Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A

.Mục tiêu:

- Giúp HS củng cố khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (chủ yếu là hai phân số).

II. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ:

Gọi HS lên chữa bài tập.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn luyện tập:

 

doc31 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây. - Từ những hiểu biết trên, tập quan sát, ghi lại kết quả quan sát một cái cây cụ thể. II. Đồ dùng dạy - học: - Một số tờ phiếu kẻ bảng thể hiện nội dung bài tập 1a, 1b. III. Các hoạt động: A. Kiểm tra bài cũ: Hai HS đọc lại dàn ý tả 1 cây ăn quả theo 1 trong 2 cách đã học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: HS: 1 em đọc nội dung bài, cả lớp theo dõi trong SGK. - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ. - Phát phiếu cho HS. - Làm bài theo nhóm nhỏ, trả lời viết các câu hỏi a, b. Trả lời miệng các câu c, d, e - Đại diện nhóm lên dán kết quả. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: a. Bài: Sầu riêng - quan sát từng bộ phận. Bãi ngô, cây gạo: Quan sát từng thời kỳ phát triển của cây. Các giác quan Chi tiết được quan sát - Thị giác (mắt) - Cây, lá, búp hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng. - Cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc. - Hoa, trái, dáng, thân cành, lá (sầu riêng). - Khứu giác (mũi) - Hương thơm của trái sầu riêng. - Vị giác (lưỡi) - Vị ngọt của trái sầu riêng. - Thính giác (tai) - Tiếng chim hót (cây gạo) - Tiếng tu hú (bãi ngô) * Các phần c, d, e: HS: Trả lời miệng. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài. - Ghi lại kết quả quan sát trên giấy. - GV và cả lớp nhận xét theo các tiêu chuẩn sau: + Ghi chép có thực tế không? + Trình bày quan sát có hợp lý không? + Cái cây bạn quan sát khác gì với cái cây cùng loài? - Trình bày kết quả quan sát. - GV cho điểm 1 số HS quan sát và ghi chép tốt. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét chung về tiết học. - Về nhà tiếp tục quan sát và hoàn chỉnh bài văn. ------------------------------------------------------------ Đạo đức Lịch sự với mọi người (tiết 2) I.Mục tiêu: 1. HS hiểu thế nào là lịch sự với mọi người. - Vì sao cần lịch sự với mọi người. 2. Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh. 3. Có thái độ tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh. - Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự. II. Đồ dùng: - Tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng. - 1 số đồ dùng, đồ vật cho trò chơi đóng vai. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Giảng bài: a. HĐ1: Bày tỏ ý kiến (bài 2 SGK). Hoạt động cả lớp. - GV nêu ra từng ý kiến. HS: Suy nghĩ để giơ thẻ, nếu tán thành thì giơ thẻ màu đỏ. Không tán thành thì giơ thẻ màu xanh. - GV kết luận: Các ý kiến c, d là đúng. Các ý kiến a, b, d là sai. b. HĐ2: Đóng vai (bài 4 SGK). - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai. HS: Các nhóm thảo luận chuẩn bị cho đóng vai. - Một số nhóm lên đóng vai, các nhóm khác có thể lên đóng vai nếu có cách giải quyết khác. - Cả lớp nhận xét, đánh giá các cách giải quyết. - GV nhận xét chung. - GV đọc câu ca dao và giải thích ý nghĩa: Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh. ------------------------------------------------------------ Tiếng Việt(*) Ôn: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? Mở rộng vốn từ: Cái đẹp I- Mục đích, yêu cầu 1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. Luyện tập với các thành ngữ liên quan đến cái đẹp. 2. Luyện tìm CN trong câu kể Ai thế nào?Luyện đặt câu với các từ tả cái đẹp. II- Đồ dùng dạy- học - Bảng lớp viết ND bài 2. Bảng phụ viết sẵn vế B của bài tập 4. III- Các hoạt động dạy- học A. Kiểm tra bài cũ B. Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC 2. Hướng dẫn HS luyện MRVT Cái đẹp Bài tập 1 - Gọi HS đọc bài, GV phát phiếu - Thảo luận chung - GV nhận xét, chốt từ ngữ đúng - Từ tả vẻ đẹp của con người: đẹp, xinh - Từ tả nét đẹp tâm hồn, tính cách: thuỳ mị, dịu dàng, lịch sự Bài tập 2 - Gọi HS đọc bài - GV nhận xét, chốt ý đúng: a) Các từ chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên,cảnh vật - Tươi đẹp, sặc sỡ, tráng lệ, b)Từ chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, con người: xinh xấn, lộng lẫy, rực rỡ, Bài tập 3, 4 - GV yêu cầu HS làm lại bài tập GV nhận xét chốt ý đúng 3. Luyện CN trong câu kể Ai thế nào? - HD HS làm lại các bài tập phần luyện tập: Bài 1 - GV nêu yêu cầu của bài - Gọi học sinh đọc bài làm, nhận xét - Các câu kể Ai thế nào:3, 4, 5, 6, 8. Bài 2 - GV nêu yêu cầu : viết đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? 4. Củng cố, dặn dò - Dặn học sinh học thuộc ghi nhớ. - Hát - 2 em đọc đoạn văn kể về 1 loại trái cây có dùng câu kể:Ai thế nào ? - Nghe, mở sách. - 1 em đọc yêu cầu bài 1. Lớp đọc thầm - HS trao đổi nhóm ghi kết quả vào phiếu. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Lớp nhận xét - 1 em đọc bài 2, lớp đọc thầm - Trao đổi cặp ghi kết quả vào nháp - HS làm vở bài 3, 4. Lần lượt đọc bài làm - 1 em đọc nội dung - HS nêu yêu cầu bài 1 - Trao đổi cặp tìm trong đoạn văn các câu kể Ai thế nào? tìm và đọc chủ ngữ trong câu. - Chữa bài đúng vào vở BT - Lớp đọc thầm yêu cầu ,làm bài cá nhân vào vở BT. 2-3 em đọc đoạn văn đã viết. ------------------------------------------------------------ự------------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2008 Kĩ thuật Trồng rau, hoa I. Mục tiêu: - HS biết chọn cây con hoặc rau, hoa đem trồng. - Trồng được cây rau, hoa trong luống hoặc trong bầu đất. - Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và lao động chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy - học: - Cây con rau, hoa để trống. - Cuốc, xới, dầm, bình tưới. III. Các hoạt động dạy, học: A. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: GV hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây con - GV giao nhiệm vụ. HS: Đọc SGK. - Đặt câu hỏi yêu cầu HS nhắc lại các bước gieo hạt. - Nêu cách thực hiện các công việc chuẩn bị trước khi trồng rau, hoa. ? Tại sao phải chọn cây khỏe, không cong queo, gầy yếu và không bị sâu bệnh, đứt rễ gẫy ngọn - Để cây nhanh bén rễ và không bị chết, chột 3. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thao tác kỹ thuật. - GV hướng dẫn HS cách trồng cây con theo các bước trong SGK. HS: Nêu lại các bước: + Xác định vị trí trồng. + Đào hốc. + Đặt cây vào hốc vun đất và ấn chặt + Tưới nước. ------------------------------------------------------------ Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối I. Mục tiêu: - Thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ở 1 số đoạn văn mẫu. - Viết được một đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây. II. Đồ dùng: Phiếu khổ to. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra: 2 - 3 em đọc kết quả quan sát một cây em thích trong trường. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: + Bài 1: HS: Hai em nối nhau đọc nội dung bài 1. - Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trao đổi cùng bạn, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý. - HS phát biểu ý kiến. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: a. Đoạn tả lá bàng (Đoàn Giỏi) - Tả rất sinh động, sự thay đổi màu sắc của lá theo thời gian 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông. b. Đoạn tả cây sồi (Lép - tôn - xtôi) - Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân. - Hình ảnh so sánh: Nó như 1 con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười. - Hình ảnh nhân hóa làm cho cây sồi già như có tâm hồn của người. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ chọn tả bộ phận lá, thân, hay gốc của cây mà em thích. - Viết đoạn văn. - 5 - 6 em đọc trước lớp. - GV nghe, chọn 5 - 6 bài hay nhất để chấm điểm. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập viết lại bài cho hay. ------------------------------------------------------------ Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố về so sánh hai phân số. - Biết cách so sánh hai phân số có cùng tử số. II. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu. - 1 HS lên bảng chữa bài tập về nhà. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài rồi chữa bài. - 3 HS lên bảng làm bài. - GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài: a. b. và * Rút gọn: = = * Vì < nên < c. và => > d. và * = = * Vì < nên < + Bài 2: GV có thể gợi ý các cách: Cách 1: Quy đồng. Cách 2: So sánh với 1. HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài. a. và Cách 1: Quy đồng (HS tự làm). Cách 2: Ta có: > 1 ; < 1 Vậy > Phần b, c tương tự. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu và suy nghĩ làm bài. a. Làm theo mẫu. b. và Ta có: > và Ta có: > => Nhận xét: Hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn. + Bài 4: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm. - GV và cả lớp nhận xét, chữa bài. a. < < b. Quy đồng mẫu số rồi mới so sánh và xếp theo thứ tự. < < - GV chấm bài cho HS. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm bài tập ở vở bài tập. ------------------------------------------------------------ Kĩ thuật(*) ÔN: Trồng rau, hoa I. Mục tiêu: - HS biết chọn cây con hoặc rau, hoa đem trồng. - Trồng được cây rau, hoa trong luống hoặc trong bầu đất. - Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và lao động chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy - học: - Cây con rau, hoa để trống. - Cuốc, xới, dầm, bình tưới. III. Các hoạt động dạy, học: 4. Hoạt động 3: HS thực hành trồng cây con. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, phân các nhóm và giao nhiệm vụ, nơi làm việc. HS: Thực hành trồng cây lên luống. - GV cần nhắc HS lưu ý: + Đảm bảo khoảng cách giữa các cây. + Kích thước của hốc phải phù hợp với bộ rễ. + Khi trồng phải đặt cây thẳng. + Tránh đổ nước nhiều. 5. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả. - GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 6. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. --------------------------------------------------------------ựựự------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuan22.doc
Giáo án liên quan