Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Trường TH Hoài Hải

Tập đọc

Ôn tập cuối học kì I

(Tiết 1)

 I./Mục tiêu:

 1 KIểm tra lấy điểm tập đọcvà học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu ( HS trả lời được 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc ).

 Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HKI, của lớp 4 ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật .

 2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung,về nhận vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

 II./ Đồ dùng dạy – học:

 - Phiếu học tập viết tên từng bài Tập đọc và HTL trong 17 tuần học .

III./ Các hoạt động dạy – học:

 

doc31 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Trường TH Hoài Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a , không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5 . các số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 là : 0 , 15 ; 30 ; 45 ;lớp ít hơn 35 HS và nhiều hơn 20 HS . vậy số học sinh của lớp là 30. 3.Củng cố-Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS chuẩn bị bài sau. 5’ 1’ 32, 2, 2 HS lên bảng thực hiện + Các số chia hết cho 2 là : 4568;2050; 35766. + Các số chia hết cho 3: 2229; 35766 + Các số chia hết cho 5 là : 7435 ; 2050 + Các số chia hết cho 9 là : 35766 HS nêu cách làm , sau đó tự làm vào vở Kết quả là :64620; 5270 b) các số : 57234 ; 64620 c) Số chia hết cho cả 2; 3 ; 5 và 9 là : 64620 Cho HS làm vở và kiểm tra chéo lẫn nhau . Kết quả : a) 528 ; 558 ; 588 b) 603 ; 693. c) 240 d) 354 HS lên bảng tính từng biểu thức , sau đó xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5 HS đọc bài toán HS làm vào vở . Rút kinh nghiệm bổ sung: Địa lý Ôn tập và Kiểm tra HKI Lịch sử Kiểm tra Học kì I Tiếng Việt ( tiết 7-8 ) Kiểm tra Học kì I Tiết 5 – Luyện từ và câu Kiểm tra định kỳ HKI ( Theo lịch của Phòng ) Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2007 Tiết 1 - Toán Ôn tập - Kiểm tra cuối học kỳ I(Theo lịch của Phòng) Tiết 5 – Mỹ thuật Vẽ theo mẫu : Tĩnh vật lọ và quả I./Mục tiêu: HS nhận biết được sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng , đặc điểm. Hs biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống với mẫu ; vẽ được màu theo ý thích . HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật . II./ Đồ dùng dạy – học; Một số mẫu lọ và quả khác nhau . Hình gợi ý cách vẽ Giấy vẽ , bút chì,tẩy , màu vẽ . III./ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của Thầy TL Hoạt động của Trò 1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học vẽ của HS . 2. Bài mới * Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV gợi ý HS nhận xét : Bố cục của mẫu: chiều rộng, chiều cao của toàn bộ mẫu ; vị trí của lọ và quả . Hình dáng, tỷ lệ của lọ và quả . Đậm nhạt và màu sắc của mẫu . Hoạt động 1: Cách vẽ lọ và quả GV giới thiệu mẫu và yêu cầu HS nhớ lại trình tự vẽ theo mẫu như bài trước, cụ thể là: + Dựa vào hình dáng của mẫu, sắp xếp khung hình theo chiều ngang hoặc chiều dọc tờ giấy cho hợp lý . + Ước lượng chiều cao so với chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình cho tương xứng với tờ giấy . + So sánh tỷ lệ và vẽ phác khung hình của lọ , quả , sau đó phác hình dáng của chúng bằng các nét vẽ thẳng , mờ. + Nhìn mẫu, vẽ nét chi tiết sao cho giống hình lọ và quả + Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu theo ý thích . Hoạt động 3: Thực hành GV cho HS vẽ vào vở , Gv theo dõi nhắc nhở HS Hoạt động 4 Nhận xét đánh giá GV gợi ý cho HS nhận xét một số bài đã hoàn thành về : + Bố cục, tỷ lệ; + Hình vẽ, nét vẽ; + Đậm nhạt và màu sắc 3/ Dặn dò : Về nhà Sưu tầm tranh dân gian Việt Nam . 2’ 30’ 2’ HS chuẩn bị dụng cụ Học vẽ để lên bàn. HS quan sát nhận xét về chiều cao của mẫu so với chiều ngang của mẫu . HS nhắc lại trình tự các bước vẽ theo mẫu . HS làm bài . Cả lớp nhận xét đánh giá tranh của bạn . 4./ Rút kinh nghiệm bổ sung: Tiết 3 - Tập làm văn Ôn tập - Kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I (Theo lịch của Phòng) Khoa học Không khí cần cho sự sống I./Mục tiêu: Sau bài học , HS biết : Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở . Xác định vai trò của khí ô-xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống . II./ Đồ dùng dạy – học : Hình trang 72, 73 SGK phóng to . Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi . Dụng cụ để bơm không khí vào bể cá . III./ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của Thầy TL Hoạt động của Trò ĐT A.KTBC : -Gọi HS nêu vai trò của không khí đối với sự cháy . -GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới : 1.GTB : GV nêu mục tiêu bài học . 2.Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: **Tìm hiểu vai trò của không khí đói với con người . -GV yêu cầu cả lớp làm theo như hướng dẫn ở mục thực hành trang 72. -GV yêu cầu HS nín thở , và mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở -GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh , dụng cụ để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người . Hoạt động 2: ** Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật . -GV yêu cầu HS quan sát hình 3 ,4 và trả lời câu hỏi : + Tại sao sâu bọ và cây trong hình bị chết? * GV giảng về vai trò của không khí đối với đời sống động vật và kể cho HS nghe . Từ thời xưa các nhà bác học đã làm thí nghiệm để phát hiện vai trò của không khí đối với đời sống động vật bằng cách nhốt 1 con chuột bạch vào trong một bình thuỷ tinh kín, có đủ thức ăn và nước uống .Khi chuột thở hết ô-xi trong bình thuỷ tinh kín thì nó bị chết mặc dù thức ăn và nước uống vẫn còn . * GV giảng về vai trò của không khí đối với đời sống thực vật và lưu ý cho HS không nên để nhiều hoa tươi trong phòng ngủ đóng kín cửa. Vì cây hô hấp thải ra khí các-bô-níc, hút khíô-xi, làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người. Hoạt động 3: **Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi -GV yêu cầu HS quan sát hình 5 ,6 trang 73 SGK theo cặp . -GV gọi HS trình bày kết quả quan sát hình 5 ,6 . -GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi : + Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật. + Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở ? + Trong trường hợp nào người nào người ta phải thở bằng ô-xi? *GVKL: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở. 3./ Củng cố - dặn dò: -GV gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết trong SGK . -Nhận xét tiết học. -Dặn HS chuẩn bị bài sau. 5’ 1’ 27, 2’ 2 HS nêu vai trò của không khí đối với sự cháy . cả lớp làm theo như hướng dẫn ở mục thực hành trang 72. HS nín thở , và mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở Vì không có ô-xi HS quan sát hình 5 ,6 trang 73 SGK theo cặp . 2 HS quay lại chỉ và nói Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước đó là bình ô-xi. Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan . Đó là máy bơm không khí vào nước. HS đọc lại mục Bạn cần biết trong SGK . TB TB K TB Rút kinh nghiệm bổ sung: Tiết 5 – Hoạt động tập thể Nhận xét tình hình về các mặt hoạt động của lớp trong tuần I./Mục tiêu: - Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp trong tuần qua. - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể, có tinh thần phê và tự phê. - Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp. II./ Lên lớp : Học tập : Lao động: Công tác tuần tới : III./ Ý kiến Học sinh : Tiết 2 - Kỹ thuật Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa ( tiết 1) I./Mục tiêu: HS biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống. Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống . Có ý thức làm việc cẩn thận , ngăn nắp, đúng quy định. II./ Đồ dùng dạy – học : Mẫu : đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm Vật liệu và dụng cụ : + Hạt giống( rau, hoa,đỗ,..) +Giấy thấm nước, bông,hoặc vải mềm. + Đĩa đựng hạt (bằng thuỷ tinh, nhựa..) III./ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của Thầy TL Hoạt động của Trò 1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị cho môn học của HS. 2. Bài mới : * Giới thiệu bài:GV nêu mục tiêu bài học . Hoạt động 1: GV hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu . GV nêu : Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt giống ? GV giới thiệu mẫu thử độ nảy mầm của hạt để HS dựa vào đó trả lời GV giải thích : Hạt giống nảy mầm được khi có đủ điều kiện về độ ẩm, nhiệt độ. Việc đem hạt giống gieo vào nơi có độ ẩm, nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm để theo dõi, quan sát thời gian hạt nảy mầm, có số hạt nảy mầm được gọi là thử độ nảy mầm của hạt giống. GV nêu câu hỏi : Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống ? GV yêu cầu HS dựa vào mẫu để nêu những vật liệu và dụng cụ cần chuẩn bị khi thử độ nảy mầm của hạt. Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. GV hướng dẫn HS đọc SGK và nêu các bước thử độ nảy mầm của hạt giống GV nhận xét và làm mẫu từng bước trong quy trình thử độ nảy mầm . Hoạt động 3: HS thực hành thử độ nảy mầm GV yêu cầu HS trưng bày vật liệu và dụng cụ chuẩn bị thực hành mà GV đã dặn ở tiết trước. GV nêu nhiệm vụ : Giao cho Mỗi HS thử độ nảy mầm của 1 hạt giống rau, hoa theo các bước của quy trình . 3./ Củng cố - dặn dò: GV dặn HS về nhà tưới nước thường xuyên và theo dõi , giờ học sau mang sản phẩm tới lớp để bao cáo kết quả thực hành. 3’ 30’ 3’ HS mang dụng cụ và vật liệu đã chuẩn bị để ra bàn . Đem hạt giống gieo vào đĩa có lớp vải, bông hoặc giấy thấm có đủ độ ẩm trải ở lòng đĩa để hạt nảy mầm. Thử để biết hạt giống tốt hay xấu HS đọc SGK và nêu các bước thử độ nảy mầm của hạt giống HS trưng bày vật liệu và dụng cụ , HS thực hành thử độ nảy mầm của 1 hạt giống rau, hoa theo các bước của quy trình .

File đính kèm:

  • docGA18.doc