Giáo án Lớp 4 Tuần 21 Trường Tiểu học Ninh Thới C

-Bước đầu biết đọc diển cảm một đoạn với nội dung tự hào, ca ngợi.

-Hiểu nội dung: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

-Tự nhận thức, xác định gi trị c nhn

-Tư duy sáng tạo

 

doc34 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 21 Trường Tiểu học Ninh Thới C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành ở vua) rất cao. Vua là con trời (Thiên tử ) có quyền tối cao, trực tiếp chỉ huy quân đội. -HS quan sát -Vua, nhà giàu, làng xã, phụ nữ. -Đề cao đạo đức của con cái đối với bố mẹ, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. -HS chú ý lắng nghe -HS đọc và viết vào tập 4 Củng cố - dặn dò -Nhà Lê ra đời như thế nào? -Nhận xét tiết học TẬP LÀM VĂN CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI Ngày soạn:……………………….. Ngày dạy : ……………………….. I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU : -Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối (ND ghi nhớ). -Nhận biết được trình tự miêu tả bài văn tả cây cối (Bt1, mục III); biết lập dàn ý tả cây ăn quả quen thuộc theo một trong 2 cách đã học (Bt2). II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Thầy: Bảng phụ, tranh minh họa cây sầu riêng, bãi ngô, cây gạo, phiếu… -Trò: SGK, vở ,bút,nháp … III/.CÁC HOẠT ĐỘNG: 1/Khởi động: Hát 2/Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra viết: Tả đồ vật. 3/Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu bài, ghi tựa Hoạt động 1: Cấu tạo một bài văn tả cây cối. Nhận xét: Bài 1: -Gọi hs đọc lại bài “Bãi ngô” -GV nêu yêu cầu và cho cả lớp đọc thầm lại bài: xác định các đoạn và nội dung của từng đọan. -Gọi hs trình bày ý kiến thảo luận. -cả lớp nhận xét, gv chốt ý ghi bảng. .Đoạn 1: 3 dòng đầu giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà. .Đoạn 2: “4 dòng tiếp” Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái. .Đoạn 3: Phần còn lại: Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch. Bài 2: *Gọi hs đọc đoạn văn “Cây mai tứ quý” *GV yêu cầu hs so sánh về trình tự có gì khác nhau. -GV nhận xét, chốt ý -> ghi bảng. Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây. Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây. (BVMT) Ghi nhớ: Bài 3: -GV nêu yêu cầu và gọi hs nêu ghi nhớ. -Cả lớp, gv nhận xét và kết luận ghi nhớ Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: -Gọi hs đọc to bài “Cây gạo” -GV nêu yêu cầu bài và cho hs đọc thầm bài văn và nêu ý kiến. -Cả lớp, gv nhận xét, chốt ý. .Bài văn được cấu tạo theo 3 phần: (mở bài, thân bài, kết luận) .Tả theo từng thời kì phát triển của bông gạo. Bài 2: -GV nêu yêu cầu và cho hs tự chọn cây. -Cho hs tự lập dàn bài (dàn ý) vào phiếu. -Gọi vài hs đọc dàn ý đã lập được. -Cả lớp, gv nhận xét, tuyên dương. -3 Hs nhắc lại -2 hs đọc lại bài. -Hs trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi. -Vài nhóm nêu ý kiến -Vài hs nhắc lại -1 hs đọc to -hs tiếp tục trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi. -Vài nhóm nêu ý kiến -Vài hs nhắc lại -hs phát biểu cá nhân. -Vài hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. -1 hs đọc to bài “Cây gạo” -hs phát biểu cá nhân -Vài hs nhắc lại -Cả lớp lắng nghe -Cả lớp làm dàn ý vào phiếu-Vài hs đọc. 4/ Củng cố, dặn dò: -Gọi hs nhắc lại nội dung ghi nhớ.. -Nhận xét tiết học -Về nhà học lại ghi nhớ hoàn chỉnh lại dàn ý tả cây ăn trái mà em vừa làm viết vào vở. ĐỊA LÍ NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (TÍCH HỢP BVMT) I. MỤC TIÊU -Nhớ được tên một số dân tộc ở đồng bằng nam Bộ: kinh, Khơ me, Chăm, Hoa. -Trình bày một số đặt điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: +Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ. +Trang phục phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ trước day là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn. -Biết được sự thích ứng của con người với điều kiện tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ: vùng nhiều sông kênh rạch, nhà ở dịng sông; xuồng, ghe là phương tiện đi lại phổ biến. -Thấy được ĐBNB là vùng đất màu mỡ, tập trung nhiều dân cư, dẫn đến sự phân bố dân cư khơng đều gây ra những hậu quả về đời sống của con người. Thấy được tầm quan trọng của việc phân bố đều dân cư II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bản đồ dân tộc Việt Nam. Tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động 2. KTBC: Đồng bằng Nam Bộ. 3. Dạy bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu bài mới -Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Còn ở đồng bằng Nam Bộ thì người dân sống ở đây là những dân tộc nào? Nhà ở, làng xóm nơi đây có đặc điểm gì khác đồng bằng Bắc Bộ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ. Hoạt động1: Hoạt động cả lớp GV treo bản đồ các dân tộc Việt Nam -Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào? -Người dân thường làm nhà ở đâu? GV giải thích thêm về “giống đất”: Dải đất hoặc dải cát cao từ 4-5 m song song với bờ biển, dài hàng chục km. Giồng còn dùng để chỉ các dải cát ven sông (giống như dải đê tự nhiên), hình thành do các lớp phù sa được bồi đắp cao dần sau mỗi kì nước lũ tràn rồi rút đi. Các giồng đất hai bên các sông lớn thường là nơi có làng xóm, dân cư đông đúc. -Do ĐBNB cĩ đất đai màu mỡ, nước dồi dào nên thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuơi. Cĩ nhiều điều kiện phát triển như vậy, các em thấy dân cư tập trung như thế nào? -Dân cư tập trung quá đơng như vậy cĩ gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của chúng ta hay khơng? -Chính vì thế Nhà nước ta phải cĩ những chủ trương, chính sách phù hợp để phân bố lại dân cư, ở những vùng Tây nguyên, vùng núi, dân cư cịn thưa thớt, Nhà nước ta phải cĩ những chính sách chủ trương để khuyến khích thu hút dân cư lên sinh sống và sản xuất, tránh quá thừa dân cư ở 2 đồng bằng lớn. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi GV yêu cầu HS quan sát hình 1 -Nhà ở của người dân làm bằng vật liệu gì? -Nhà có gì khác với nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ? -Vì sao người dân thường làm nhà ven sông? -GV nói thêm về nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: Vì khí hậu nắng nóng quanh năm, ít có gió bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà ở rất đơn sơ. Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ, cả vách nhà và mái nhà, thường làm bằng lá cây dừa nước (loại cây mọc ở các vùng trũng có nước hoặc ven các sông ngòi, kênh rạch, lá dừa nước rất dai và không thấm nước). Đây là vùng đất thấp, nhiều sông ngòi, kênh rạch nên người dân thường chọn các giồng đất cao để làm nhà tránh lũ. Mặt khác, trước đây đường giao thông trên bộ chưa phát triển, người dân đi lại chủ yếu bằng xuồng, ghe vì thế người dân thường làm nhà ven sông để thuận tiện cho việc đi lại. GV cho HS xem tranh ảnh về những ngôi nhà mới xây: bằng gạch, xi măng, đổ mái hoặc lợp ngói để thấy sự thay đổi trong việc xây dựng nhà ở của người dân nơi đây. Giải thích vì sao có sự thay đổi này? Hoạt động 3: Thi thuyết trình theo nhóm GV yêu cầu HS thi thuyết trình dựa theo sự gợi ý sau: +Hãy nói về trang phục của các dân tộc? +Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì? +Trong lễ hội, người dân thường tổ chức những hoạt động gì? +Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Nam Bộ? GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ. GV nói thêm: ngày thường trang phục của các dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ gần giống nhau. Trang phục truyền thống của các dân tộc thường chỉ mặc trong các ngày lễ hội. -HS chú ý lắng nghe -HS xem bản đồ và trả lời -HS chú ý lắng nghe -Dân cư tập trung đơng đúc -Ảnh hưởng rất nhiều, làm cho ĐBNB trở thành nơi đất hẹp người đơng, đất trồng trọt ngày bị thu hep, ơ nhiễm mơi trường, an ninh trật tự khơng được đảm bảo… -HS chú ý lắng nghe -Các nhóm thảo luận theo gợi ý -Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp. -HS chú ý lắng nghe -HS xem tranh ảnh -HS trong nhóm lựa chọn tranh ảnh sưu tầm được, kênh chữ trong SGK để thuyết trình về trang phục và lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ. 4.Củng cố - dặn dị -Kể tên một vài dân tộc ở ĐBNB? -Nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài mới: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ TOÁN LUYỆN TẬP I - MỤC TIÊU : -Thực hiện được quy đồng mẫu số 2 phân số. -Làm được Bt1(a), Bt2(a), Bt4. -HS khá giỏi làm hết các Bt còn lại. II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/Khởi động 2/Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu: Luyện tập Bài 1: HS làm lần lượt từng bài và sau đó chữa bài. Lưu ý HS trường hợp có mẫu số của phân số này chia hết cho mẫu số của phân số kia. Bài 2: HS làm lần lượt từng bài và sau đó chữa bài. Bài 3: Quy đồng mẫu số các phân số theo mẫu Hướng dẫn: Muốn quy đồng mẫu số ba phân số, ta có thể lấy tử số và mẫu số của từng phân số lần lượt nhân với tích các mẫu số của hai phân số kia. Bài 4: HS làm bài và chữa bài Bài 5: Tính theo mẫu : Yêu cầu HS làm theo mẫu. HS làm bài và chữa bài. HS làm bài và chữa bài. HS làm bài và chữa bài. HS làm bài và chữa bài. HS làm bài và chữa bài. 4/ Củng cố – dặn dò -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài tiếp theo. Ý kiến của Tở Chuyên mơn Duyệt của ban Lãnh đạo

File đính kèm:

  • docgiao an ToanTieng vietKHLSDL lop 4Tuan 21 day du.doc
Giáo án liên quan