nước liên tục lâu ngày không được xới lên, đất khô do không tưới nước. - Làm cho đất tơi xốp, có nhiều không khí. - Giữ cho cây không đổ, rễ cây phát triển mạnh. - Lắng nghe - Dùng cuốc hoặc dầm xới, vừa thực hiện xới đất vừa vun đất vào gốc cây. - Quan sát - Ghi nhớ - tỉa cây, tưới nước, làm cỏ, vun xới - Tỉa cây, làm cỏ giúp cho cây đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng, tưới nước giúp cho cây hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất, vun xới làm cho đất tơi xốp, có nhiều không khí. - Vài hs đọc to trước lớp. - Nhóm trưởng báo cáo - Thực hành trong nhóm - HS thu dọn dụng cụ, cỏ dại và vệ sinh dụng cụ, chân ta khi làm xong - HS đánh giá theo các tiêu chuẩn: + Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ + Thực hiện đúng thao tác kĩ thuật. + Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao, đảm bảo thời gian qui định. - Khi tưới nước phải tưới đều, không để nước đọng; khi tỉa cây chỉ nhổ cây cong queo, gầy yếu; khi làm cỏ nên nhổ nhẹ nhàng; khi xới đất phải xới nhẹ và không nên vun đất quá cao. - Để cung cấp cho cây đủ các điều kiện giúp cây phát triển tốt và cho năng suất cao. ________________________________________ Môn: Mĩ thuật ________________________________________ Môn: TOÁN Tiết 125: PHÉP CHIA PHÂN SỐ I/ Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia hai phân số: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai dảo ngược. Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 3 và bài 4* dành cho HS khá giỏi II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Tìm phân số của một số - Gọi hs lên bảng thực hiện: + Tìm của 12 quả cam + Tìm của 15 - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Các em đã biết cách thực hiện phép nhân phân số. Tiết toán hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em biết cách thực hiện phép chia phân số 2) HD thực hiện phép chia phân số - Nêu ví dụ: Hình chữ nhật ABCD có diện tích m2, chiều rộng . Tính chiều dài của hình đó. - Muốn tính chiều dài của của hình chữ nhật ta làm sao? - Ghi bảng: = - Nêu cách chia: thực hiện phép chia này ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. (ghi thêm vào VP). Trong ví dụ này, phân số được gọi là phân số đảo ngược của phân số . Vậy chiều dài của hình chữ nhật là: - Muốn thử phép chia ta làm sao? - Muốn thực hiện phép chia phân số ta làm sao? - YC hs thực hiện tính 3) Thực hành Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu - YC cả lớp thực hiện vào B (HSY) Bài 2: YC hs thực hiện B Bài 3: Gọi hs lên bảng tính, cả lớp làm vào vở nháp *Bài 4: Gọi hs đọc đề bài ( HS K-G) - Muốn tính chiều dài hình chữ nhật ta làm sao? - YC hs tự làm bài C/ Củng cố, dặn dò: - Muốn nhân phân số ta làm sao? - Bài sau: Luyện tập - Nhận xét tiết học - 2 hs thực hiện - 12 x 15 x - Lắng nghe - Nghe và nêu lại bài toán - Ta lấy diện tích chia cho chiều dài - Theo dõi, lắng nghe, ghi nhớ - Ta lấy thương nhân với số chia - Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. - 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp - 1 hs đọc to trước lớp - Thực hiện B: - Thực hiện B a) a) - Ta lấy diện tích chia cho chiều rộng - 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp Chiều dài của hình chữ nhật là: Đáp số: - Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược ______________________________________________ Môn: TẬP LÀM VĂN Tiết 50: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I/ Mục tiêu: Nắm được hai cách mở bài ( trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích. II/ Đồ dùng dạy-học: - Tranh, ảnh một vài cây, hoa để HS quan sát trong bộ ĐDDH - Bảng phụ viết dàn ý quan sát BT3 III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Luyện tập tóm tắt tin tức - Gọi hs đọc bản tin và phần tóm tắt về hoạt động của chi đội, liên đội của trường mà em đang học hoặc tìm về hoạt động của thôn xóm, phường xã nơi em ở. - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: - Trong bài văn miêu tả có những cách MB nào? - Các em đã học về loại văn miêu tả đồ vật. Hãy nhớ lại và cho thầy biết: Thế nào là MB trực tiếp? Thế nào là MB gián tiếp? - Bài văn miêu tả cây cối cũng có những cách MB giống văn miêu tả đồ vật. Tiết học hôm nay các em sẽ thực hành viết MB cho bài văn miêu tả cây cối theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp. 2) HD làm bài tập Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung - Các em hãy đọc thầm lại 2 cách MB và tìm cách khác nhau trong 2 cách MB trên. - Gọi hs phát biểu Bài 2: Gọi hs đọc yc - Gợi ý: Các em hãy viết MB gián tiếp cho một trong 3 loài cây trên. MB gián tiếp các em chỉ cần viết 2-3 câu. (phát phiếu cho 3 hs) - Gọi hs làm bài trên phiếu lên bảng dán và trình bày - Cùng hs nhận xét - Gọi hs đọc đoạn MB của mình, sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho từng hs. Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập - Các em hãy hoạt động nhóm 4. Ghi nhanh 4 câu hỏi lên bảng - Gọi HS giới thiệu về cây mình chọn Bài 4: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập - Dựa vào các câu trả lời ở BT3, các em hãy viết 1 đoạn MB giới thiệu chung về cây định tả - Gọi hs nối tiếp nhau đọc đoạn MB của mình. Trước khi đọc các em nói rõ đó là đoạn MB viết theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp. - Cùng hs nhận xét C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà hoàn chỉnh, viết lại đoạn MB giới thiệu chung một cái cây (BT4). Tiếp tục quan sát một cái cây, biết ích lợi của cây đó để chuẩn bị học tiết sau. - Nhận xét tiết học - 2 hs thực hiện theo yêu cầu - MB trực tiếp, MB gián tiếp - MB trực tiếp là giới thiệu nhay đồ vật định tả. MB gián tiếp là nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả. - Lắng nghe - 1 hs đọc to trước lớp - Tự làm bài ( HS Y) - Điểm khác nhau của 2 cách MB + Cách 1: MB trực tiếp - giới thiệu ngay cây hoa cần tả + Cách 2: MB gián tiếp - nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả. - 1 hs đọc yêu cầu - Lắng nghe, tự làm bài - Dán phiếu và trình bày - Nhận xét - Đọc đoạn văn của mình a) Từ xa nhìn lại trường em như một khu vườn cổ tích với rất nhiều cây bóng mát. Đó là những món quà mà các anh chị đi trước trồng tặn trường. Mỗi cây đều có một kỉ niệm riêng với từng lớp. Nhưng to nhất, đẹp nhất là cây phượng vĩ trồng ở giữa sân trường. - 1 hs đọc yêu cầu - Hoạt động nhóm 4 giới thiệu với các bạn cây mà mình yêu thích dựa vào ảnh mang đến lớp và các câu hỏi gợi ý. - Em thích nhất là cây bàng. Cây bàng như một cái ô xanh khổng lồ giữa sân trường em. Cây bàng này do các anh chị lớp trước trồng. Những giờ ra chơi chúng em thường vui chơi dưới gốc bàng. Nó đã từng chứng kiến bao nhiêu kỉ niệm buồn vui của chúng em. - 1 hs đọc yêu cầu - Tự làm bài - Đọc trước lớp đoạn MB của mình. * MB trực tiếp: Phòng khách nhà tôi Tết năm nay có bày một cây trạng nguyên. Mẹ tôi mua cây về trước tết để trang trí phòng khách. Vừa thấy cây trạng nguyên xinh xắn chỉ cao hơn cái thườc kẻ học trò mà đã có bao nhiêu lá đỏ rực rỡ, tôi thích quá, reo lên: "Ôi, cây hoa đẹp quá!" * MB gián tiếp: Tết năm nay, bố mẹ tôi bàn nhau không mua cúc, hồng, hoa mai mà đổi màu hoa khác để trang trí phòng khách. Nhưng mua hoa gì thì bố mẹ chưa nghĩ ra. Thế rồi một hôm, tôi thấy mẹ chở về một cây trạng nguyên xinh xắn, có bao nhiêu là lá đỏ rực rỡ. Vừa thấy cây hoa, tôi thích quá reo lên: " Ôi, cây hoa đẹp quá!" - Lắng nghe, thực hiện _______________________________________ Tiết 25: SINH HOẠT LỚP

File đính kèm:

  • docGA tuan 25HKIINH 20132014(1).doc
Giáo án liên quan