Giáo án Lớp 4 Tuần 22 Tiết 44

I. MỤC TIÊU :

 - Thấy được những đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc, cây) ở một số đoạn văn mẫu.

 - Viết được một đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh ảnh một số loài cây.

 - Bảng phụ ghi lời giải BT1.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

 1. Ổn định

 2.Kiểm tra bài cũ:2 học sinh lần lượt đọc kết quả quan sát một cái cây em thích đã làm ở tiết tập làm văn trước.

 - GV nhận xét + cho điểm.

 3. Bài mới

 Giới thiệu bài: Để giúp các em viết một bài văn tả một cái cây nào đócho hay, trong tiết học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em luyện tập miêu tả các bộ phận của cây, luyện viết một đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1878 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 22 Tiết 44, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200 Tuần 22 Tiết 44 Môn : Tập làm văn LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI I. MỤC TIÊU : - Thấy được những đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc, cây) ở một số đoạn văn mẫu. - Viết được một đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh ảnh một số loài cây. - Bảng phụ ghi lời giải BT1. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1. Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ:2 học sinh lần lượt đọc kết quả quan sát một cái cây em thích đã làm ở tiết tập làm văn trước. - GV nhận xét + cho điểm. 3. Bài mới Giới thiệu bài: Để giúp các em viết một bài văn tả một cái cây nào đócho hay, trong tiết học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em luyện tập miêu tả các bộ phận của cây, luyện viết một đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây. HĐ Giáo viên Học sinh 1. Nhóm cặp 2 HĐ cá nhân Bài 1: - Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập 1. - GV giao việc: Các em có nhiệm vụ đọc các đoạn văn đã cho và chỉ ra những cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý. - Cho học sinh làm bài theo cặp. - Cho học sinh trình bày kết quả. - GV nhận xét - GV treo lên tờ giấy khổ lớn hoặc bảng phụ đã viết sẵn tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả. Đoạn văn Những điểm đáng chú ý a. Đoạn tả lá bàng (Đoàn Giỏi). Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. b. Đoạn tả cây sồi (lép – Tôn _ xtôi). - Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang màu xuân (mùa đông, cây sồi nứt nẻ, đầy sẹo. Sang mùa xuân, cây sồi toả rộng thành vòm lá xum xuê, bừng dậy một sức sống bất ngờ) - Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười. - Hình ảnh nhân hoá làm cho cây sồi già như có tâm hồn con người: mùa đông, cây sồi già cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Bài 2: - Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập 2. - GV giao việc. - Cho học sinh làm bài. - Cho học sinh trình bày. - GV nhận xét và cho điểm một số bài tả hay. - 1 học sinh đọc to, lớp theo dõi trong SGK. - Theo dõi. - HS đọc đọc thầm hai đoạn văn a, b trao đổi cùng bạn trong cặp. - Học sinh phát biểu ý kiến, - Lớp nhận xét. - 1 học sinh nhìn lên bảng đọc. - 1 học sinh đọc to, lớp theo dõi trong SGK. - Theo dõi. - Học sinh làm bài cá nhân – chọn tả lá, thân hay gốc một cái cây cụ thể. - Một số học sinh đọc. - Lớp nhận xét. 4 Củng cố, dặên dò : - Yêu cầu về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn, viết lại vào vở. - Đọc 2 đoạn văn đọc thêm. - Đọc trước nội dung tiết tập làm văn tới, quan sát một loài hoa hoặc một thứ quả mà em thích. - GV nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • doctiet 44TLV.doc