Giáo án lớp 4 Tuần 19 môn Luyện từ và câu: Tiết 37: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì (Tiếp)

-Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì ?(nd Ghi nhớ).

-Nhận biết được câu kể ai làm gì? Xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?(BT1.mụcIII); biết đặt câu có chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng trang vẽ.(BT2,3).

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-2 tờ giấy khổ to viết BT I.1; II.1

-Các tấm bìa, bút dạ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 19 môn Luyện từ và câu: Tiết 37: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ HAI, NGÀY 2 THÁNG 1 NĂM 2012 (NGHỈ BÙ TẾT DL 1/1/2012) ***************************** Thứ ba, ngày 3 tháng 1 năm 2012 Tiết 37: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? LUYỆN TỪ VÀ CÂU I.MỤC TIÊU -Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì ?(nd Ghi nhớ). -Nhận biết được câu kể ai làm gì? Xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?(BT1.mụcIII); biết đặt câu có chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng trang vẽ.(BT2,3). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -2 tờ giấy khổ to viết BT I.1; II.1 -Các tấm bìa, bút dạ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Phần nhận xét -Gọi 1 HS đọc đoạn văn, 3 Hs tiếp nối nhau đọc câu hỏi 1,2,3. -Hs trả lời miệng câu hỏi 1: -GV chốt lại và đính các câu kể lên bảng lớp. -Yêu cầu Hs trao đổi nhóm đôi, xác định chủ ngữ trong mỗi câu vừa tìm được trên bảng. -1 số Hs lên bảng gạch 2 gạch dưới bộ phận chủ ngữ trên mỗi câu trên . -Hỏi : Những chủ ngữ trong các câu kể Ai làm gì ? Vừa tìm được trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì ? +Chủ ngữ trong các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành ? Hãy cho ví dụ về mỗi từ loại đó ? +Trong câu kể Ai làm gì ? Những sự vật nào có thể làm chủ ngữ ? -GV đính ghi nhớ, Hs đọc. 2.Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1: Làm việc nhóm đôi. -1 Hs đọc đoạn văn BT1, lớp đọc thầm. -Hs trao đổi nhóm đôi , tìm câu kể . -1 số Hs phát biểu, GV đính câu vừa tìm được lên bảng. -Trao đổi và xác định chủ ngữ trong mỗi câu trên. -1 số Hs lên gạch dưới bộ phận chủ ngữ của mỗi câu kể trên bảng. -GV nhận xét. Bài tập 2: Làm việc nhóm 4. -1 Hs đọc yêu cầu và chủ ngữ của BT. -GV phát tấm bìa, bút dạ cho các nhóm thảo luận đặt câu. -Đại diện 4 nhóm đính bảng trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3: Làm việc cá nhân -1 HS đọc yêu cầu BT, lớp đọc thầm. -Yêu cầu Hs quan sát tranh SGK. -Tranh vẽ cảnh gì ? -Yêu cầu HS làm vào vở. -Hs đọc bài làm của mình. -GV nhận xét, chấm điểm. 3.Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò -Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? do từ ngữ nào tạo thành ? -Hai đội thi đua cho ví dụ về chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? -Nhận xét tiết học. -Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK. -CB: Mở rộng vốn từ : Tài năng. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - TOÁN TIẾT 91: KI – LÔ – MÉT VUÔNG I.MỤC TIÊU Giúp học sinh: -Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo dện tích. -Đọc đúng viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki- lô-mét vuông. - Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 –Bước đầu biết đổi từ km2 sang m2 và ngược lại. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Tranh cánh đồng, khu rừng. -2 Băng giấy khổ to kẻ bảng BT1. -Bảng phụ, bảng nhóm. III.CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Cung cấp kiến thức *Giới thiệu ki-lô-mét vuông. -Gv treo tranh cánh đồng (khu rừng) và nêu vấn đề: cánh đồng (khu rừng ) này có có hình vuông, mỗi cạnh của nó dài 1 km, các em hãy tính diện tích của cánh đồng (khu rừng) ? -Hs tính và nêu kết quả. -Gv giới thiệu : 1 km x 1km = 1 km2, ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km. -Ki-lô-mét vuông viết tắt là: km2. -HS nhìn bảng đọc:ki-lô-mét vuông. -Hỏi: 1 km bàng bao nhiêu mét? -Em hãy tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1000 m. -HS tính: 1000 x 1000 = 1 000 000 m2 -Dựa vào diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km và hình vuông có cạnh dài 1 000 m, bạn nào cho biết 1 km2 bàng bao nhiêu m2 ? -Gv viết bảng: 1km2 = 1 000 000 m2, HS đọc. 2.Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1: Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống. -HS trao đổi nhóm đôi. -Gv đính 2 bảng kẻ lên bảng, Hs của hai đội lên làm thi đua. -Cả lớp và GV nhận xét-tuyên dương. Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. -Gv đính lần lượt các số đo lên bảng, Hs làm vào vở, 1 số em làm trên tấm bìa. -GV nhận xét kết quả đúng. Bài 3: Giải toán, giáo viên hướng dẫ cho shs khá giỏi làm: -Gv đính bài toán, Hs đọc. -Hỏi: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì ? -Muốn tìm diện tích của khu rừng đó ta làm thế nào ? -Cả lớp giải vào vở, 1 em giải trên tấm bìa. -Đính bảng trình bày. -GV nhận xét, chấm điểm . Bài 4: Chọn số đo thích hợp chỉ phòng học, diện tích nước VN. *Thảo luận nhóm 4. -Gv phát tấm bìa cho các nhóm làm bài. -Đại diện 3 nhóm đính bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. -GV chốt lại kết quả đúng. Diện tích phòng học: 40m2 (học sinh khá giỏi làm) Diện tích nước Việt Nam: 330 991 km2 -Để đo diện tích phòng học ngươi ta thường dùng đơn vị đo diện tích nào ? 3.Hoạt động nối tiếp: -Thi đua “Ai nhanh hơn” -Gv đính bảng: 1 km2 = m2 1 hm2 = .m2 -HS hai đội thi đua, mỗi đội 2 em. -Nhận xét tuyên dương. -Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK. -CB: Luyện tập. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - TẬP LÀM VĂN TIẾT 37: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I.MỤC TIÊU -Nắm vững 2 kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp ) trong bài văn miêu tả đồ vật.(BT1) -Viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách trên.(BT2) -Hs yêu thích môn học. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp ) trong bài văn miêu tả đồ vật. -2 tờ tấm bìa , bút dạ HS làm BT2 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: kiểm tra. Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật ? Đó là những cách nào? Thế nào là mở bài trực tiếp? Gián tiếp? Nhận xét – bổ sung 2. Hoạt động 2: hướng dẫn luyện tập Thảo luận nhóm 4. (BT1) -1 Hs đọc yêu cầu của bài tập. -3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn mở bài của BT1, lớp theo dõi SGK. -Yêu cầu các nhóm đọc thầm lại các đoạn mở bài,thảo luận, so sánh tìm diểm giống nhau và khác nhau của các đoạn mở bài. -Đại diện 4 nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét bổ sung. -GV chốt lại: +Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách. +Điểm khác nhau : đoạn a,b (mở bài trực tiếp ) : giới thiệu ngay đồ vật cần tả. +Đoạn c (mở bài gián tiếp ) : nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả. -GV đính tờ giấy ghi nội dung ghi nhớ về hai cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật. -1 số Hs đọc ghi nhớ. Làm việc cá nhân (BT2) -1 HS đọc yêu cầu Bt2. -GV giúp Hs nắm yêu cầu BT: Các em chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn hoc của em . Đó là bàn học ở nhà hoặc ở trường. -Các em phải viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau : một đoạn viết theo cách mở bài trực tiếp (giới thiệu ngay chiếc bàn học của em định tả ), đoạn kia viết theo cách mở bài gián tiếp (Nói chuyện khác có liên quan rồi giới thiệu chiếc bàn học ) -Cả lớp viết vào vở, 2 hs viết trên tấm bìa. -Gv chấm điểm, nhận xét. 3.Hoạt động nối tiếp: -Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS viết đoạn mở bài hay nhất. -Về nhà viết lại đoạn mở bài khác cho hay hơn. CB: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật. ************************************************************************ BUỔI CHIỀU BỒI DƯỠNG TIẾNG VIỆT BỒI DƯỠNG TOÁN ÔN TẬP DƠN

File đính kèm:

  • docTuan 19sanh.doc
Giáo án liên quan