Giáo án lớp 4 Tuần 18 môn Tiếng Việt: Ôn tập cuối học kỳ I (tiết 1)

MỤC TIÊU

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở kì I.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, nhận biết được các nhân vật trong bài tậo đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.

- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như bài tập 2 và bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc11 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 18 môn Tiếng Việt: Ôn tập cuối học kỳ I (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
**** Tiếng Việt ôn tập cuối học kì i (Tiết 5) I. Mục tiêu - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn, biết đặt CH xác định bộ phận câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai? (BT2) II. Đồ dùng dạy - học - Phiếu ghi sẵn bài tập đọc, học thuộc lòng ( như ở tiết 1) - Bảng lớp viết sẵn đoạn văn ở bài tập 2. Iii. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu và ghi đầu bài lên bảng. 2. Kiểm tra đọc - Tương tự như tiết 1. 3. Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ và đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm - Gọi đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu tự làm bài tập. - Gọi chữa bài, bổ sung. - Học sinh đọc thành tiếng. - Học sinh làm bảng lớp. Học sinh dưới lớp viết cách dòng để gạch chân dưới DT, ĐT, TT - Học sinh nhận xét chữa bài. Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé H’mông mắt một mí, những em bé Tu Dí. Phù lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân. - Yêu cầu học sinh tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm. - Gọi nhận xét - chữa câu. - Học sinh lên bảng đặt. Cả lớp làm vào vở. (?) Buổi chiều, xe làm gì ? (?) Nắng phố huyện như thế nào ? (?) Ai đang chơi đùa trước sân ? 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn về học bài và chuẩn bị bài sau. ****************************************************************** Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009 Tiếng Việt Tiết 36: ôn tập cuối học kì i (Tiết 6) I. Mục tiêu - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát, viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng.(BT2) II. Đồ dùng dạy - học - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng.(như tiết 1). - Bảng phụ ghi sẵn phần ghi nhớ trang 145 và 170 trong sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu và ghi bài lên bảng. 2. Kiểm tra bài đọc - Tiến hành tương tự tiết 1. 3. Ôn luyện về văn miêu tả - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ. - Yêu cầu tự làm bài. Giáo viên nhắc học sinh: * Đây là bài văn miêu tả đồ vật. * Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm nhứng đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác. * Không nên miêt tả quá chi tiết, rườm rà. - Gọi học sinh trình bày. Giáo viên ghi nhanh ý chính lên dàn ý lên bảng. - Học sinh đọc thành tiếng, yêu cầu trong sách giáo khoa. - Học sinh đọc to. - Tự lập dàn ý, viết mở bài, kết bài. - Học sinh trình bày. a) Mở bài: * Giới thiệu cây bút: được tặng nhân dịp năm học mới. (do ông tặng nhân dịp sinh nhật..) b) Thân bài: * Tả bao quát bên ngoài. + Hình dáng thon, mảnh, trông như cái đũa, vát ở trên,. + Chất liệu: bằng sắt (nhựa, gỗ.) rất vừa tay. + Màu nâu đem (xanh, đỏ,) không lẫn với bút của ai. + Nắp bút cũng bằng sắt (gỗ, nhựa) đậy rất kín. + Hoa văn trang trí là hình chiếc lá che (siêu nhân, em bé,.) + Cái cài bằng thép trắng (nhựa xanh, nhựa đỏ..) * Tả bên trong. + Ngòi bút rất thanh, sáng loáng. + Nét trơn đề, thanh đậm. c) Kết bài: * Tình cảm của mình với chiếc bút. - Gọi học sinh đọc mở bài và kết bài. (3 - 5 học sinh trình bày). - Sửa lỗi dùng từ và diễn đạt cho học sinh. iv. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học. -Dan chuẩn bị bài sau ******************************************** Tiếng Việt Kiểm tra (Tiết 7) I. Mục tiêu - Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4 HKI (Bộ GD & ĐT - Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học lớp 4, tập một, NXB Giáo dục 2008. II. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra đọc hiểu - Giáo viên chép đề bài lên bảng ( Đề bài đọc hiểu tiết 7 SGK) - Yêu cầu học sinh chép vào vở các câu hỏi trắc nghiệm (8 câu) - Học sinh đọc thầm bài “ Về thăm bà” rồi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm - Giáo viên nhắc nhở học sinh trước khi làm bài. - Cả lớp làm bài – GV quan sát - Thu bài học sinh để chấm. 2. Kiểm tra đọc thành tiếng - Sau khi học sinh làm xong bài đọc hiểu, giáo viên gọi lần lượt học sinh lên đọc bài theo sự hướng dẫn của cô - Các bài đọc do giáo viên chỉ định trong SGK học kì I. - Học sinh đọc xong giáo viên cho điểm vào vở KT 3. Hướng dẫn cho điểm - Đọc hiểu (5 điểm) + 7 câu đầu mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm + Câu 8 (1,5 điểm) - Đọc thành tiếng (5 điểm) + Đọc to rõ ràng, đúng tốc độ, điễn cảm (4 điểm) + Trả lời được câu hỏi cuối bài (1 điểm) III. Củng cố, dăn dò - Giáo viên thu bài chấm - Dặn về nhà xem lại bài giờ sau cô trả bài và chữa. ****************************************************************** Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009 Tiếng Việt Kiểm tra (Tiết 8) I. Mục tiêu Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4 HKI. II. Các hoạt động dạy học 1. Giáo viên ra đề - Giáo viên chép đề bài lên bảng (Đề bài SGK tiết ôn tập 8) Câu 1: Chính tả : “ Chiếc xe đạp của chú Tư” Câu 2: Tập làm văn : “ Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.” 2. Giáo viên đọc chính tả cho học sinh viết - Học sinh viết chính tả xong rồi làm bài tập làm văn - Học sinh làm bài xong, giáo viên thu chấm. 3. Hướng dẫn cho điểm Câu 1: Chính tả (5 điểm) - Viết đúng cỡ chữ, đẹp, sạch sẽ, không mắc lỗi. Sai một lỗi trừ 0.5 điểm Câu 2: Tập làm văn (5 điểm) - Viết đúng trọng tâm, diễn đạt lưu loát, giàu hình ảnh, trình bày sạch sẽ (5đ) - Tuỳ theo mức độ bài làm cho điểm. ****************************************** địa lí Tiết 17: ôn tập và kiểm tra học kỳ 1 I. Mục tiêu: - Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi, đân tộc, trang phục, hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. II. Đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1,ổn định tổ chức. 2,KTBC. 3,Bài ôn tập. (?) Môn địa lý từ đầu năm chúng ta đã học được mấy chủ đề? 1, Hãy nêu đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn ở đó có những dân tộc nào sinh sống? Khí hậu ntn? Lễ hội thường tổ chức vào mùa nào? 2, Kể tên một số nghề của người dân ở HLS nghề nào là chính? 3, Trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì? ở đây thích hợp cho trồng loại cây gì? 4, Tây Nguyên có đặc điểm gì? Khí hậu ra sao? kể tên 1 số dân tộc sống lâu đời ở đây? 5, ở TN phù hợp cho loại cây trồng và vật nuôi nào? 6, Trình bày đặc điểm địa hình sông ngòi của ĐBBB? 7, Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở ĐBBB? 8, Hãy kể tên một số lễ hội ở ĐBBB và lễ hội thường tổ chức vào mùa nào? 9, Ngoài nghề trồng lúa thì người dân ở ĐBBB còn có những nghề nào khác? 4,Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau KT hết HK I. - Đã học 2 chủ đề: + Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng núi và vùng trung du. + Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở đồng bằng(ĐBBB) - Dãy HLS nằm ở sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi cao nhất, đồ sộ nhất nước ta có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc thung lũng hẹp và sâu.Khí hậu ở những nơi cao quanh năm lạnh có 3 dân tộc tiêu biểu sinh sống là: Thái, Dao, Mông... lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân. - Họ trồng lúa ngô, chè, rau và cây ăn quả nghề chính là nghề trồng lúa họ trồng trên nương rẫy, ruộng bậc thang.Ngoài ra họ còn làm một số nghề thủ công :dệt thêu, đan, rèn, đúc... - Là vùng đồi đỉnh tròn, sườn thoải vừa mang đặc điểm của vùng đồng bằng và miền núi. Thế mạnh là trồng cây ăn quả và cây công nghiệp , đặc biệt là cây chè . - TN gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.Khí hậu ở đây có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.Một số dân tộc sống lâu đởi đây: Gia-rai, ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng - TN có đất đỏ ba-dan màu mỡ phù hợp cho trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu... có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu bò, ngoài ra TN còn có nghè thuần dưỡng voi. - ĐBBB có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt trì, cạnh đáy là đường bờ biển.Đây là ĐB châu thổ lớn thứ hai ở nước ta do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.ĐB khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, ven các con sông có đê ngăn lũ. - Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên ĐBBB đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. - Lễ hội Chùa Hương, hôi đền Hùng, hội Lim, hội Gióng... lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân hoặc mùa thu. - Ngoài ra họ còn có rất nhiều nghề thủ công truyền thống, làng nghề. ****************************************************************** lịch sử Tiết 16: kiểm tra định kỳ cuối học kỳ i I. Mục tiêu - Sau bài HS nắm được những k/thức đã học để trả lời câu hỏi, mà mình đã nhận thức được. - Rèn luyện kỹ năng cho học sinh, những hiểu biết của mình. II. Đồ dùng dạy học 1- GV: Chuẩn bị đề bài đáp án thang điểm 2- HS: Giấy kiểm tra... III. Các hoạt động dạy học Đề kiểm tra và đáp án A.Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh C. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Đề bài *Câu1: Nêu tên hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong nước ta,mỗi giai đoạn bắt đầu từ năm nào? *Câu2: Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử nước ta? *Câu 3: Nhà Lý đã xây dựng kinh thành thăng long như thế nào? 3-Đáp án *Câu 1: + Giai đoạn thứ nhất là: Buổi đầu dựng nước và giữ nước,bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN và kéo dài đến 179 TCN. + Giai đoạn 2: Là hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập, giai đoạn này bắt đầu từ năm 179 TCN đến năm 938. *Câu2: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững nền độc lập của nước nhà và đem lại nhân dân ta niềm tự hào ,lòng tin ở sức mạnh nhân dân. *Câu 3: Tại kinh thành thăng long ,nhà lý đã cho XD nhiều lâu đài cung điện ,đền chùa .Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông,tạo nên nhiều phố phường nhộn nhịp vui tươi. 4. Thang điểm *Câu 1 (3đ) *Câu 2 (3đ) *Câu 3 (3đ) (Cho 1 điểm trình bày và chữ đẹp) ****************************************************************** Ban giám hiệu kí duyệt

File đính kèm:

  • docTUAN 18 BUOI 1 LOP 4.doc
Giáo án liên quan