Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Môn Khoa học - Bùi Sinh Duy - Trường Tiểu học Hợp Thanh B

MỤC TIÊU

Sau bài học, HS biết:

- Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.

- Giải thích tại sao có gió?

- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chong chóng.

- Chuẩn bị theo nhóm: hộp đối lưu, nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương.

 

doc75 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Môn Khoa học - Bùi Sinh Duy - Trường Tiểu học Hợp Thanh B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. - Nêu định nhĩa về chuỗi thức ăn. II- Đồ dùng dạy- học: Hình trang 132-133 SGK. Giấy và bút vẽ. III- Hoạt động dạy – học A.BàI cũ: - Nêu mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên. - GV đánh giá. B.BàI mới: - Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh. * Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ. * Cách tiến hành : B1: Làm việc cả lớp. GV nêu yêu cầu HS quan sát hình 1 trang132 SGK: - Thức ăn của bò là gì? - Giữa cỏ và bò có quan hệ gì? - Phân bò được phân huỷ trở thành chất gì cung cấp cho cỏ? - Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì? B2: Làm việc theo nhóm. - Chia nhóm, phát giấy bút - Yêu cầu: Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa cỏ và bò bằng chữ B3: Trưng bày sản phẩm. * Kết luận: Mục bạn cần biết( SGK- 132) Hoạt động 2: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn. * Mục tiêu : - Nêu một số VD khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. - Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn. * Cách tiến hành B1: làm việc theo cặp - Quan sát hình trang 133 và trả lời câu hỏi: + Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ? + Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ. B2: Làm việc cả lớp. các nhóm báo cáo kết quả. * Kết luận: SGK- 133. - Vẽ sơ đồ một vài chuỗi thức ăn khác - GV nhận xét. C Củng cố dặn dò - Nêu một số ví dụ về chuỗi thức ăn? - Gv nhận xét tiết học và dặn dò. Bài sau: Ôn tập: Thực vật và động vật. 2 HS lên bảng. HS nhận xét. - Cỏ. - Cỏ là thức ăn của bò. - chất khoáng. - Phân bò là thức ăn của cỏ. - Các nhóm cử nhóm trưởng điều khiển cả nhóm. - Trưng bầy sản phẩm. - 1 HS đại diện nhóm lên báo cáo KQ -Cỏ, thỏ, cáo. xác chết đang bị phân huỷ - Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh, nhờ có thức ăn vi khuẩn hoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng. Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn cho cỏ và các cây khác. - HS vẽ theo nhóm 4 - 2 HS nêu. Tuần 34 Khoa học Tiết 67 : Ôn tập: thực vật và động vật I-Mục tiêu Học sinh được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở học sinh biết: - Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật. - Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. II- Đồ dùng dạy- học: Hình trang 134-135 SGK. Giấy và bút vẽ. - Bảng phụ sơ đồ : mối quan hệ thức ăn của một nhóm vật nuôi , cây trồng và động vật sống hoang dã. III- Hoạt động dạy – học A.BàI cũ: - Nêu một số ví dụ về chuỗi thức ăn.? - GV đánh giá. B.BàI mới: - Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ về chuỗi thức ăn * Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi , cây trồng và động vật sống hoang dã. * Cách tiến hành : B1: Làm việc cả lớp. GV nêu yêu cầu HS quan sát trang134 SGK: - Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào? B2: Làm việc theo nhóm. - Chia nhóm, phát giấy bút - Yêu cầu: Vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã bằng chữ. B3:trưng bày sản phẩm. - GV hỏi thêm: -So sánh sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã với sơ đồ về chuỗi thức ăn đã học ở các bài trước , em có nhận xét gì? * Kết luận: GV treo sơ đồ mối quan hệ thức ăn của một nhóm vật nuôi , cây trồng và động vật sống hoang dã C Củng cố dặn dò - Trình bầy mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật? - Gv nhận xét tiết học và dặn dò. Bài sau: Ôn tập: Thực vật và động vật (tiếp theo) 2 HS lên bảng. HS nhận xét. + cây lúa. - Các nhóm cử nhóm trưởng điều khiển cả nhóm. - Trưng bầy sản phẩm. - 1 HS đại diện nhóm lên báo cáo KQ + Trong sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã ta thấy có nhiều mắt xích hơn cụ thể: - Cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều loại vật khác cùng là thức ăn của một số loài vật khác. - Trên thực tế, trong tự nhiên mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật còn phức tạp hơn nhiều, tạo thành lưới thức ăn. - QS sơ đồ. - 2,3 HS trả lời. Khoa học Tiết 68 : Ôn tập: thực vật và động vật ( tiếp theo) I-Mục tiêu Học sinh được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở học sinh biết: - Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật. - Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. II- Đồ dùng dạy- học: Hình trang 136-137 SGK. Sơ đồ chuỗi thức ăn dựa vào trang 136,137. III- Hoạt động dạy – học A.Bài cũ: - - Trình bầy mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật? - GV đánh giá. B.BàI mới: - Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học Hoạt động 2: Xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên * Mục tiêu: Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. * Cách tiến hành : B1: Làm việc theo cặp. GV nêu yêu cầu HS quan sát trang135 SGK: - Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ? - Các cặp thảo luận theo cặp: Dựa vào hình trên , bạn hãy nói về chuỗi thức ăn, trong đó có con người? B2: Hoạt động cả lớp. - Gọi 1 số học sinh trả lời câu hỏi trên. GV treo sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên có con người dựa trên các hình có trang 136 SGK Các loại tảo-> Cá-> người ( ăn cá hộp) cỏ -> bò > người. Giảng thêm cho HS biết: Trên thực tế thức ăn của con người rất phong phú. Để đảm bảo đủ thức ăn cung cấp cho mình , con người đã tăng gia sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. - Hiện tượng săn bắt thú rừng , phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì? - Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất? * Kết luận: - Con người cũng là một thành viên của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên. - Thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên trái đất bắt đầu từ thực vật. Bởi vậy, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật đặc biệt là bảo vệ rừng. C Củng cố dặn dò - Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất? - Gv nhận xét tiết học và dặn dò. Bài sau: Ôn tập cuối năm 2 HS lên bảng. HS nhận xét. - Hình 7: Người đang ăn cơm và thức ăn. - Hình 8: Bò ăn cỏ. - Hình 9: Các loại tảo -> Cá -> Cá hộp (thức ăn của người) - Thực hiện yêu cầu theo gợi ý cùng bạn. - HS nêu ý kiến của mình. - Thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên trái đất bắt đầu từ thực vật - 2,3 HS trả lời. Khoa học Tiết 69 : Ôn tập cuối năm I-Mục tiêu Học sinh được củng cố và mở rộng hiểu biết về: - Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh. - Vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất . - Kỹ năng phán đoán, giải thích qua1số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt. - Khắc sâu hiểu biết về thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống . II- Đồ dùng dạy- học: Hình trang 138,140 SGK. Giấy, bút. Phiếu ghi các câu hỏi. Các tấm phiếu rời (trang 140) III- Hoạt động dạy – học A.BàI cũ: KT trong quá trình học. B.BàI mới: - Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học Hoạt động 1: Trò chơi Ai nhanh ai đúng. * Mục tiêu: Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh. Vai trò của cây xanh đối với sự sống trên trái đất. * Cách tiến hành : B1: Làm việc theo nhóm. - Chia nhóm. - Yêu cầu :Mỗi nhóm cùng thảo luận 3 câu trong mục trò chơi SGK-138. Cử đại diện lên trình bày. - Ban giám khảo là cô giáo và các bạn học sinh - Tiêu trí đánh giá: + Nội dung: Đủ , đúng. +Lời nói:to,rõ ràng,thuyết phục, thể hiện sự hiểu biết. B2: Hoạt động cả lớp:- gọi các nhóm lên trình bày. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi: * Mục tiêu: Củng cố kỹ năng phán đoán qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng. * Cách tiến hành: B1: GV phát phiếu ghi nội dung câu hỏi( Câu hỏi SGK 138-139). - GV hướng dẫn học sinh cách làm bài: đánh dấu trước ý đúng mỗi câu hỏi. B2: HS làm bài. B3: Chữa bài: - Gọi học sinh đọc bài. GV Nhận xét. - Hướng dẫn HS đánh giá bài. Câu 1: Đáp án đúng: a Câu 2: Đáp án đúng:b Hoạt đông 3: Thực hành: * Mục tiêu: Củng cố kỹ năng phán đoán, giải thích, thí nghiệm qua bài tập về sự truyền nhiệt. Khắc sâu hiểu biết về thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. * Cách tiến hành: B1: chia nhóm. - Yêu cầu: Thực hiên theo yêu cầu 1,2 ( 137) 1)Làm thế nào để cốc nước nóng nhanh nguội đi.( Nêu các ý tưởng, nêu phương án để kiểm tra phương pháp làm nguội nhanh nhất) 2) Ghép các phiếu thức ăn với các phiếu chất dinh dưỡng có trong thức ăn. B2: Thực hành theo nhóm B3: Báo cáo kết quả. C Củng cố dặn dò - Thi nói về vai trò của không khí và nước trong đời sống? - Gv nhận xét tiết học và dặn dò. Bài sau: Kiểm tra cuối năm. - Cử nhóm trưởng. - Nhóm thảo luận. - Cử đại diện lên trình bày. - Đại diện các nhóm lên trình bày bài của nhóm mình - Nghe, nhận xét - Đánh giá, bổ sung. - Nhận phiếu. - Nghe cô giáo hướng dẫn. - Hs làm bài. - HS chữa bài - Cử nhóm trưởng , thư ký. - Thực hành theo nhóm 4: - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - 2,3 HS thi. Khoa học Tiết 70 : Kiểm tra cuối năm I-Mục tiêu - Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh về môn Khoa học lớp 4. - Rèn kỹ năng làm bài, trình bày bài - Giáo dục học sinh ý thức làm bài. II- Đồ dùng dạy- học: - Đề bài cho từng học sinh. ( BGH ra đề ) III- Hoạt động dạy – học 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh. 3. Kiểm tra học kỳ: Giáo viên phát đề.( BGH ra đề ). Nhắc nhở học sinh ý thức khi làm bài. 4. Củng cố: - Thu bài . - Nhận xét. 5. Dăn dò: Vận dụng kiến thức khoa học đã học vào cuộc sống. - Báo cáo sĩ số. - HS đặt giấy, bút lên bàn. - Nhận đề bài. - Làm bài. - HS nộp bài.

File đính kèm:

  • docKHOA HOC KY 2.doc
Giáo án liên quan